Thứ Năm, 10 tháng 4, 2025

THÁNG TƯ-MÙA HOA LOA KÈN

 THÁNG TƯ-MÙA HOA LOA KÈN

Tản văn TRẦN TRỌNG GIÁ

anh_anh_gia

Tháng Tư lại về, một lần nữa những cơn gió nhẹ nhàng thổi qua từng con phố Hà Nội, mang theo hơi thở của mùa xuân sắp tàn và mùa hè đang đến gần. Nhưng trong cái không gian ấy, nổi bật nhất vẫn là sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa nhỏ xinh, thanh thoát, như những nụ cười dịu dàng của mùa xuân mọc lên từ những ngõ nhỏ, những khu vườn kín đáo, hay trên những gốc cây già cỗi dọc con phố.
Mùa hoa loa kèn không chỉ là một dấu hiệu của sự chuyển mùa, mà còn là một lời nhắc nhở, một tiếng gọi từ quá khứ. Đối với các bạn trẻ, tháng Tư là khoảng thời gian tuyệt vời để tận hưởng những khoảnh khắc rạng ngời của tuổi thanh xuân. Đó là những ngày nắng nhẹ, là không khí trong lành của những buổi chiều hoàng hôn, là những cuộc hẹn hò ngọt ngào dưới tán cây xanh. Trong mắt các thiếu nữ, tháng Tư còn là mùa của mộng mơ, nơi mà mọi thứ dường như chưa bao giờ cũ, và những giấc mơ vẫn còn tràn đầy hy vọng. Tháng Tư của các bạn còn là nhịp sống đầy năng lượng và nhiệt huyết. Những chuyến đi dạo trong công viên, những buổi hẹn hò dưới những tán cây xanh mát, hay đơn giản chỉ là những khoảnh khắc ngồi lại bên nhau, trò chuyện về cuộc sống, về những ước mơ tương lai.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Người đăm đắm một đời thơ

 Người đăm đắm một đời thơ

về công nhân và người thợ

NGUYỄN THỊ MAI

mai_ao_vang 

Những năm gần đây, ai quan tâm đến văn chương mảng đề tài công nhân và người thợ hẳn biết đến một tác giả viết rất dồi dào, sung sức. Đó là nhà thơ Lê Tuấn Lộc. Sở dĩ đánh giá như vậy vì sự nghiệp sáng tác của ông đến nay đã có 20 tác phẩm, trong đó có 6 tập thơ chuyên về thợ mỏ và thân phận người lao động, mà chắc chắn thơ về đề tài này của ông chưa dừng ở đây.

Có điều thú vị rằng: bạn đọc biết đến Lê Tuấn Lộc - một nhà thơ, nhiều hơn là biết đến ông- một kỹ sư mỏ - Nhà quản lý -Tiến sĩ ngành khoa học kỹ thuật. Những chức danh và học vị sang trọng ấy ông phấn đấu chẳng phải vì thơ. Thơ cũng xa vời với công việc chuyên môn làm ra vật chất nuôi sống đời ông, đời người. Nhưng thơ gắn bó với ông suốt cả cuộc đời, làm nên danh tiếng và sự nghiệp văn chương của ông. Bởi ông là “kiếp thi nhân đắm đuối” như đã tự nhận. Ông đam mê thơ và đau đáu với cuộc đời đúng như lời ông đã trải lòng: “Đời người còn có gì hơn/ Nếu mai sự nghiệp không còn đam mê?” (Đam mê).

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc chiêm nghiệm như vậy và sống đúng như vậy. Có thể thấy nổi bật và xuyên suốt trong hành trình sáng tạo của ông là ba điều: Một là, ông say mê, thủy chung với đề tài công nhân và người thợ, không khi nào vơi cảm xúc về đề tài ấy. Hai là, thơ ông - mảng giao diện sâu sắc với người đọc về hình tượng chân dung và cuộc sống người thợ. Bà là, thơ ông bám sát hiện trạng cuộc sống ảnh hưởng tới người lao động qua các chặng đường mưu sinh.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

TÔI LÀ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG



               VŨ THANH NHÃ


Lúc học Thạc sĩ Việt Nam học, trong môn Ngoại giao Văn hoá Việt Nam, tôi được học: nếu Việt Nam không có chính sách ngoại giao cây tre, có lẽ chẳng còn đất nước nào tên là Việt Nam để chúng ta yêu thương nữa.


Cha ông ta đã đi qua những thời đoạn thăng trầm mà chỉ cần một bước sai, là mất tất cả.


Hãy nhớ lại năm 1285, khi Thoát Hoan dẫn đại quân Nguyên-Mông tràn vào nước ta. Nhà Trần không cố thủ tử chiến ngay từ đầu. Các vua, các tướng chủ động rút lui, bảo toàn lực lượng, vừa đánh vừa lùi. Có người chê là nhát, là chạy. Nhưng chính nhờ thế mà Trần Quốc Tuấn mới có thể tổ chức trận Vạn Kiếp, rồi Bạch Đằng giang, đánh tan giặc bằng thế trận hiểm hóc, bằng trí tuệ của người đi sau nhưng biết lượng sức mình.

“Mùi rơm rạ” của Đào Quốc Vịnh: Tình yêu, phận người… một thời chưa xa

 

“Mùi rơm rạ” của Đào Quốc Vịnh: Tình yêu, phận người… một thời chưa xa

 

Vanvn– Đó là một câu chuyện tình được đặt nơi phố phường, với các nhân vật trí thức trong một khoảng thời gian không dài chỉ khoảng hơn ba năm trước đổi mới…

Nhà thơ Đào Quốc Vịnh

Nhà thơ Đào Quốc Vịnh đã có 5 tập thơ được xuất bản với những dư chấn đáng nể. Chả biết vì nhẽ gì mà năm 2023 anh rẽ ngang sang văn xuôi với tiểu thuyết “Những đôi mắt khoảng trời”, ẵm ngay giải thưởng Hội Nhà văn của năm ở hạng mục Văn học Thiếu nhi. Và đầu năm 2025 cuốn tiểu thuyết thứ hai ra đời cũng nặng ký với hơn 400 trang khổ lớn, gần 150 ngàn từ cô đọng mang cái tên rất gợi “Mùi rơm rạ”. Viết về Nông thôn nông nghiệp với những số phận gắn với ruông đồng chăng? Cầm cuốn sách trên tay tôi tự hỏi như thế.

Nhưng tôi đã lầm. Đó là một câu chuyện tình được đặt nơi phố phường, với các nhân vật trí thức trong một khoảng thời gian không dài chỉ khoảng hơn ba năm trước đổi mới..

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2025

THƠ NGUYỄN HÀ

 

THƠ NGUYỄN HÀ

anh_ng.ha1

HẠT XUÂN HẠNH PHÚC
Hạt xuân vương trên cây
Cho nắng tươi đến ghé
Ta nghe hơi thở nhẹ
Đất trời đang đổi thay

Tình yêu mùa đang say
Áo ôm vòng eo nhỏ cánh đào tươi bỡ ngỡ
Nâng niu tay trong tay

Vũ trụ như ngừng quay
Con chim quên ko hót
Bờ môi nào dịu ngọt
Giọt sương rơi đầu ngày

Lời yêu mùa xuân nay gom tháng năm khắc khoải
Tình ta luôn thắm mãi
Hạnh phúc trong sum vầy

NỖI BUỒN ƠI

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

TIỂU LUẬN CỦA NGUYỄN THỊ MAI

 

TIỂU LUẬN CỦA NGUYỄN THỊ MAI 

 

THƠ PHẠM TRỌNG THANH LÀ VẺ ĐẸP NGHĨA TÌNH TRONG MỘT PHONG CÁCH THƠ TÀI HOA LỊCH LÃM

NGUYỄN THỊ MAI

mai_ao_vang

Thế hệ chúng tôi – những người yêu thơ và quan tâm đến miền đất văn nhân  Nam Định đều biết đến nhà thơ Phạm Trọng Thanh. Bởi từ những năm tháng còn trẻ trung sung sức của một lớp người đang hồ hởi xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những cây đa cây đề văn chương hồi ấy như các bác Chu Văn, Đoàn Văn Cừ, Trần Lê Văn… thì nhà thơ Phạm Trọng Thanh xuất hiện là cây bút rất trẻ với giải Nhất cuộc thi thơ toàn tỉnh Nam Hà năm 1965 bằng bài thơ “Gặp em” và đã có thơ đăng tập san văn nghệ của tỉnh nên rất được chú ý. Từ đó, tên tuổi Phạm Trọng Thanh càng được nhiều bạn đọc hâm mộ qua gần chục tập thơ với hàng trăm bài thơ đã đăng khắp các mặt báo địa phương và Trung ương.

Gần 60 năm trôi qua, kể từ khi bài thơ đầu tay đăng báo đến nay, nhà thơ Phạm Trọng Thanh vẫn bền bỉ sáng tạo, thuỷ chung với Thơ và âm thầm dâng hiến tinh hoa cảm xúc cho đời. Sự bền bỉ thuỷ chung ấy có bản lĩnh một cốt cách thơ, một tâm hồn nhân văn nhân hậu của người thơ. Đủ để đúc kết: giá trị thơ của ông là vẻ đẹp nghĩa tình trong một phong cách thơ tài hoa lịch lãm.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2025

BÀI CỦA VŨ NHO TRÊN VĂN NGHỆ CÔNG AN THÁNG 4/2025

 

 


 

 CUỐN TIỂU THUYẾT HAY VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC SAU 50 NĂM ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT

       Đọc “ Báu vật trời Nam bên kia thế giới” của Nguyễn Thị Anh Thư, Nxb Hội Nhà Văn, 2025

                                      Vũ Nho

Với nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư, tôi đã từng khâm phục viết về tập truyện ngắn  của chị. Đó là một trong ít nhà văn nữ mà tôi đánh giá cao về sức viết và sự tinh tế của tác phẩm. Cần nhắc lại ở đây những thành quả  trước khi nhà văn công bố cuốn tiểu thuyết độc đáo, thú vị về sự hòa hợp sau chiến tranh của hai phía cuộc chiến.

-         8 tập Truyện ngắn

-         2 tập Truyện ngắn Thiếu nhi

-         5 tiểu thuyết

-         1 kịch bản phim truyện nhựa

-         1 kịch bản phim truyền hình dài tập

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm:

2 Giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1985 và 1987).

2 Giải thưởng của Đài Tiếng nói Việt Nam (năm 2002 và 2003), tôn vinh những tác phẩm có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao.

1 Giải thưởng của Báo Phụ nữ Thủ đô (năm 2010), ghi nhận những đóng góp trong việc phản ánh đời sống và tâm tư của phụ nữ Việt Nam.

1 Giải Khuyến khích, 1 Giải C của Bộ Công An (năm 2022), đánh dấu sự ghi nhận của ngành công an đối với các tác phẩm văn học có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

                                         ***

          Khi viết cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã có bề dày sự nghiệp và sự trưởng thành của bút pháp. Dĩ nhiên, ai cũng biết trong văn chương, không nhất thiết cuốn sau hay hơn cuốn trước, vượt trội cuốn trước. Nhưng với nhà văn Anh Thư thì những ưu điểm của các cuốn đã viết đều bộc lộ đầy đủ và làm nên cái hay vượt trội của cuốn sách này.

          Cuốn sách lấy cảm hứng từ một chi tiết có thật: năm 1983, hai người nước ngoài đã vượt biển vào Việt Nam để tìm kiếm kho báu trên đảo Hòn Tre, một sự kiện gây xôn xao và gợi mở những câu chuyện về bí ẩn lịch sử lẫn khát vọng khám phá những giá trị ẩn giấu của một quốc gia bên bờ biển.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

LAN MAN CHUYỆN...

 

LAN MAN CHUYỆN CON MỘT BÁC NÔNG DÂN THÀNH  PGS. TS.

                           Vũ Nho

             


Sáng qua, 24 tháng Ba 2025, tôi đến thăm GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, nhận 2 cuốn sách thầy tặng là : “Hôm nay với Nho giáo” , Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2024. Và “Văn học Việt nam Trung Cận đại hướng tiếp cận và vấn đề nghiên cứu”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2021.

Tôi học ở khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc, thầy Chú có  lên lớp theo chế độ thỉnh giảng. ( Khoa Văn thỉnh giảng nhiều thầy ở Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Viện Văn học như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Đình Chú, Phan Sĩ Tấn, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến,  Đỗ Đức Hiểu, Tôn Gia Ngân, Trường Lưu, Đỗ Xuân Hà…). Nhưng tôi khi được trường ĐHSP Việt Bắc giữ lại làm cán bộ, thì về Hà Nội soạn bài. Tôi đọc sách, dự giờ của thầy Chú. Có những gì băn khoăn thì hỏi thầy. Chẳng hạn “yên sĩ phi lí thuần” là gì? “ Nông cổ mín đàm” nghĩa  thế nào. Chỉ cần giấy giới thiệu của nhà trường, tôi được vào ở nửa gian nhà lợp tranh, vách cót trong khuôn viên nhà trường. Nửa gian bên kia là anh Đỗ Đức Tín, sau anh Tín lên làm trên Bộ. Tôi không còn nhớ rõ mình đã “sống” như thế nào nữa, vì rất “vô sản”. Tôi không  nhớ báo cơm nhà bếp tập thể hay đi ăn cơm tem  gạo mậu dịch bán. Có lẽ là ăn cơm mậu dịch,…

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

Trần Đăng Khoa – Ông thần trong tuổi thơ của gã khờ

 FB NGUYỄN QUỐC CHÍNH

Trần Đăng Khoa –

Ông thần trong tuổi thơ của gã khờ





✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️✍️
Ngày còn học tiểu học, gã chẳng hiểu “thần đồng” là gì, chỉ biết Trần Đăng Khoa là… một ông thần. Một ông thần biết làm thơ. Và thơ ông thần ấy có ở khắp mọi nơi – trong sách giáo khoa, trên báo tường, trong lời ngâm của cô giáo. Mỗi lần học thuộc một bài thơ của ông, gã cứ thấy như mình đang bước vào một thế giới khác, thế giới của những cơn mưa, hạt gạo, góc sân và khoảng trời.
Lạ kỳ thật. Thơ ông thần ấy viết về những thứ giản dị, nhưng mỗi lần đọc lại cứ thấy như đang khám phá điều gì to lớn lắm. Như bài “Mưa”, có phải chỉ là tả cơn mưa đâu? Đó là cả một miền tuổi thơ:
Mưa từ đâu đến
Mưa từ trên trời
Mưa rơi xuống đất
Theo mẹ ra đồng…
Một đứa trẻ đọc lên thì thích thú vì vần điệu dễ thương, nhưng một người lớn đọc lại thì thấy cả cánh đồng quê, thấy cả bóng dáng những ngày xưa lấm lem bùn đất.
Thơ thiếu nhi – Trẻ con nhưng không nhỏ bé

LỪA TÌNH

 


LỪA TÌNH

Truyện ngắn LƯU BÁ THỊNH

Hắn là kỹ sư Lâm nghiệp đã về hưu được gần chục năm. Công việc nghiên cứu của hắn cũng khá nhàn nhã. Do học giỏi, nên ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, hắn đã được ông viện trưởng của viện Nghiên cứu Rừng ở Hà Nội xin về.

Thế là hắn nghiễm nhiên được làm việc tại Hà Nội. Cả cuộc đời nghiên cứu của hắn ở đây là được làm chủ nhiệm hơn chục đề tài nghiên cứu về Rừng ở nước ta từ cấp cơ sở, đến cấp bộ, rồi cấp nhà nước.

 Nhìn chung đề tài nào hắn cũng hoàn thành và hoàn thành tốt nữa. Chỉ có điều là kết quả các đề tài nghiên cứu cuả hắn đem ra áp dụng vào thực tế lại chẳng được là bao.

 Nhưng phải nói là hắn chịu khó đi thức tế, không ngại leo đèo, lội suối, nên hắn đã rèn luyện được sức khỏe của hắn khá dẻo dai và bền bỉ.

 Bây giờ khi đã về hưu hơn mười năm rồi, mà trông hắn vẫn rất phong độ, tác phong lại nhanh nhẹn như thanh niên, nên hắn thường được người ta khen là trẻ trung, là đẹp lão, là phong độ v.v. 

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025

THƠ TRẦN THỊ NƯƠNG - CON THUYỀN TẢI ĐẠO BÌNH TÂM

 Thơ Trần Thị Nương – Con thuyền tải đạo bình tâm

( Nhân đọc tập thơ Men lửa - NXB Hội Nhà văn năm 2022- của nhà thơ Trần Thị Nương)

NGUYỄN THỊ MAI

mai_ao_vang

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI 

Xin mượn câu thơ tâm đắc ấy trong bài thơ Con thuyền của chính nhà thơ Trần Thị Nương để khái quát một nghiệp thơ đời chị.

Với tôi, Trần Thị Nương không chỉ là một bút danh quý trọng, thân thiết trong lòng bạn đọc từ những năm 90 của Thế kỷ trước mà còn là một cây bút giàu nghị lực, sâu lắng nghĩa tình, dồi dào sức sống mạnh mẽ trên từng trang viết với cả ngàn bài thơ trong 16 tập thơ đã xuất bản. Thơ chị như dòng nước mạch nguồn chảy vào suối, về sông, đổ ra biển cả góp vào sự nghiệp phát triển của nền văn học nước nhà.

“Con thuyền tải đạo” của Trần Thị Nương là con thuyền chở thơ. Mà thơ là tâm hồn người. Trong tâm hồn ấy đầy ắp những yêu thương, nhân hậu, khổ đau, tủi buồn và không ít khát khao. Nhưng bật lên, sáng ngời hơn tất cả là hai phẩm chất quý giá, ít có trong thơ đương thời. Ấy là niềm Tin yêu và lòng Biết ơn. Có hai phẩm chất này, nhà thơ đã bình tâm sống và viết. Và cũng chính hai phẩm chất này đã dẫn dắt thơ chị đến được cái đích Chân – Thiện – Mĩ và cả Chân – Thiện – Nhẫn mà bao người cầm bút đang vươn tới.

Giữ trọn cả niềm tin

Trước cuộc đời sóng gió

Khi vui khi đau khổ

Niềm tin vỗ về ta... (Niềm tin)

Trong cõi thơ đầy nỗi niềm hôm nay, thơ thiên về tiếc nuối, cô đơn, buồn thương, mất niềm tin hiện tại, miên man hồi ức hoặc khám phá hăm hở cái mới cho thơ… thì Trần Thị Nương bình tâm với trang viết của mình bằng niềm tin yêu cuộc đời, tin yêu con người, tin yêu thơ một cách thánh thiện.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

ĐỌC NHÀ VĂN TẠ DUY ANH MỔ “LÒ MỔ” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU

 


ĐỌC NHÀ VĂN TẠ DUY ANH MỔ

“LÒ MỔ” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Trên trang của Lão Tạ, có bài phê bình thơ của nhà văn Tạ Duy Anh, nhan đề: “ TÔI QUYẾT ĐỊNH ĐỌC LÒ MỔ”. Tất nhiên nhà văn họ Tạ (nói vui cho có hương vị) thuộc đỉnh mái tre rơm, và “ngói mới” (lời của Xuân Diệu) của văn thơ mậu dịch, có nhiều uy tín với làng văn, và bạn đọc, đã viết khá nhiều tiểu thuyết đình đám, và mát tay đỡ thai cho cuốn sách “Trại súc vật” của George Orwell ra đời, đặc biệt nhà văn bước vào văn đàn với truyện ngắn đồ sộ (khá dài) “Bước qua lời nguyền” được xem như đột phá khẩu vào tư duy hợp tác xã chữ nghĩa mậu dịch…
Tất nhiên tầm nhìn của cây bút cự phách thế này thì đáng xem rồi! (Hôm nay chủ nhật, ngày của thánh, phải nghỉ phần xác, nhưng tôi vẫn ngồi viết, vì mai là ngày phải chạy băng cuốn sách khác, nên tôi không viết dài). Bài viết của Tạ Duy Anh mang vài ý chính sau:

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025

HÈN NHÁT?

 


HÈN NHÁT?

 

                            HỒ BÁ THƯỢC

 Sau thời gian “ở nhà phòng dịch”, tối nay, thành phố có lệnh dỡ bỏ giãn cách. Tôi tự thưởng cho mình một giấc ngủ từ chập tối. Không xem thời sự, không xem phim truyện Hàn Quốc như thường lệ, tôi bập ngay vào đống chăn chiếu, mà bà vợ chỉn chu đã chuẩn bị trước đó hàng tiếng đồng hồ.

Không biết tôi đang mơ về chuyện gì, tự nhiên  chuông điện thoại đổ một hồi dài. Định làm ngơ không muốn nghe, nhưng bên kia người gọi có vẻ kiên nhẫn hơn tôi tưởng. Chuông lại réo lần nữa, mắt vẫn chưa mở, tôi áp điện thoại vào tai.

  • A lô! Tôi nghe đây?
  • Tôi đây mà!

 Nghe tiếng, biết ông bạn thân, tôi hỏi bây giờ mấy giờ rồi?

  • Cũng không biết nữa. Mắt mở trừng trừng, đêm tối quá không nhìn thấy đồng hồ.
  • Bây giờ, gần 1 giờ sáng rồi đấy, ngủ đi để lấy sức ông bạn ạ. Thế, có chuyện gì gọi vào giờ này?
  • Chuyện dài lắm, sẽ nói sau. Sáng mai, ta gặp nhau ở quán Lão Ngốc nhé. Từ tết đến giờ, chúng mình chưa gặp. Chết tiệt dịch với dã, cứ như trong nhà tù vậy. Hẹn rồi đấy, tôi đi ngủ đây - Hắn dập máy luôn.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2025

CHÀNG TRAI ẤY BÂY GIỜ RA SAO?

 


CHÀNG TRAI ẤY BÂY GIỜ RA SAO?

DƯƠNG NINH NINH

*
Chàng trai ấy là người mà tôi đã viết trong bài KHỐI TÌNH LẬN ĐẬN CỦA CHÀNG TRAI TRONG THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN. Giờ thiều quang chín chục của mùa Xuân năm 2017 cũng đã ngoài sáu mươi, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng đã ngoài năm mươi, vẫn miệt mài biên tập trang Đặng Xuân Xuyến, vẫn say mê làm thơ, vẫn nghiên cứu Tử vi lý số và vẫn vui chơi Facebook, nhưng chàng trai trong thơ của họ Đặng, một chàng trai đã nửa đời “ngậm trái bồ hòn” của một nghĩa vợ tình chồng tan vỡ thì tôi thực không biết bây giờ ra sao?
May thay, tôi vừa băn khoăn tự hỏi thế thì nhận được ngay câu trả lời. Ấy là chùm thơ tình mới nhất của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến liên tiếp đăng trên mạng trong tiết xuân này, và qua đó, tôi thấy được tâm tư tình cảm của người mà tôi đã sẻ chia khối tình lận đận trong bài đã viết.
Nếu những năm trước, chàng trai ấy mỗi khi tự đối diện với mình, chàng đã nhận ra sự ngu ngơ của mình về một duyên tình chồng vợ đã đổ vỡ:
Người đi vá víu nụ cười
Tôi hong tơ ướt cũng mười năm nay
Khật khừ say tỉnh tỉnh say
Cứ ngu ngơ đợi heo may trái mùa
Thì bây giờ, xem ra cái ngu ngơ ấy vẫn còn chưa dứt:
Chiều tàn bước thấp bước cao
Đêm mơ hái được chòm sao lưng trời.
.
Niềm vui
đến chỉ nửa vời
Ngẩn ngơ chi sợi tơ trời,
bỏ đi.
(Hoang Mơ)

BÓNG CĂN BIỆT THỰ - TRUYỆN NGẮN CỦA ĐÀO QUỐC VINH

 


Bóng căn biệt thự – Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Vanvn- Nàng đã trở lại Hà Nội sau mười tám năm dài vật lộn với cuộc sống tha hương, từ hai bàn tay trắng, kiếm sống, trở thành một người đàn bà đơn thân thành đạt, giành lại quyền nuôi đứa con với người chồng của cuộc hôn nhân lần thứ nhất mà lúc ly hôn, nàng đã không chứng minh được nguồn thu nhập nên đành chấp nhận bị tước quyền nuôi đứa con mà nàng đã dứt ruột đẻ ra khi nó còn quá thơ dại; và đã chịu bao nhiêu vất vả, cay đắng vượt cạn một mình, hạ sinh và nuôi đứa con với một người tình qua đêm là một người đàn ông giàu có mà nàng đã vội vã bỏ đi ngay sau những cuộc tình vụng dại ấy…

Nhà văn Đào Quốc Vịnh ở Hà Nội

Mỗi lần nhớ lại cuộc hôn nhân đầu tiên, cuộc hôn nhân mà cả ngàn người chung quanh nàng đều cho là nàng đã may mắn được bước chân vào một gia đình có thế lực của tỉnh, là hạnh phúc. Bố chồng nàng làm giám đốc một Sở của tỉnh. Mẹ chồng nàng vốn xuất thân từ một gia đình danh giá. Bà là con của một ông quan đầu tỉnh thời còn bao cấp. Căn biệt thự to, đẹp lộng lẫy nằm trên lưng chừng quả đồi rộng mông mênh quanh năm thơm ngan ngát mùi hương quế.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2025

THƠ ĐÀO THANH CƯỜM

 

THƠ ĐÀO THANH CƯỜM 

anh_co_cuom

MỘT  MÌNH

Một mình giấc ngủ không đầy 
Cảnh buồn thao thức hao gầy lòng đêm
Uống heo may cạn cho quên 
Không ngờ cứ thế dội lên nỗi buồn 

Vít vào gió ngược ngọn nguồn 
Đêm nay nửa chiếu, nửa gường đơn côi
Lạnh lùng thấu cả đôi nơi 
Hai đầu nỗi nhớ chơi vơi cảnh sầu. 


 KHÁT

Sổ lồng con sáo sang sông 
Vùng trời xứ ấy đợi trông một người