Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

TIỂU LUẬN CỦA NGUYỄN THỊ MAI

 

TIỂU LUẬN CỦA NGUYỄN THỊ MAI 

 

THƠ PHẠM TRỌNG THANH LÀ VẺ ĐẸP NGHĨA TÌNH TRONG MỘT PHONG CÁCH THƠ TÀI HOA LỊCH LÃM

NGUYỄN THỊ MAI

mai_ao_vang

Thế hệ chúng tôi – những người yêu thơ và quan tâm đến miền đất văn nhân  Nam Định đều biết đến nhà thơ Phạm Trọng Thanh. Bởi từ những năm tháng còn trẻ trung sung sức của một lớp người đang hồ hởi xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những cây đa cây đề văn chương hồi ấy như các bác Chu Văn, Đoàn Văn Cừ, Trần Lê Văn… thì nhà thơ Phạm Trọng Thanh xuất hiện là cây bút rất trẻ với giải Nhất cuộc thi thơ toàn tỉnh Nam Hà năm 1965 bằng bài thơ “Gặp em” và đã có thơ đăng tập san văn nghệ của tỉnh nên rất được chú ý. Từ đó, tên tuổi Phạm Trọng Thanh càng được nhiều bạn đọc hâm mộ qua gần chục tập thơ với hàng trăm bài thơ đã đăng khắp các mặt báo địa phương và Trung ương.

Gần 60 năm trôi qua, kể từ khi bài thơ đầu tay đăng báo đến nay, nhà thơ Phạm Trọng Thanh vẫn bền bỉ sáng tạo, thuỷ chung với Thơ và âm thầm dâng hiến tinh hoa cảm xúc cho đời. Sự bền bỉ thuỷ chung ấy có bản lĩnh một cốt cách thơ, một tâm hồn nhân văn nhân hậu của người thơ. Đủ để đúc kết: giá trị thơ của ông là vẻ đẹp nghĩa tình trong một phong cách thơ tài hoa lịch lãm.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2025

BÀI CỦA VŨ NHO TRÊN VĂN NGHỆ CÔNG AN THÁNG 4/2025

 

 


 

 CUỐN TIỂU THUYẾT HAY VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC SAU 50 NĂM ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT

       Đọc “ Báu vật trời Nam bên kia thế giới” của Nguyễn Thị Anh Thư, Nxb Hội Nhà Văn, 2025

                                      Vũ Nho

Với nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư, tôi đã từng khâm phục viết về tập truyện ngắn  của chị. Đó là một trong ít nhà văn nữ mà tôi đánh giá cao về sức viết và sự tinh tế của tác phẩm. Cần nhắc lại ở đây những thành quả  trước khi nhà văn công bố cuốn tiểu thuyết độc đáo, thú vị về sự hòa hợp sau chiến tranh của hai phía cuộc chiến.

-         8 tập Truyện ngắn

-         2 tập Truyện ngắn Thiếu nhi

-         5 tiểu thuyết

-         1 kịch bản phim truyện nhựa

-         1 kịch bản phim truyền hình dài tập

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm:

2 Giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1985 và 1987).

2 Giải thưởng của Đài Tiếng nói Việt Nam (năm 2002 và 2003), tôn vinh những tác phẩm có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao.

1 Giải thưởng của Báo Phụ nữ Thủ đô (năm 2010), ghi nhận những đóng góp trong việc phản ánh đời sống và tâm tư của phụ nữ Việt Nam.

1 Giải Khuyến khích, 1 Giải C của Bộ Công An (năm 2022), đánh dấu sự ghi nhận của ngành công an đối với các tác phẩm văn học có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

                                         ***

          Khi viết cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã có bề dày sự nghiệp và sự trưởng thành của bút pháp. Dĩ nhiên, ai cũng biết trong văn chương, không nhất thiết cuốn sau hay hơn cuốn trước, vượt trội cuốn trước. Nhưng với nhà văn Anh Thư thì những ưu điểm của các cuốn đã viết đều bộc lộ đầy đủ và làm nên cái hay vượt trội của cuốn sách này.

          Cuốn sách lấy cảm hứng từ một chi tiết có thật: năm 1983, hai người nước ngoài đã vượt biển vào Việt Nam để tìm kiếm kho báu trên đảo Hòn Tre, một sự kiện gây xôn xao và gợi mở những câu chuyện về bí ẩn lịch sử lẫn khát vọng khám phá những giá trị ẩn giấu của một quốc gia bên bờ biển.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

LAN MAN CHUYỆN...

 

LAN MAN CHUYỆN CON MỘT BÁC NÔNG DÂN THÀNH  PGS. TS.

                           Vũ Nho

             


Sáng qua, 24 tháng Ba 2025, tôi đến thăm GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, nhận 2 cuốn sách thầy tặng là : “Hôm nay với Nho giáo” , Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2024. Và “Văn học Việt nam Trung Cận đại hướng tiếp cận và vấn đề nghiên cứu”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2021.

Tôi học ở khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc, thầy Chú có  lên lớp theo chế độ thỉnh giảng. ( Khoa Văn thỉnh giảng nhiều thầy ở Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Viện Văn học như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Đình Chú, Phan Sĩ Tấn, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến,  Đỗ Đức Hiểu, Tôn Gia Ngân, Trường Lưu, Đỗ Xuân Hà…). Nhưng tôi khi được trường ĐHSP Việt Bắc giữ lại làm cán bộ, thì về Hà Nội soạn bài. Tôi đọc sách, dự giờ của thầy Chú. Có những gì băn khoăn thì hỏi thầy. Chẳng hạn “yên sĩ phi lí thuần” là gì? “ Nông cổ mín đàm” nghĩa  thế nào. Chỉ cần giấy giới thiệu của nhà trường, tôi được vào ở nửa gian nhà lợp tranh, vách cót trong khuôn viên nhà trường. Nửa gian bên kia là anh Đỗ Đức Tín, sau anh Tín lên làm trên Bộ. Tôi không còn nhớ rõ mình đã “sống” như thế nào nữa, vì rất “vô sản”. Tôi không  nhớ báo cơm nhà bếp tập thể hay đi ăn cơm tem  gạo mậu dịch bán. Có lẽ là ăn cơm mậu dịch,…