THẬT NGẠC NHIÊN VỀ TÍNH DỰ BÁO ĐỐI VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI!
THI SĨ MÁY
" Với một chiếc máy sửa đổi đôi chút để nó có thêm trí nhớ và có cả chút lý luận, người ta có thể
dùng máy để phiên dịch và viết văn "
I Thế nào là công bằng mà nói ở cõi đời này?
Đầu năm 2000... Các báo chí xuất bản đều sôi nổi đăng tin tức quan trọng về máy "viết văn" với
những đầu đề "rật gân" lớn.
Tờ Công Thức trong bài xã luận "Nhiệt liệt chào mừng các văn nghệ sĩ máy" đã giới thiệu như
sau:
"Nhờ áp dụng những những khả năng mới nhất của khoa học điện tử máy "viết văn" đã hoàn
thành, thoả mãn được nhu cầu văn nghệ ngày một gia tăng của loài người. Những sáng tác phẩm
của nó, vừa kịp thời, vừa minh họa đúng chính sách, sẽ giải quyết được mọi khẩu hiệu phức tạp
của cuộc sống.
"Mỗi giây đồng hồ máy đó có thể sản xuất ra được từ 7 đến 8000 dòng văn thơ. Nếu dùng sức và
tâm hồn "người" thì phải hàng ngàn văn nghệ sĩ có một trình độ sách vỡ rất cao, cặm cụi hàng
trăm năm mới làm nổi ...
" Do tính chất nhân văn của máy nên người ta tạo cho nó cái vỏ bọc ngoài hình dáng một anh
chàng trẻ, khỏe, đẹp ... chỉ khác người thật là đứng nguyên một chỗ không nói, cười, chạy nhẩy,
nhất là không yêu đương lãng mạn lôi thôi ..."
Báo Công-Thức kết luận:
"Chúng ta, những con người thật "cần" hợp tác, nhất trí với người máy, cần triệt để dùng họ vào
đội quân văn nghệ để các văn nghệ sĩ có thể chuyển sang các nghành công tác khác, tăng cường
thêm lực lượng kiến thiết thời đại điện tử của chúng ta".
Hơn một năm sau cái ngày tin vui đó truyền đi, thì hàng loạt văn sĩ máy ... được tung ra thị
trường . Một số cán bộ phụ trách về văn chương sính máy móc ở một số ngành, một số cơ quan xí
nghiệp, nông trường v�v... thi nhau mua về xử dụng . Ở những nơi đó, về văn nghệ, máy móc
được độc quyền tô lục chuốt hồng cuộc sống bình ổn, còn lũ văn nghệ sĩ bằng xương bằng thịt thì
bị gạt ra ngoài.
Nhạc sĩ Ảo Huyền được cử đi học lớp nghiên cứu nghề làm nước mắm; họa sĩ Lập Thể được điều
động sang mậu dịch; nữ sĩ Trong Trắng ném bút làm nghề đỡ đẻ. Thi sĩ Mây Nước ra bờ Hồ làm
nghề bói Kiều, tán róc về thành phần giai cấp cho những người có đầu óc mê tín dị đoan.
Văn sĩ Đắng văn Cay phải ra chợ Giời làm nghề bán văn, kiêm bán săm lốp. Săm lốp, vì cần
khuyến khích, nên được miễn thuế còn văn của Đắng văn Cay thì liệt vào loại hàng "vô dụng" và
phải chịu thuế 4 phần trăm. Rất ít người chịu quăng tiền ra mua. Đôi ba vị khó tính lại còn rỉa rói:
"Văn chương anh thì ra cái đếch gì ! Không ích lợi bằng chiếc đế dép cao su của tôi nữa kia !"
Nhà đạo diễn Kịch Kha được chuyển sang ngành nuôi cá vàng, vẩy bạc óng ả này là Điêu
Thuyền, con cá đen mặt sắt nọ là Bao Công, cặp cá đuôi lờ lồi mắt kia là đôi nhân vật tiểu tư sản
.v.v...