CÒN QUÍ HƠN TIỀN
Lưu Yên Sinh
Vũ Công Hoan dịch
Ra
khỏi siêu thị, đêm đã về khuya, Cầm móc túi lấy chìa khoá chuẩn bị mở cửa xe.
Lúc này một cậu bé chừng mười hai mười ba tuổi đi đến trước mặt chị.
-
Cô ơi, cháu đã lau xe cho cô, cô xem, nếu
cô hài lòng xin cho cháu năm đồng, nếu không hài lòng, coi như cháu phục vụ miễn
phí.
Cầm
nhìn xe đã lau sạch bóng, lại nhìn cậu bé rét run trong gío bấc trước mặt. móc túi lấy
ra tờ mười đồng, cậu bé đưa hai bàn tay nhỏ
rét cóng tím bầm nhận tiền.
-
Không
cần trả lại cháu ạ.
Nói
xong Cầm mở cửa xe vào buồng lái. Nhưng cậu bé lại rút ra một tờ năm đồng, cản
lối đi của chị.
Cậu
bé ý tứ thật. Cầm nghĩ, mở cửa xe nói với cậu.
-
Coi như cô thưởng cháu số tiền
này, mau mau về nhà đi cháu.
Cậu
bẽ vẫn cố chấp đứng trước xe.
-
Thưa cô đã thoả thuận năm đồng là năm đồng, sao cháu
lại lấy thêm tiền của cô?
Bàn tay
nhỏ cầm năm đồng vẫy trong gió.
Nhà văn Vũ Công Hoan
Nhìn
cậu bé đứng trong gió lạnh, Cầm nghĩ đến con gái mình. Cậu bé trạc tuổi con gái
chị. Con gái chị đang học phổ thông cơ sở, còn cậu bé này…
Cầm kéo cửa
xe nói với cậu bé.
-
Cháu
ơi, trời rét lắm, mau lên xe cô đưa cháu về nhà.
Cậu bé lắc
đầu nói
-
Cô
ơi, người cháu bẩn, cháu ngồi sẽ rếch xe của cô.
Cầm nhìn
giọt nước trong veo óng ánh
trong mắt cậu bé.
Cậu bé
thông minh biết điều như thế này sao bẩn được?
- Mau mau
lên xe cô đưa cháu về nhà.
Cầm đẩy rộng
cửa xe giục cậu bé.
-
Vâng
thưa cô, cô chờ cháu một lát, cháu sẽ đến ngay.
Cậu bé
xách xô nước, cầm cái bàn chải lau dụng cụ chay vào nhà
siêu thị
Một
lát sau cậu đi ra, tay cầm hai tờ báo trải
lên ghế ngồi bên cạnh Cầm, sau đó mới ngồi lên.
-
Cô
ơi, cháu xin trả lai tiền cô. Cậu để năm đồng lên sàn lái.
Cầm
xoa xoa mái tóc đen mượt của cậu bé. Tóc mềm như cỏ non mới nẩy mầm đầu xuân
-
Cháu
ở đâu?
-
Cô đưa cháu đến trước cửa trừờng phổ thông cơ sỏ số mười một là được. Nhà cháu ở
ngay trong ngõ sau trường học, xe không vào được cô ạ.
-
Sao
cháu không đi học? Cháu còn bé tí tuổi đã phải đi làm nghề này?
Giọng cậu
bé nhỏ nhẹ:
-
Bố mẹ cháu đều đã mất, trong nhà chỉ còn một bà nội ốm yếu. Cô ơi, cô không biết,
cháu mằm mơ cũng mong cắp sách đến trường, cháu thường mơ mình ngồi trong lớp học
sáng sủa. Nhưng lấy đâu ra tiền đi học thưa cô.
Khi nói
chuyện, bỗng nước mắt cậu ứa ra.
Đã
đến trường phổ thông cơ sổ số mười một, cậu bé xuống xe, dơ tay vẫy chào Cầm.
Nhìn bóng cậu bé đi xa, lòng Cầm chợt
cay đắng.
Cầm đã đi
đến quyết định, mỗi tháng trợ cấp cho cậu bé ba trăm đồng đi học.
Mười
năm sau, năm nào Cầm cũng nhận được tiền cậu bé từ Thâm Quyến gừi về. Thế là
Cầm gửi thư cho cậu và gửi trả cậu toàn bộ số tiền cậu gửi về. Thư chị viết:
-
Cháu ợi, ngày xưa cô giúp đỡ cháu không phải cô bỏ vốn đầu tư, càng không phải một thứ gửi tiết kiệm. Cô hoàn toàn không nghĩ đến cháu báo trả. Nếu cô nhận tiền của cháu, phải chăng cô đã trở thành
nhà đầu tư. Số tiền cháu gừi cho cô mấy năm qua, cô xin
gửi lại cháu. Trên
đờìcòn có
những thứ quý hơn tiền cháu ạ!
Một
hôm, đài truyền hình và toà
báo cùng phối hợp phỏng vấn Cầm, họ cần
đưa tin Cầm đã quyên góp
hai mươi vạn đồng tặng cho làng nhi đồng SOS. Đứng trước máy ca mê ra và
đèn chụp nhấp nháy,Cầm nói:
-
Các bạn đã lầm to, người quyên
góp tiền chân chính không phải tôi!
Các nhà báo
bỗng ngạc nhiên sửng sốt. Có một phóng viên
hỏi chị
-
Nhưng
trong cột người quyên góp
viết tên chị cơ mà!
Cầm đáp:
-
Tôi biết, cậu bé năm xưa đã lớn khôn, cậu ấy hiểu
trên đời còn có
thứ quí hơn tiền. Số tiền này chắc chắn cậu ấy lấy danh nghĩa tôi quyên góp.
Thế là chị kể lại cho mọi
người nghe câu chuyện đã xa xưa.
Vũ Công Hoan dịch ngày 6 tháng 3 năm 2012
(Theo
“An toàn và
sản xuất ” số 5 năm 2005)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét