Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024

THƠ NGUYỄN ĐÌNH GẤM



 1.ANH ĐÃ YÊU EM

Anh yêu em đắm say
như trời xanh yêu biển rộng mênh mông không có bến bờ
ôi nữ hoàng trong trái tim anh
Thế mà ông trời tàn nhẫn bắt anh phải chia ly
làm niềm tin trong anh khánh kiệt
và con tim anh hoang tàn
Bây giờ ai khóc hay cầu xin cũng chẳng thể nào mở cửa con tim anh băng giá
không thể yêu thêm một lần nào nữa
bởi em vẫn còn nằm sâu trong tim anh đó
thì làm sao có người nào làm cho anh say đắm

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN VỚI LỜI BÌNH

 


NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN

   Thơ: kao Sơn
Lời bình: Trần Trọng Giá

Tự bao giờ...
Người đã ngấm vào tôi
Những nỗi buồn ĐỊNH MỆNH
Định mệnh Nắng
Định mệnh Mưa
Định mệnh tôi... ngu ngơ
Tuổi đá buồn phủ rêu mặt đá
Định mệnh yêu thương
những con người chưa bao giờ gặp cả
và đau những điều chưa từng bị đau

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2024

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH

 Thành Ngữ Điển Tích 116 : 

  
              TRÚC, TRUYỆN, TRƯƠNG, TRƯỜNG, TRƯỚNG.
 
 
            ĐỖ CHIÊU ĐỨC

                           Inline image
                                             Trúc Bạch 竹帛

      TRÚC BẠCH 竹帛 : TRÚC là thẻ tre; BẠCH là thẻ lụa. Ngày xưa khi chưa sáng tạo ra giấy, người ta ghi lại sự việc trên thẻ tre và thẻ lụa, nên TRÚC BẠCH có nghĩa là thư tịch sách vở, là sử sách. Như "Cung Trung Bảo Huấn Phú" của Bùi Vịnh, một danh sĩ đời nhà Mạc có câu :

                    Để danh TRÚC BẠCH, hưởng phúc thái bình.

    Còn trong các bài thơ "Tô Công Phụng Sứ" của Lê Quang Bí thời hậu Lê thì viết là TRÚC GHI LỤA RỦ lấy ý ở thành ngữ gốc là "Danh Thùy Trúc Bạch 名垂竹帛" Có nghĩa : Tên tuổi công trạng được ghi vào sử sách (tre lụa) để lưu lại muôn đời về sau :

                             TRÚC GHI LỤA RỦ đề Lân các,
                         Cho nước này xem, nước khác trông.

TRÚC CHẺ NGÓI TAN. TRÚC 竹 là cây tre, có các sớ suôn theo thân tre, nên chỉ cần bổ một nhát dao là có thể tách thân tre ra từ đầu đến chân một cách dễ dàng, nên ta lại có thành ngữ THẾ NHƯ PHÁ TRÚC 势如破竹, ta nói là "Thế Tợ Chẻ Tre" để chỉ việc gì đó được tiến hành một cách suôn sẻ dễ dàng nhanh chóng không gặp một cản trở nào cả ! Còn NGÓI chữ Nho là NGÕA 瓦, do đất nung thành nên dễ bể dễ vỡ, rớt xuống nền gạch cứng là bể tan tành ngay. Ta lại có thành ngữ THỔ BĂNG NGÕA GIẢI 土崩瓦解. Có nghĩa : Tường đất sụp đổ thì ngói sẽ vỡ tan tành, ta nói là "Đất Sụp Ngói Tan", thường dùng để chỉ sự đổ vỡ thất bại nào đó mà không còn cò thể cứu vãn được. Nhập hai thành ngữ trên lại, ta có một thành ngữ mới là :
    PHÁ TRÚC NGOÃ GIẢI 破竹瓦解, ta nói là TRÚC CHẺ NGÓI TAN để chỉ cái thế thuận lợi suôn sẻ không có gì cản trở nổi và sự việc được giải quyết rốt ráo khiến đối phương không thể trở tay được. Thành ngữ tổng hợp nầy thường được dùng trong quân sự để chỉ sự tiến công chiến thắng một cách thuận lợi nhanh chóng khiến cho đối phương bị tiêu diệt tan tành hết phương chống đỡ. Như cái thế nổi dậy mạnh mẽ của Từ Hải mà cụ Nguyễn Du đã diễn tả :

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2024

PHỤ NỮ VÀ HOA HỒNG

 


PHỤ NỮ VÀ HOA HỒNG

Thơ Phạm Thu Yến tặng TRẦN THỊ TRƯỜNG


Những đắm say sâu thẳm
Những khát vọng cao vời
Nàng gửi hồn trên toan trắng
"Tháng ba" xao xuyến bao người
Kiêu hãnh hoa hồng vĩnh cửu
Quỳnh đêm thăm thẳm nỗi buồn
Đèn xưa, bếp hồng đỏ lửa
Ấm lòng xa xứ ngày đông
Người nơi chân mây vời vợi
Hồn như gửi lại nơi này

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

TRẦN NHƯƠNG BỪNG NGỘ

 


TRẦN NHƯƠNG BỪNG NGỘ

Ngô Đức Hành liếc nhanh thơ TRẦN NHƯƠNG

Chữ "bừng ngộ" là nhà văn Nguyễn Quang Lập dành tặng nhà văn Trần Nhương. Đúng là "bừng ngộ" từ trong ra ngoài, từ thể xác đến tâm hồn.
Trần Nhương, tự "vinh danh" sự "bừng ngộ" ấy bằng danh xưng "Trần Ham Vui". Ngoài bát thập mà sung mãn hơn thanh niên "tam thập". Ông là Hội viên 5 Hội luôn, chẳng biết hội nào "sang" hơn hội nào; nhưng trước hết phải kể đến Hội Nhà văn Việt Nam.
Trần Nhương bừng ngộ cả cách chơi và tác phẩm. Ông vừa xuất bản tập thơ "Gió thu vừa chạm ngõ", (Quý 4/2024). Mới toanh toành toành (nói theo kiểu dân Xứ Nghệ đời sơ).

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2024

Người thầy nặng lòng với nông dân, nông thôn

 

Người thầy nặng lòng với nông dân, nông thôn

GD&TĐ - Tôi biết Phạm Quang Long khi anh làm nghiên cứu sinh ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Leningrad mang tên AA Zhdanov.

Người thầy nặng lòng với nông dân, nông thôn

Tôi biết Phạm Quang Long khi anh làm nghiên cứu sinh ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Leningrad mang tên AA Zhdanov. Khi ấy, tôi bên Đại học Sư phạm Quốc gia mang tên Herzen.

Tôi mới chỉ biết vậy thôi. Rồi sau, tôi biết thêm anh làm Hiệu trưởng Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội. Có một vài lần anh tham gia Hội đồng thẩm định sách giáo khoa với chúng tôi.

Điều ngạc nhiên nhất với tôi là anh được đào tạo tiến sĩ, thành chuyên gia nghiên cứu mà sau anh lại làm quản lý, một công việc khó và phức tạp vốn không dành cho người làm khoa học văn chương. Khi nghỉ hưu, anh bắt đầu viết văn. Tư duy khoa học, tư duy quản lý khác hẳn tư duy của nhà văn. Ấy vậy mà anh có sự thành công đáng ngạc nhiên.

Một loạt tác phẩm văn chương nối tiếp nhau ra đời, gây tiếng vang trong dư luận, được bạn đọc chú ý, trong đó có tới 5 cuốn tiểu thuyết: “Bạn bè một thuở” (2017), “Cuộc cờ” (2018), “Chuyện làng” (2020), “Mùa rươi” (2022) và “Chuyện phố” (2024). Ngoài ra, anh còn viết kịch bản sân khấu với tập “Nợ non sông” (2014) và tác phẩm văn xuôi phi hư cấu “Lạc giữa cõi người” (2016).

ĐÔI LỜI VỀ TẬP “BƯỚC GIÓ TRUYỀN KỲ” CỦA PHAN HOÀNG

 ĐÔI LỜI VỀ TẬP “BƯỚC GIÓ TRUYỀN KỲ” CỦA PHAN HOÀNG

PGS.TS. Vũ Nho

phan-hoang-cq-manh-thang2

NHÀ THƠ PHAN HOÀNG


Gió là một vật vô hình nhưng lại rất gần gũi với người Việt. Không ai
nhìn thấy Gió, nhưng người ta vẫn cảm nhận được Gió. Gió vào tục ngữ ca dao,
đồng dao và thơ ca dân gian, thơ cổ điển, thơ hiện đại.
Góp gió thành bão.
Gió Đông là chồng lúa chiêm/ Gió Bấc là duyên lúa mùa (Tục ngữ)
Gió sao Gió mát sau lưng/ Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này
Chàng về để áo lại đây/ Phòng khi em đắp gió Tây lạnh lùng (ca dao)
- Khi bão mới hay là cỏ cứng,
Thuở nghèo mới biết có tôi lành. 
- Non cao, non thấp mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm gió hay.
( Nguyễn Trãi)

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

CÔ GÁI TÓC VÀNG

Nguyễn Văn Hoa giới thiệu

anh_anh_hoa

Văn học dân gian Đức

Nguồn :" de blond witz"

Cô gái tóc vàng 

×××××

1/

*

A hỏi B:

Tại sao một cô gái tóc vàng lại chạy tới chạy lui trong phòng tắm khi đang gội đầu?

B:

Dầu gội đầu của cô ấy ghi nhãn hiệu “ GỘI và  CHẠY ”.

Warum rennt eine Blondine beim Haarewaschen im Bad hin und her?


Auf ihrem Shampoo steht " waschen und gehen ".

2/

**

A hỏi B:

Bạn gọi một cô gái tóc vàng đã mất 95% trí thông minh là gì?

B:

Góa phụ!

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

 HAI NỬA CUỘC CHIẾN

KÍ ỨC CHIẾN TRANH SÂU SẮC CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH
Đọc “Hai nửa cuộc chiến”, tiểu thuyết của Nguyễn Duy Liễm, Nhà xuất
bản Quân Đội Nhân dân, 2023
Vũ Nho

 

v_nho_nguyn_kh

nhà văn Vũ Nho


Nguyễn Duy Liễm là người lính từng tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam.
Năm 1968, ông vào chiến trường miền đông Nam bộ, từ lính bộ binh được bổ túc
thêm nghiệp vụ để trở thành chiến sỹ đặc công – đặc công hóa, chiến đấu cho đến
hết cuộc chiến tranh (1975). Người lính ấy đã dành nhiều thời gian cho cuốn tiểu
thuyết tâm huyết của mình. Tác giả khởi viết từ cuối năm 2011 tại cẩm Phả, Quảng
Ninh và Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Hoàn thành tại Nhà sáng tác Đại Lải
năm 2016. Mãi đến quý III năm 2023 mới ra mắt bạn đọc. Trong quá trình ấy, tác
giả đã sửa chữa, thêm bớt để cho tác phẩm hoàn chỉnh với ước mong duy nhất là
“được góp phần dung hòa, hóa giải cho cuộc sống bằng an, hòa hợp, để cho những
linh hồn người đã khuất được thanh thản siêu thoát chốn vĩnh hằng” ( Lời tác giả).
Tiểu thuyết không chia thành chương, nhưng có 17 mục, mỗi mục tương
đương một chương. Bắt đầu từ mục 1. Sài Gòn và kết thúc ở mục thứ 17. Nước mắt
thời gian.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Biết ơn người gieo… ‘chữ thơm’!

 

Biết ơn người gieo… ‘chữ thơm’!

 bao-ngoc-vanvn1

NHÀ THƠ BẢO NGỌC


Vanvn– Nhà thơ Bảo Ngọc đã thay lời con trẻ ở vùng cao viết lên những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của thầy cô và những hy sinh thầm lặng ấy với lòng biết ơn sâu sắc qua bài thơ “Cô giáo về bản”.

Ảnh minh họa

NHẨN NHA MÂY TRẮNG

 

THƠ HOÀNG XUÂN TUYỀN

hoa_sung_1

NHẨN NHA MÂY TRẮNG

Cái giống người, đến thịt người cũng chén
Thịt gỉ thịt gì đã là cái gì
Soi đáy cốc : vòm cao mầu huyết dụ
Nghe trên đầu mây trắng nhẩn nha đi.

anh_cua_trung_nguyen_11


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024

 


THÊM MỘT NGƯỜI LÀM THƠ LÀ THÊM MỘT SỰ LƯƠNG THIỆN 

                                     TRẦN ĐĂNG KHOA 

I Sự lương thiện ấy có tên là Nguyễn Sỹ Bình. Có lẽ trong bạn đọc của anh, cái tên Nguyễn Sỹ Bình không còn xa lạ nữa. Anh đã là tác giả của ba tập thơ khá dày: BỐN MÙA THƯƠNG NHỚ (2022), CÒN LẠI YÊU THƯƠNG (2023). Và năm nay, năm 2024, tập thơ mới nhất đang có trên tay các quý vị và các bạn: THƯƠNG CHI LẠ. Như thế, trong ba năm liền, vào đúng dịp sinh nhật của mình, anh lại có thơ tặng bạn bè, người thân. Đấy là một thú chơi tao nhã mà không phải ai cũng làm được. Vậy Nguyễn Sỹ Bình là ai? 

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2024

MONG ANH EM HIỂU ĐỪNG CƯỜI

 


“MONG ANH EM HIỂU ĐỪNG CƯỜI”

Phạm Xuân Nguyên
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20/12/1924. Hội Nhà văn Việt Nam đã làm lễ kỷ niệm trăm năm sinh của ông vào đúng ngày (20/12/2024). Trước đó, ngày 12/11/2024, Khoa Văn học, Trường đại học KHXH&NV Hà Nội, đã làm cuộc toạ đàm về ông mang tên: Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh”. Ngày 10/12/2024 hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hoá, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” đã được Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương phối hợp cùng Thành uỷ Hà Nội và báo Nhân Dân tổ chức. Tôi có được mời tham dự một trong ba cuộc này và đã định viết bài đọc theo ý nói ở đây, nhưng nghĩ nói ra không khéo lại bị cho là "phá rối cuộc vui", nên thôi.

THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH

 

THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH 

Trang thơ Nguyễn Văn Trình - HỒN QUÊ | THU SANG | NGƯỜI LÍNH GIỮA THỜI BÌNH

 anh_trinh_4

 
Nhà thơ Nguyễn Văn Trình


Hồn quê   

 

Chiều quê gió thổi vi vu

cánh diều bay bổng đưa ru ngọn nồm

chòm mây tím nhẹ chiều hôm

đường làng cốm mới, hoàng hôn chớm hè

 

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2024

THƠ NGUYỄN SỸ BÌNH

 


THƠ NGUYỄN SỸ BÌNH

THÁNG 5

Chào tháng năm với nỗi lòng khao khát
Hoa phượng nở như cháy đỏ khoảng trời
Ve râm ran tựa khúc nhạc không lời
Bằng lăng tím của tình yêu muôn thủa
Loa kèn trắng tinh khôi chúm chím nở
Như đón chờ thiếu nữ đến bên hoa
Không gian lắng đọng như một khúc ca
Về tình yêu về tháng ngày rực rỡ
Nhẹ lòng đi những gì còn dang dở
Buông lơi đi những sân si đời thường
Đến bên nhau trao, gửi những yêu thương
Đón tháng năm với bao điều mong ước
Để mỗi sáng khi mặt trời thức giấc
Được cùng nhau đón tia nắng bình minh
Ánh nắng ban mai gieo xuống chút tình
Mình cùng nhau đón tháng năm nồng cháy
Mùa hè sang để chúng mình cùng thấy
Tháng năm về bao khát vọng ước ao
Anh dang tay mong đón nhận em vào
Vòng tay anh mình cùng xây tổ ấm
11/5/2023

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024



THẬT NGẠC NHIÊN VỀ TÍNH DỰ BÁO ĐỐI VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI!

 THI SĨ MÁY

" Với một chiếc máy sửa đổi đôi chút để nó có thêm trí nhớ và có cả chút lý luận, người ta có thể

dùng máy để phiên dịch và viết văn "

I Thế nào là công bằng mà nói ở cõi đời này?

Đầu năm 2000... Các báo chí xuất bản đều sôi nổi đăng tin tức quan trọng về máy "viết văn" với

những đầu đề "rật gân" lớn.

Tờ Công Thức trong bài xã luận "Nhiệt liệt chào mừng các văn nghệ sĩ máy" đã giới thiệu như

sau:

"Nhờ áp dụng những những khả năng mới nhất của khoa học điện tử máy "viết văn" đã hoàn

thành, thoả mãn được nhu cầu văn nghệ ngày một gia tăng của loài người. Những sáng tác phẩm

của nó, vừa kịp thời, vừa minh họa đúng chính sách, sẽ giải quyết được mọi khẩu hiệu phức tạp

của cuộc sống.

"Mỗi giây đồng hồ máy đó có thể sản xuất ra được từ 7 đến 8000 dòng văn thơ. Nếu dùng sức và

tâm hồn "người" thì phải hàng ngàn văn nghệ sĩ có một trình độ sách vỡ rất cao, cặm cụi hàng

trăm năm mới làm nổi ...

" Do tính chất nhân văn của máy nên người ta tạo cho nó cái vỏ bọc ngoài hình dáng một anh

chàng trẻ, khỏe, đẹp ... chỉ khác người thật là đứng nguyên một chỗ không nói, cười, chạy nhẩy,

nhất là không yêu đương lãng mạn lôi thôi ..."

Báo Công-Thức kết luận:


"Chúng ta, những con người thật "cần" hợp tác, nhất trí với người máy, cần triệt để dùng họ vào

đội quân văn nghệ để các văn nghệ sĩ có thể chuyển sang các nghành công tác khác, tăng cường

thêm lực lượng kiến thiết thời đại điện tử của chúng ta".

Hơn một năm sau cái ngày tin vui đó truyền đi, thì hàng loạt văn sĩ máy ... được tung ra thị

trường . Một số cán bộ phụ trách về văn chương sính máy móc ở một số ngành, một số cơ quan xí

nghiệp, nông trường v�v... thi nhau mua về xử dụng . Ở những nơi đó, về văn nghệ, máy móc

được độc quyền tô lục chuốt hồng cuộc sống bình ổn, còn lũ văn nghệ sĩ bằng xương bằng thịt thì

bị gạt ra ngoài.

Nhạc sĩ Ảo Huyền được cử đi học lớp nghiên cứu nghề làm nước mắm; họa sĩ Lập Thể được điều

động sang mậu dịch; nữ sĩ Trong Trắng ném bút làm nghề đỡ đẻ. Thi sĩ Mây Nước ra bờ Hồ làm

nghề bói Kiều, tán róc về thành phần giai cấp cho những người có đầu óc mê tín dị đoan.

Văn sĩ Đắng văn Cay phải ra chợ Giời làm nghề bán văn, kiêm bán săm lốp. Săm lốp, vì cần

khuyến khích, nên được miễn thuế còn văn của Đắng văn Cay thì liệt vào loại hàng "vô dụng" và

phải chịu thuế 4 phần trăm. Rất ít người chịu quăng tiền ra mua. Đôi ba vị khó tính lại còn rỉa rói:

"Văn chương anh thì ra cái đếch gì ! Không ích lợi bằng chiếc đế dép cao su của tôi nữa kia !"

Nhà đạo diễn Kịch Kha được chuyển sang ngành nuôi cá vàng, vẩy bạc óng ả này là Điêu

Thuyền, con cá đen mặt sắt nọ là Bao Công, cặp cá đuôi lờ lồi mắt kia là đôi nhân vật tiểu tư sản

.v.v...

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

THƠ NGUYỄN QUANG HUỆ

 


Chùm thơ Nguyễn Quang Huệ

1. Buổi sáng
Từ mờ sáng
Tiếng gà canh ba treo trên ngọn tre
Tiếng chuông chùa lăn theo làn gió
Từ đầu ga, cuối phố
Mẹ xuống giường
Tìm ánh lửa đầu đông.
Rổ rau thơm, cây giống chờ qua đêm dông
Ngái ngủ
Vẫn im lìm trong rổ
Chân mẹ nghèo bơi trong bão tố
Gánh gồng hy vọng vu vơ
Đi chợ sáng kịp phiên các bạn đang chờ
Bán đắt, mua may bao giờ cũng ước
Để trưa về có thêm tấm bánh, đồng quà
Cho những đứa con thơ bé ở nhà
Chờ mẹ…

2. Thơ và em

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024

"Kiên lục bát" và cuộc đời dọc ngang thân chữ

 


"Kiên lục bát" và cuộc đời dọc ngang thân chữ

Võ Hà  15/12/2024 20:47

Gương mặt Nguyễn Thế Kiên lúc bình thường toát lên vẻ trăn trở, suy tư. Khi anh nói, từ ngữ điệu cách ghì chữ, nhấn nhá cho đến những nếp gấp dọc ngang trên gương mặt đều cho thấy đây quả thực là một phận người, một phận chữ chẳng an nhàn.

Ấy vậy mà khi anh nở nụ cười, mắt nheo lại, nét cười bỗng chốc vừa duyên, vừa có chút tinh quái. Và, khi giọng cười ấy cất lên, đích thị là giọng cười của một gã nhà quê có máu nghệ sĩ.

kien-1.jpg
Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên.

Từ trong “Sữa đất”

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024

NGUYỄN DU - HỒ XUÂN HƯƠNG: "CHUNG GIÀN KHÁC GIỐNG"

 

Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương: “Chung giàn, khác giống”

Vanvn- Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (Ca dao).

Ý tưởng so sánh Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, hai đại thụ của văn học Việt Nam trung đại, có thể làm cho ai đó bật cười. Họ quá khác nhau. Thực ra, so sánh khác mới quan trọng. Và lý giải sự khác ấy còn quan trọng hơn.

Nhưng cái khác nào, xét cho cùng, cũng đều nằm nôi cái giống. Để đỡ nhàm, tôi trình bày sự giống và khác nhau ở/ của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương theo một vài phạm trù được làm mới từ cái nhìn nhân học văn hóa: quê hương (môi trường), dòng giống (chủng tộc), thời đại (thời điểm) và tính khí (khí chất).

“Chung giàn”…

THƠ ĐỨC CHỐNG CHIẾN TRANH

 

THƠ ĐỨC CHỐNG CHIẾN TRANH Sửa

 

 anh_anh_hoa

Thơ chống chiến tranh tiếng Đức
Ts Nguyễn Văn Hoa giới thiệu
Nguồn " de gedicht gegen krieg"
----
Bài 1
*

Lời cầu nguyện khẩn cấp từ một người Đức 
Willy Meuet (1934-2018)


Đã có một cuộc chiến tranh  khi ông cố của tôi còn nhỏ. 
Đã có một cuộc chiến tranh khi ông nội  tôi còn nhỏ. 
Đã có một cuộc chiến tranh  khi cha tôi còn nhỏ. 
Khi tôi còn nhỏ  cũng đã có chiến tranh. 
Và khi các con tôi còn nhỏ, lần đầu tiên không có chiến tranh. 
Lạy Chúa – xin hãy tha cho con cháu tôi một cuộc chiến tranh.
---
Stoßgebet eines Deutschen
Von
Willy Meuet (1934-2018)

Als mein Ur-Großvater Kind war, war Krieg.
Als mein Großvater Kind war, war Krieg.
Als mein Vater Kind war, war Krieg.
Als ich Kind war, war Krieg.
Als meine Kinder Kinder waren, war zum ersten Mal kein Krieg.
Lieber Gott – erspare auch meinen Enkeln einen Krieg!
---

Bài 2
**
Kosovo 
Của Hans Schristoph Newert
 ( 1958-2011)
Từ hộp sọ 
Ngọn lửa bùng cháy
 Trong đống đổ nát 
Chỉ là sự tuyệt vọng 
Ngôi mộ tập thể
 Tất cả vực thẳm
 Ngày mai 
Tuyệt vọng 
Cảm giác


Kosovo

Của Hans Schristoph Newert
 ( 1958-2011)
Aus Totenköpfen
lodern Feuer
in Ruinen
nur Verzweiflung
Massengräber
alles Abgrund
das Morgen
ohne Hoffnung
Sinn
Bài 3
***
Những buổi tối chiến tranh
 Của Manfred Posie (1944)

Hậu chiến 
 Cha  mình kể

tới các vị thánh
buổi tối
hết lần này đến lần khác
Về  chiến tranh
Cha mình kể phải nằm 
ở những nơi lầy lội
Cống rãnh 
Dắt dân  chúng tôi 
theo lời kể
 vô tận
Cuộc tuần hành tử thần
Bị Nga giam cầm
Chôn vùi lòng trung thành với đồng đội
Tổ chức lễ Giáng sinh
 Nơi
lạnh cóng
với nước và bánh mì

và suýt quên mất
mà tôi nghe khi còn nhỏ
Cha mình bị thương nặng
Mà phải đợi đến tận đêm khuya.
---


Keigsabende
Von Manfried Po s⁸ie ( 1944)
Thơ chống chiến tranh tiếng Đức
Ts Nguyễn Văn Hoa giới thiệu
Nguồn " de gedicht gegen krieg"
----