Chuyên mục
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2025
MÙA XUÂN CHÂM BƯỚC NORMANDIE KÌ 2
VỀ 3 NGÔI MỘ CỔ Ở TAM KÌ
“Tỉnh Quảng Nam không biết “mỏ vàng” là ngôi mộ cổ 1850 của nữ sĩ Hồ Xuân Hương –Danh nhân văn hóa thế giới”
NGHIÊM THỊ HẰNG
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2025
NHỮNG PHẬN ĐÀN BÀ MANG TÊN THỊ TRONG THƠ
NHỮNG PHẬN ĐÀN BÀ MANG TÊN THỊ TRONG THƠ
Tập thơ “Thị à, thị ơi” của Phạm Thị Hồng Thu, Nxb Hội Nhà văn, 2025
Vũ Nho
Tên tập thơ nghe rất hiền lành “Thị à, thị ơi”. Không hiểu sao mới nhìn bìa, tôi lại nghĩ chắc nhà thơ viết cho thiếu nhi, lấy sự tích câu chuyện Tấm Cám với chi tiết bà cụ gọi quả thị có cô Tấm rụng vào bị của mình “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn”. Sở dĩ nghĩ thế vì tôi biết nhà thơ Phạm Thị Hồng Thu có tập thơ “Truyện cổ nước Việt”, đem những truyện cổ tích viết thành thơ. Nhưng hóa ra hoàn toàn không phải thế.
Toàn bộ tập thơ viết theo kiểu thơ 1-2-3 này là bộ sưu tập thân phận đàn bà, đủ các lại của thời nay chứ không phải ngày xửa ngày xưa. Tôi đã đọc và viết bài gới thiệu tập truyện ngắn “Phận đàn bà” của nhà văn TS. Bác sĩ Y Mùi. Tập truyện ngắn ấy gồm 15 truyện, Hầu hết các nhân vật trong truyện dù có tên hay không tên đều là phụ nữ, dù đó là người già hay trẻ, thành đạt, hay bình thường, nhưng có thể nói họ đều chung một số phận bất hạnh. Có hơn một chục thân phận đáng thương. Thế nhưng, trong tập thơ của nhà thơ Phạm Thị Hồng Thu thì những người phụ nữ chung tên gọi là “THỊ” ấy đông đảo hơn nhiều, đa dạng hơn nhiều.
NHÀ THƠ PHẠM THỊ HỒNG THU
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2025
TÀI HOA ĐỂ LẠI
Tài hoa để lại
(Nhân đọc tập truyện ngắn Về lại Gò Công của nhà văn Đoàn Minh Tuấn – NXB Thanh Niên - tháng 4/ 2016).
NGUYỄN THỊ MAI
Trong làng văn chương chữ nghĩa, trong giới bạn đọc yêu văn học những năm cuối thế kỷ XX, không mấy người không biết đến cây bút văn xuôi Đoàn Minh Tuấn. Nhắc đến ông, bạn đọc nhớ đến “Thầy giáo vùng cao”; “Em đội viên mắt sáng”; “Núi sông hùng vĩ”…một thời làm nức lòng bạn đọc. Tác phẩm ông viết đến nay đã hàng trăm, đầu sách ông xuất bản đã có hàng chục. Nhiều cuốn tái bản 5 – 6 lần. Đặc biệt cuốn sách xuất sắc “Bác Hồ - cây đại thọ” đã từng tái bản 19 lần. Tác phẩm của Đoàn Minh Tuấn phong phú về thể loại. Có cả Tiểu luận chân dung, có cả kịch bản rối, kịch bản phim tài liệu… nhưng tập trung và thành công nhất vẫn là thể loại truyện – ký. Ông sáng tác cho cả người lớn và trẻ em. Nhiều tác phẩm được tuyển vào sách giáo khoa Tiếng Việt giảng dạy trong nhà trường bao năm nay. Vừa qua, tháng 4 năm 2016, Nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn và ngắn mi ni với nhan đề “Về lại Gò Công” gồm 14 truyện, trong đó có 3 truyện ngắn lịch sử khiến Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh đọc phải tấm tắc: “Lần đầu tiên trên văn đàn, đọc truyện Ông tướng làng Tả Thanh Oai, viết về Ngô Thời Nhậm chưa có tác giả nào khái quát thành công như vậy?”.
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2025
CA DAO VỀ BÁC HỒ
Ca dao về Bác Hồ
Vũ Nho
( Nói cho Võ Hà, phóng viên VOV, 12/5/2025)
Chúng ta đều biết câu nổi tiếng của nhà thơ Cu Ba Phê lích Pita Rôdri ghết : “Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ”. Khi Bác Hồ khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, các nhà thơ dân gian, các nhà thơ tên tuổi trong nước và thế giới đã viết về Người những bài thơ ca ngợi rất cảm động. Các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam: Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Bảo Định Giang,... đã viết về Người. Những bài thơ đó sau in thành tập “Sáng tháng Năm”, tên một bài thơ của Tố Hữu.
Các tác giả dân gian, những nhà thơ vô danh cũng viết nhiều bài ca dao ca ngợi Bác Hồ, có nhiều khi gọi Người là Cụ Hồ, là người cha của mọi người:
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao bắc Đẩu, là vừng Thái Dương
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2025
DIỆN MẠO VĂN HỌC TRẺ HÀ NỘI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
Buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 5 của Hội Nhà văn Hà Nội có sự tham dự của Ban chấp hành, đông đảo các hội viên và những người quan tâm đến diện mạo văn học Thủ đô. Chủ trì buổi sinh hoạt là nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nhà văn Đặng Thiên Sơn và nhà văn Nguyễn Vĩnh Huỳnh. Với chủ đề “Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”, các tham luận không những phân tích rõ thực trạng mà còn đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển văn học đương đại.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2025
KHÔNG PHẢI THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA!
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2025
BIỂN BỖNG KHÓC ÒA
BIỂN BỖNG KHÓC ÒA
nguyễn đức hạnh
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2025
DÙNG SÚNG BẮN THU HẠT BẠCH ĐÀN GIỐNG
DÙNG SÚNG BẮN
THU HẠT BẠCH ĐÀN GIỐNG
(Truyện ngắn - Thanh Bình)
C
ổ nhân có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo” để răn dạy con cháu rằng, hãy tập bơi đi. Biết bơi từ nhỏ, lớn lên trên dải đất Việt Nam nhiều sông, suối, ao, hồ, lại thường xuyên bị lũ lụt này, thì khỏi bị chết duối. Những đứa trẻ hay trèo me, trèo sấu, hái bưởi, hái nhãn, dễ bị tai nạn gãy chân, gãy tay, thậm chí có khi bị tử thương. Cho nên trèo cây, trèo cối là một sự thật nguy hiểm.
Ấy thế mà những người làm công tác thu hái hạt giống trong ngành Lâm Nghiệp lại thường xuyên phải trèo lên hàng trăm, hàng ngàn cây bạch đàn, cây thông để thu hái hạt giống cung cấp cho cả nước trồng rừng hàng năm. Đã bao giờ bạn nhìn thấy những cây bạch đàn trắng cao 30 đến 40 mét, thân thẳng, tròn đầy, đường kính ngang ngực 40 đến 50 cm hoặc to hơn nữa, cành nhánh ít, thân nhẵn bóng mà họ vẫn phải trèo lên để thu hái quả bạch đàn làm giống, thì mới thấy rõ cái nghề này nó nguy hiểm và vất vả nhường nào?
Có ai đó nói rằng “Trèo cao thì ngã đau”. Vâng, biết cái sự ngã đau ấy nhưng công nhân làm nghề hái hạt giống này, thì càng yêu nghề, yêu màu xanh của những rừng cây trồng của Tổ quốc, thì cây giống càng cao, thân cây càng tròn đầy, thẳng thắn thì họ lại càng phải trèo lên để thu hái quả. Vì đó chính là những cây giống quý mang lại chất lượng rừng trồng tốt.
Nguy hiểm là thế, nhưng những con người mang trong mình dòng máu của ông cha đã từng ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ngày nào, thì có gian khổ nào, có hiểm nguy nào mà họ lại chịu khuất phục?
Biết thế nhưng mạng người là vốn quý, phải làm sao bảo đảm an toàn cho người lao động. Chính vì vậy, ngành đã nhập về những bộ đồ trèo cây chuyên dùng của Đức cho công nhân thu hái hạt giống. Tôi đã từng chứng kiến những buổi thao tác trèo cây của công nhân thu hái hạt giống trong những bộ đồ này. Khỏi nói giá tiền bộ đồ khá cao, vì nó phải mua bằng Đô (*1), bằng Mác (*2). Vì nó là hàng xịn. Những đôi giày bằng da thật, dưới đáy lại có gắn những đinh thép nhọn và cứng, đủ sức có thể cắm sâu vào thân cây nâng đỡ cho người trèo, rồi những đai ngang, đai chéo ngang hông, ngang vai, ngang đùi, ngang ngực, những dây khóa, móc treo bằng thép sáng loáng... Tất cả để đảm bảo cho người trèo. Mỗi bước chân trèo, người công nhân phải nâng đai an toàn, treo người vào thân cây, rồi thúc đinh giầy cho đâm sâu vào thân cây, để bước lên, công đoạn cứ thế cho từng chân và người công nhân nhích dần từng bước lên cao. Những người thợ muốn làm được công việc này phải là người có thần kinh thép, không sợ độ cao, không yếu tim, không hay đau đầu chóng mặt, lại phải có đôi tay lực sĩ, đôi chân dẻo dai, mà lại rắn chắc. Đặc biệt nhất là phải có lòng
yêu nghề cao cũng như tính kiên trì, trung thực thì mới tồn tại được. Tập là thế, nhưng bộ đồ trèo trên chỉ thuận lợi khi trèo lên những cây thông gỗ mềm và có vỏ có nhiều khe rãnh, dễ cho đai đeo bám, nhưng đối với những cây bạch đàn gỗ rắn, thân thẳng, trơn tuột, thì thực sự khi thao tác, gặp rất nhiều khó khăn. Thế là công nhân vẫn cứ là trèo bộ cổ truyền, mặc dù nó rất nguy hiểm.
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2025
NGUYỄN ĐÌNH NHỮ dịch
NGUYỄN ĐÌNH NHỮ dịch
黎 太 祖
LÊ THÁI TỔ
(1381 - 1433)
Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎 太 祖 10 tháng 9 năm 1381 - 5 tháng 10 năm 1433), tên thật là Lê Lợi (黎利 ) là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội
quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi
hoàn toàn quân Minh ra khỏi đất nước Việt Nam. Ông là bậc anh hùng tài lược cái thề. Sau khi đánh
thắng quân Minh, ông lên ngôi vua, tại vị 6 năm, thọ 51 tuổi, khi mất được tán tại Hữu Lăng ở Lam Sơn.
徵 琱 佶 扞 完,過 龍 水 堤
黎 太 祖
崎 嶇 嶮 路 不 辭 難
老 我 猶 存 鉄 石 肝
義 氣 埽 空 千 霧 嶂
壯 心 移 盡 萬 重 山
邊 防 為 好 籌 方 略
社 則 應 修 計 久 安
虛 道 危 灘 三 百 曲
如 今 只 作 順 流 著