Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
Buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 5 của Hội Nhà văn Hà Nội có sự tham dự của Ban chấp hành, đông đảo các hội viên và những người quan tâm đến diện mạo văn học Thủ đô. Chủ trì buổi sinh hoạt là nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nhà văn Đặng Thiên Sơn và nhà văn Nguyễn Vĩnh Huỳnh. Với chủ đề “Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”, các tham luận không những phân tích rõ thực trạng mà còn đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển văn học đương đại.

Trong bài tham luận “Thơ trẻ Hà Nội kế thừa và phát triển”, nhà văn Đặng Thiên Sơn tập trung phân tích sự kế thừa và phát triển của lực lượng thơ trẻ Hà Nội - bao gồm các nhà thơ dưới 35 tuổi sinh sống, học tập và làm việc tại Thủ đô. Nếu so sánh với các địa phương khác trên toàn quốc, anh nhận định Hà Nội vẫn là đơn vị có lực lượng thơ trẻ hùng hậu và chất lượng nhất hiện nay. Tuy các sân chơi thơ trẻ đã thu hẹp và việc xuất bản thơ gặp nhiều khó khăn nhưng chính điều này lại giúp dễ dàng nhận diện những cây bút có chất lượng. Một số gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ Hà Nội có thể kể đến như: Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Lữ Mai, Nguyễn Thị Kim Nhung, Lý Hữu Lương, Du Nguyên, Nam Thi, Trần Thị Hằng...
Về tác phẩm, đa số các nhà thơ trẻ đều đã xuất bản tập thơ riêng và đạt một số giải thưởng uy tín. Về nội dung và nghệ thuật, thơ trẻ Hà Nội thể hiện sự đa dạng: đổi mới thể loại, đề tài phong phú (vượt khỏi phạm vi tình yêu, quê hương), ảnh hưởng công nghệ, giao thoa văn hóa và đậm nét cá tính cá nhân. Tuy nhiên, thơ trẻ cũng tồn tại các hạn chế như: thiếu chiều sâu, ngôn ngữ khó tiếp cận, đề tài còn hẹp, một số tác phẩm thiếu tính cá nhân hoặc chất lượng chưa đồng đều. Từ những phân tích thực trạng, nhà văn Đặng Thiên Sơn đưa ra những kiến nghị: Cần có môi trường sinh hoạt, đăng tải, các giải thưởng thơ ca để thu hút và phát hiện các tác giả trẻ tham gia; đồng thời tạo điều kiện kết nạp hội viên trẻ khi đủ tiêu chí để giữ gìn và phát huy dòng chảy thơ ca đương đại tại Thủ đô.

Trình bày tham luận “Đối thoại với người trẻ”, nhà văn Nguyễn Vinh Huỳnh cho rằng bối cảnh số hóa, AI và văn hóa tiêu dùng lấn át, hệ sinh thái văn chương trẻ Hà Nội phát triển năng động, độc lập, gắn với nhịp sống hiện đại và khai thác sâu cảm thức cá nhân. Các tác giả trẻ sáng tạo ngôn ngữ, hình thức mới, kết hợp đời sống với yếu tố hậu hiện đại, tạo kết nối gần gũi và sống động với độc giả, đặc biệt qua mạng xã hội. Lớp nhà văn trẻ ý thức rõ hơn về nghề, đầu tư nghiêm túc với những tên tuổi như Nguyễn Quỳnh Trang, Hiền Trang, Đức Anh, Cao Nguyệt Nguyên… Nhiều cây bút mạnh dạn khai phá đề tài mới, tiếp cận văn học toàn cầu, sử dụng ngoại ngữ, giao lưu quốc tế. Dù đổi mới, họ vẫn trung thành với những chủ đề muôn thuở như tình yêu, gia đình, thiện - ác, khai thác sâu vùng đất, bản sắc quê hương. Nhà văn Vinh Huỳnh nhận định thế hệ này đang góp phần tích cực làm mới văn học đương đại, chứng minh rằng họ không chỉ "giỏi công nghệ" mà còn có lý tưởng sáng tạo và khát vọng hội nhập.
Đặc biệt, buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 5 của Hội Nhà văn Hà Nội đã thu hút sự tham gia và đóng góp ý kiến của những nhà văn trẻ. Trong bài tham luận “Cần một cái nhìn vào thời hiện đại”, nhà văn Đức Anh cố gắng làm rõ một mệnh đề có tính bao quát hơn, xoay quanh “thời hiện đại” và đưa ra thông điệp nhìn được thực tại của những người viết văn, để có thể minh định, lý giải. Theo anh, người viết văn trẻ cần có cái nhìn thấu suốt về thời hiện đại – một thời kỳ mang nhiều đặc trưng riêng biệt và phức tạp.
.jpg)
Nhà văn Đức Anh cũng bàn đến thực trạng đáng lo ngại là độc giả ngày nay đọc văn chương theo kiểu tiêu thụ - đọc sách và phê phán cuốn sách, tác phẩm theo cách của việc tiêu thụ thông tin và đánh giá thông tin như một món hàng. Việc đọc văn chương cần phải đi kèm với việc hiểu ngữ cảnh của tác phẩm nhưng độc giả Việt Nam lại biết rất nhiều cái tên nhưng không thật sự biết về ngữ cảnh, thời điểm và không hình dung được diễn tiến của văn học. Nhà văn Đức Anh cũng gửi gắm niềm tin cuối bài tham luận: Bằng sự đọc nghiêm túc, chính vào thời kỳ mà đang nhiều điều kiện thuận lợi nhất, các nhà văn trẻ chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Bứt ra thực tại bằng sự đọc và quay lại thực tại bằng sự viết như là bước ra khỏi cơn bão và nhìn thấy hoàn lưu của nó, trước khi xuyên phá.
.jpg)
Mang đến buổi sinh hoạt chuyên đề bằng một bài tham luận đầy cảm xúc, cây viết trẻ Vũ Ngọc Linh Đan trăn trở nhiều về ý nghĩa của nghệ thuật, của việc viết bằng tất cả sự thành thực. Cô cũng đưa ra quan điểm giữa thời đại mới: Người đọc giờ đây không chỉ tiếp cận văn chương qua sách in mà còn qua màn hình điện thoại, qua những bản audio đọc thơ, được nghe trực tiếp tại những sự kiện đọc thơ hay thậm chí qua những đoạn video có chữ chạy kèm nhạc nền. Văn chương len lỏi trong các định dạng mới, các không gian mới nơi cảm xúc được truyền tải không chỉ bằng từ ngữ mà bằng cả nhịp điệu, hình ảnh, hiệu ứng thị giác. Sự thay đổi đó là một sự thích nghi với thời cuộc, thậm chí là một cách mở rộng ra khả thể của văn học, kết nối những người viết và người đọc với nhau. Văn chương trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đã không còn khép mình trong khuôn khổ của thơ in, văn in mà đã và đang giải phóng mình theo nhiều chiều hướng: thơ trên Facebook, nhật ký trên blog, văn chương kể chuyện qua hình ảnh, clip. Trong một thời đại bị bủa vây bởi công nghệ và tốc độ, khoảng chú ý bị rút ngăn, văn chương cũng tìm được hình hài phù hợp để đồng hành cùng con người qua những năm tháng này.
Nhưng dù thế giới văn học đương đại đang diễn ra như thế nào, cây viết trẻ Linh Đan vẫn khẳng định: “Tôi muốn viết bằng tất cả sự thành thực, dù có thể chỉ để tìm về những rung cảm thơ dại như một ngày xưa ấy đọc những câu thơ về năm tháng trôi qua trên những cánh hoa rụng tả tơi. Lấy tuổi trẻ của mình mà viết để nhớ lấy tình yêu của loài người trong vũ bão của thế gian, để nhìn vào những ưu tư cuộc đời mà biết khóc, biết cười. Viết, để thấy mình trong hình bóng con người".
Cùng cách đặt vấn đề bài tham luận bằng trải nghiệm một buổi đọc thơ trước các độc giả, nhà thơ Triều Dương chia sẻ anh chọn đối thoại với chính mình, với bạn đọc: "Tôi đã có một đường thoát và thêm những người đồng điệu về tinh thần. Nhờ lựa chọn đó, tôi nghĩ rằng mình đã không còn viết chỉ để giãi bày hay giải tỏa những bí bách mà là để lưu giữ lịch sử, cái đẹp và khát khao thuộc về con người tôi một cách chân thật, giữa những biến động trong thời điểm chúng ta đang sống".
Tổng kết buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoài đánh giá cao và điểm lại những ý chính trong các bài tham luận, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến còn chia sẻ những kế hoạch, giai đoạn hành động mà Hội Nhà văn Hà Nội đang thực hiện nhằm khích lệ, tạo điều kiện cho những gương mặt nhà văn trẻ tiếp tục xuất hiện, đóng góp vào sự phát triển văn học đương đại Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung./.
Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
Buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 5 của Hội Nhà văn Hà Nội có sự tham dự của Ban chấp hành, đông đảo các hội viên và những người quan tâm đến diện mạo văn học Thủ đô. Chủ trì buổi sinh hoạt là nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nhà văn Đặng Thiên Sơn và nhà văn Nguyễn Vĩnh Huỳnh. Với chủ đề “Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”, các tham luận không những phân tích rõ thực trạng mà còn đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển văn học đương đại.

Trong bài tham luận “Thơ trẻ Hà Nội kế thừa và phát triển”, nhà văn Đặng Thiên Sơn tập trung phân tích sự kế thừa và phát triển của lực lượng thơ trẻ Hà Nội - bao gồm các nhà thơ dưới 35 tuổi sinh sống, học tập và làm việc tại Thủ đô. Nếu so sánh với các địa phương khác trên toàn quốc, anh nhận định Hà Nội vẫn là đơn vị có lực lượng thơ trẻ hùng hậu và chất lượng nhất hiện nay. Tuy các sân chơi thơ trẻ đã thu hẹp và việc xuất bản thơ gặp nhiều khó khăn nhưng chính điều này lại giúp dễ dàng nhận diện những cây bút có chất lượng. Một số gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ Hà Nội có thể kể đến như: Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Lữ Mai, Nguyễn Thị Kim Nhung, Lý Hữu Lương, Du Nguyên, Nam Thi, Trần Thị Hằng...
Về tác phẩm, đa số các nhà thơ trẻ đều đã xuất bản tập thơ riêng và đạt một số giải thưởng uy tín. Về nội dung và nghệ thuật, thơ trẻ Hà Nội thể hiện sự đa dạng: đổi mới thể loại, đề tài phong phú (vượt khỏi phạm vi tình yêu, quê hương), ảnh hưởng công nghệ, giao thoa văn hóa và đậm nét cá tính cá nhân. Tuy nhiên, thơ trẻ cũng tồn tại các hạn chế như: thiếu chiều sâu, ngôn ngữ khó tiếp cận, đề tài còn hẹp, một số tác phẩm thiếu tính cá nhân hoặc chất lượng chưa đồng đều. Từ những phân tích thực trạng, nhà văn Đặng Thiên Sơn đưa ra những kiến nghị: Cần có môi trường sinh hoạt, đăng tải, các giải thưởng thơ ca để thu hút và phát hiện các tác giả trẻ tham gia; đồng thời tạo điều kiện kết nạp hội viên trẻ khi đủ tiêu chí để giữ gìn và phát huy dòng chảy thơ ca đương đại tại Thủ đô.

Trình bày tham luận “Đối thoại với người trẻ”, nhà văn Nguyễn Vinh Huỳnh cho rằng bối cảnh số hóa, AI và văn hóa tiêu dùng lấn át, hệ sinh thái văn chương trẻ Hà Nội phát triển năng động, độc lập, gắn với nhịp sống hiện đại và khai thác sâu cảm thức cá nhân. Các tác giả trẻ sáng tạo ngôn ngữ, hình thức mới, kết hợp đời sống với yếu tố hậu hiện đại, tạo kết nối gần gũi và sống động với độc giả, đặc biệt qua mạng xã hội. Lớp nhà văn trẻ ý thức rõ hơn về nghề, đầu tư nghiêm túc với những tên tuổi như Nguyễn Quỳnh Trang, Hiền Trang, Đức Anh, Cao Nguyệt Nguyên… Nhiều cây bút mạnh dạn khai phá đề tài mới, tiếp cận văn học toàn cầu, sử dụng ngoại ngữ, giao lưu quốc tế. Dù đổi mới, họ vẫn trung thành với những chủ đề muôn thuở như tình yêu, gia đình, thiện - ác, khai thác sâu vùng đất, bản sắc quê hương. Nhà văn Vinh Huỳnh nhận định thế hệ này đang góp phần tích cực làm mới văn học đương đại, chứng minh rằng họ không chỉ "giỏi công nghệ" mà còn có lý tưởng sáng tạo và khát vọng hội nhập.
Đặc biệt, buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 5 của Hội Nhà văn Hà Nội đã thu hút sự tham gia và đóng góp ý kiến của những nhà văn trẻ. Trong bài tham luận “Cần một cái nhìn vào thời hiện đại”, nhà văn Đức Anh cố gắng làm rõ một mệnh đề có tính bao quát hơn, xoay quanh “thời hiện đại” và đưa ra thông điệp nhìn được thực tại của những người viết văn, để có thể minh định, lý giải. Theo anh, người viết văn trẻ cần có cái nhìn thấu suốt về thời hiện đại – một thời kỳ mang nhiều đặc trưng riêng biệt và phức tạp.
.jpg)
Nhà văn Đức Anh cũng bàn đến thực trạng đáng lo ngại là độc giả ngày nay đọc văn chương theo kiểu tiêu thụ - đọc sách và phê phán cuốn sách, tác phẩm theo cách của việc tiêu thụ thông tin và đánh giá thông tin như một món hàng. Việc đọc văn chương cần phải đi kèm với việc hiểu ngữ cảnh của tác phẩm nhưng độc giả Việt Nam lại biết rất nhiều cái tên nhưng không thật sự biết về ngữ cảnh, thời điểm và không hình dung được diễn tiến của văn học. Nhà văn Đức Anh cũng gửi gắm niềm tin cuối bài tham luận: Bằng sự đọc nghiêm túc, chính vào thời kỳ mà đang nhiều điều kiện thuận lợi nhất, các nhà văn trẻ chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Bứt ra thực tại bằng sự đọc và quay lại thực tại bằng sự viết như là bước ra khỏi cơn bão và nhìn thấy hoàn lưu của nó, trước khi xuyên phá.
.jpg)
Mang đến buổi sinh hoạt chuyên đề bằng một bài tham luận đầy cảm xúc, cây viết trẻ Vũ Ngọc Linh Đan trăn trở nhiều về ý nghĩa của nghệ thuật, của việc viết bằng tất cả sự thành thực. Cô cũng đưa ra quan điểm giữa thời đại mới: Người đọc giờ đây không chỉ tiếp cận văn chương qua sách in mà còn qua màn hình điện thoại, qua những bản audio đọc thơ, được nghe trực tiếp tại những sự kiện đọc thơ hay thậm chí qua những đoạn video có chữ chạy kèm nhạc nền. Văn chương len lỏi trong các định dạng mới, các không gian mới nơi cảm xúc được truyền tải không chỉ bằng từ ngữ mà bằng cả nhịp điệu, hình ảnh, hiệu ứng thị giác. Sự thay đổi đó là một sự thích nghi với thời cuộc, thậm chí là một cách mở rộng ra khả thể của văn học, kết nối những người viết và người đọc với nhau. Văn chương trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đã không còn khép mình trong khuôn khổ của thơ in, văn in mà đã và đang giải phóng mình theo nhiều chiều hướng: thơ trên Facebook, nhật ký trên blog, văn chương kể chuyện qua hình ảnh, clip. Trong một thời đại bị bủa vây bởi công nghệ và tốc độ, khoảng chú ý bị rút ngăn, văn chương cũng tìm được hình hài phù hợp để đồng hành cùng con người qua những năm tháng này.
Nhưng dù thế giới văn học đương đại đang diễn ra như thế nào, cây viết trẻ Linh Đan vẫn khẳng định: “Tôi muốn viết bằng tất cả sự thành thực, dù có thể chỉ để tìm về những rung cảm thơ dại như một ngày xưa ấy đọc những câu thơ về năm tháng trôi qua trên những cánh hoa rụng tả tơi. Lấy tuổi trẻ của mình mà viết để nhớ lấy tình yêu của loài người trong vũ bão của thế gian, để nhìn vào những ưu tư cuộc đời mà biết khóc, biết cười. Viết, để thấy mình trong hình bóng con người".
Cùng cách đặt vấn đề bài tham luận bằng trải nghiệm một buổi đọc thơ trước các độc giả, nhà thơ Triều Dương chia sẻ anh chọn đối thoại với chính mình, với bạn đọc: "Tôi đã có một đường thoát và thêm những người đồng điệu về tinh thần. Nhờ lựa chọn đó, tôi nghĩ rằng mình đã không còn viết chỉ để giãi bày hay giải tỏa những bí bách mà là để lưu giữ lịch sử, cái đẹp và khát khao thuộc về con người tôi một cách chân thật, giữa những biến động trong thời điểm chúng ta đang sống".
Tổng kết buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoài đánh giá cao và điểm lại những ý chính trong các bài tham luận, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến còn chia sẻ những kế hoạch, giai đoạn hành động mà Hội Nhà văn Hà Nội đang thực hiện nhằm khích lệ, tạo điều kiện cho những gương mặt nhà văn trẻ tiếp tục xuất hiện, đóng góp vào sự phát triển văn học đương đại Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét