Câu chuyện ở Bảo tàng chuông Van Đai
Vũ Nho
Sáng, thăm Bảo tàng chuông Vanđai. Vũ Nho
lãnh nhiệm vụ phiên dịch từ đây. ( Trước đó, Nguyễn Thị Kim Hiền dịch, Vũ Nho chỉ đi theo để "hồi lại" tiếng Nga, vì đã quá lâu, không nói).
Bảo tàng chuông
Van Đai đặt trong một nhà thờ cổ kính và tuyệt đẹp. Khi đoàn nhà văn Việt
Nam
đến thăm, những người phụ trách bảo tàng đón tiếp rất nhiệt tình. Có lẽ ngoài
sự mến khách thông thường, có thể có một lí do nho nhỏ khác. Theo lời nhắn của
Oleg Bavykin, Đoàn đã chuẩn bị hai quả chuông be bé xinh xinh từ Việt Nam để
tặng Bảo tàng. Người giới thiệu tỏ ra hết sức lành nghề. Qua câu chuyện của cô,
chúng tôi biết được sự khác biệt giữa chuông phương Đông và chuông phương Tây.
Chuông phương Đông thì dùng vật đánh từ bên ngoài vào. Còn chuông phương Tây
thì kéo giây đánh từ trong ra. Cô kể rằng khi trong thời Ekatêrina Đệ nhị, Nữ
hoàng đã ra lệnh đúc một quả chuông thật lớn. Rất nhiều những chuông nhỏ được
đem về và đập vỡ để lấy nguyên liệu. Theo tín ngưỡng của người Nga, việc đập vỡ
chuông là một hành động tội ác. Chính vì vậy mà có báo ứng. Người thợ cả chỉ
huy việc đúc chuông đã chết bất đắc kì tử khi quả chuông to chưa đúc
xong. Nữ hoàng ra lệnh cho con trai ông ta lên thay và công việc vẫn được tiếp
tục. Rồi thì cả Nữ hoàng cũng bị chết bất thường. Quả chuông lớn đúc dưới hầm
do đó không được mang lên. Mười năm sau cái chết của Nữ Hoàng, người ta mới lấy
quả chuông lên. Quả chuông, giống như người phụ nữ. Có đầu chuông, vai chuông,
thân chuông và quan trọng nhất là váy chuông. Khi đưa quả chuông lên mặt đất
thì phần váy chuông bị hỏng. Ai cũng cho rằng đó là điềm Trời không ưng Nữ Hoàng
Ekatêrina Đệ Nhị, đó là một vị vua xấu.
( Hôm trước thăm
Bảo tàng Krem li, không biết quả chuông vỡ phần váy chuông để ở bệ có phải là
quả chuông được nhắc đến trong câu chuyện này không! Cứ như lời thuyết minh thì đúng là quả chuông vỡ mà chúng tôi đã chụp ảnh với nó)
Người thuyết minh
cho hay, người ta quan niệm khi tiếng chuông ngân lên, đó là giọng nói của
Thượng đế nhắn nhủ mọi người hãy sống lương thiện. Cô nói rằng ở VanĐai, người
ta hòa tấu chuông với những quả chuông khác nhau. Cô nói và giật nhiều dây
chuông của các quả chuông để tạo thành một bản nhạc cầu kinh. Vũ Nho và Hoàng
Minh Tường cũng được mời thử nắm vào dây và hòa tấu câu cầu nguyện : Yêu mến
Chúa! Yêu mến anh em!
Người
thuyết minh nói rằng quả chuông cũng như người, khi mới ra đời, rồi khi tráng
niên, và sau cùng là lúc nó cần được nghỉ ngơi. Tuổi nghỉ ngơi của một quả
chuông là khoảng sau khi nó phục vụ được 300 năm.
Chúng tôi được cho
xem quả chuông Trung quốc, chuông Ý, và đặc biệt là quả chuông của Mĩ. Chuông
của Mĩ khác hẳn các loại chuông kia, vì nó là hình khối tam giác. Trong tủ kính
trưng bày, tôi thấy quả chuông đúc hình tòa tháp đôi của Mĩ bị phá hủy ngày 11 tháng
9. Chắc là của đoàn Mĩ tặng. Chúng tôi cũng xem những lục lạc ngựa được đúc ở
Van Đai rất đẹp.
Chuông hình Tháp đôi bị khủng bố 11 tháng 9 do Đoàn Mĩ tặng
Chuông hình Tháp đôi bị khủng bố 11 tháng 9 do Đoàn Mĩ tặng
Anh Lê Văn Thảo thay mặt Đoàn cảm ơn Bảo tàng. Đây là buổi đầu tiên tôi dịch từ tiếng
Nga và dịch ngược. Nhưng cảm thấy suôn sẻ và tự tin. Có lẽ Chúa giúp tôi để
truyền đạt những ý nghĩa thiêng liêng của tiếng chuông trong đời sống tâm linh
con người chăng? Dù sao thì tôi như cất gánh nặng lo lắng, tự tin để làm nhiệm
vụ cầu nối của mình.
Vũ Nho với người thuyết minh Bảo tàng Chuông
Vũ Nho với người thuyết minh Bảo tàng Chuông
Bảo tàng chuông
Trong tập sách :
ĐẤT VAN ĐAI mà mỗi thành viên của Đoàn được tặng.
Vũ Nho dịch khi về
Việt Nam
Những quả chuông ở
nước Nga có vị trí đặc biệt trong đời sống của dân chúng. Những tiếng chuông
canh phòng, báo động, phong tỏa, báo giờ, truyền tin, gọi người đi cầu nguyện,
mang tin vui, báo tin buồn, răn đe thiên tai, hỏa hoạn, kêu gọi mọi người đoàn
kết, đón tiếp khách quý bằng tiếng ngân vang trang trọng. Từ xa xưa VanĐai đã
nổi tiếng với những quả chuông nhỏ, chuông to kì lạ của mình. Những quả chuông
đến từ đâu, khi nào chúng xuất hiện, ai làm nên chúng- Tất cả điều đó có thể
biết được trong Bảo tàng chuông. Ở đây, có thể nhìn thấy bên cạnh quả chuông cổ
Trung Hoa từ thế kỉ XVI trước công nguyên là những quả chuông Nga thế kỉ XVI,
chuông Ytalia thế kỉ XII, chuông con trong nhạc ngựa Van Đai đầu thế kỉ XIX và
nhiều loại chuông khác. Những quả chuông trong nhiều trường hợp là mối liên kết
con người từ những đất nước khác nhau, các nền văn hóa, tín ngưỡng khác nhau.
Sự hoàn thiện của những quả chuông thật đáng kinh ngạc vì trải qua nhiều
thế kỉ, hầu như bề ngoài chúng không hề suy suyển tí nào. Những truyền thuyết
khẳng định rằng những quả chuông đạo Cơ đốc ra đời ở Ytalia được làm bởi
Pablinhie theo hình ảnh và mô phỏng những bông hoa đồng nội xuất hiện trong tầm
nhìn như là giọng của bầu trời.
Hiện vật trong bảo
tàng không chỉ được nhìn mà còn được nghe. Ở đây, có thể nghe không chỉ tiếng
chuông ngân do những người phụ trách bảo tàng gióng lên, mà còn có thể
nghe tiếng chuông tự mình kéo dây. Bảo tàng trưng bày hiện vật mở cửa tháng Sáu
năm 1995. Hiện vật được bày trong nhà thờ thuộc lâu đài nghỉ mát của Nữ
hoàng Ekatêrina Đệ nhị, được xây theo thiết kế cuả N.A. Lvov.
Chúc mừng bác Vũ Nho. Em được thấy tấm ảnh về một quả chuông to như một toà nhà, được nghe chia sẻ của bác, thật tuyệt vời. Cảm ơn bác.
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé trang! Quả thật ở Nga 4 năm, nhưng mãi lần quay lại 2 tuần năm 2010 tôi mới biết thêm nhiều về nước Nga.
Xóa