Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

CHÙM THƠ NGUYỄN HOÀNG SƠN





CHÙM  THƠ NGUYỄN HOÀNG SƠN
Cái mũ

Mũ tai bèo
Trên mắc
Trường Sơn dằng dặc
Về theo:
Núi
      Đèo
Rừng già
               Thác trắng
Mưa
Nắng
Đạn bom…
Mùa xuân lộc trở xanh om
Cả tiếng ve từng đan trong nhịp võng…
Những ngày anh sống
Lặng thầm mũ kể em nghe…
2/1986 

Mít chín

Quả mít
Bưng bít đã ghê:


Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

TIẾNG LÒNG SAU HƠN BỐN CHỤC NĂM

TIẾNG LÒNG SAU HƠN BỐN CHỤC NĂM / Mai An NGUYỄN ANH TUẤN



TIẾNG LÒNG SAU HƠN BỐN CHỤC NĂM
Mai An NGUYỄN ANH TUẤN

Tình cờ qua thư điện tử tôi nhận được một bài thơ của trò cũ - cựu hs trường cấp III Thuận Châu - Sơn La, với mấy dòng kèm theo: " Em đang tập làm thơ. Một trong những bài đầu tiên đó, là để nhớ lại một kỷ niệm mà chắc thầy đã quên từ lâu. Thầy cho em ý kiến để sửa nhé? Cảm ơn thầy".

NHỮNG GIỌT DẦU ĐÊM ĐÔNG

Kính tặng thày NAT

Gió rít lùa kẽ nứa

Môt tiếng gõ cửa nhè nhẹ
Ngọn đèn tắt từ lâu
Vẫn nhận ra áo đại cán sờn bạc
Đôi mắt thẳm sâu
Trong khoảng không vũ trụ.

" Dầu đây em"
Giọng nói hiền hòa
Phòng nội trú hẹp ánh trăng ghé thăm
Câu học trò nghèo lặng khóc
Giữa khi bước chân vọng xa dần..

Bốn lăm năm sau
Những giọt dầu không cạn nổi 
Còn in bóng thầy.

Bắc Ninh, 23.7.2019
Lê Ngọc Khải


Sau những đợt sóng cảm xúc và hồi tưởng lắng lại, tôi đã suy ngẫm nhiều về bài thơ 
này và thấy cần viết về nó. Nhưng cứ cân nhắc, lưỡng lự mãi, bởi nếu Khải viết về ai khác kia thì đi một nhẽ; với lại, như thế khác nào “con hát mẹ khen hay”? Nhưng là người viết phê bình văn chương nghiệp dư dù sao cũng đã có một số bài viết về thơ-văn của không ít tác giả, chưa hề bị “ném đá”, lẽ nào thơ của trò cũ nặng tình với mình thì lại lặng câm- khi có yêu cầu nhận xét?

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

CHÙM GỌI HÈ-2019





CHÙM GỌI HÈ-2019
  Theo điệu Hai kư- Nhật Bản

    Trần Trung

1/Nung nấu đã đầy
Nhạc ve ran
Xuân đâu?

2/Lá xanh nhớ
Bơ phờ
Trăng muộn như mơ.

3/Ai hát đêm
Đâu rồi em
Tóc xõa thềm...

4/Mỗi ngày một đóa
Hồng hoa dâng hương
Giấc mộng hường...

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

VŨ TỪ TRANG VÀ NHỮNG CÂU THƠ




VŨ TỪ TRANG VÀ NHỮNG CÂU THƠ



Nguyễn Thị Lan



Vũ Từ Trang (VTT) là cây bút đa năng. Anh viết nhiều thể loại: Thơ, tiểu thuyết, khảo cứu, chân dung văn học. Ở thể loại nào anh cũng để lại những dấu ấn đáng ghi nhận. Cho đến nay, VTT đã xuất bản 17 đầu sách với gần 4000 trang viết ,trong đó có 6 tập thơ: Nắng lên cao (1977), Thời trai trẻ (1996), Ngược dốc (1999), Lẻ và không lẻ (2002), Những vòng tròn đồng tâm ( 2011),Cây chuyển mùa (2016).

Viết văn nhiều, nhưng thơ là cái nghiệp chính của VTT; trong sâu thẳm và trên tất cả anh là một nhà thơ, mang cốt cách và phẩm chất của một nhà thơ.

Thơ VTT đã xuất hiện từ rất sớm. Ở tuổi 21, anh đã có chùm thơ in trên báo Văn Nghệ năm 1969. Từ đó đến nay, trên hành trình dằng dặc trong miền sương khói trầm mặc của thơ, VTT đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc: Một nhà thơ tài hoa với vẻ đẹp tâm hồn, với những “giọt” thơ lặng thầm, tinh tế. Người đọc gặp trong thơ anh một người khao khát vô bờ về một chân trời thi ca, mộng tưởng và cái đẹp vĩnh hằng.

Thơ VTT nhiều hoài niệm. Anh hay “đi tìm thời gian đã mất”. Này đây, hoài niệm về một thời tuổi trẻ “khát vọng cuồng điên” với bao hoài bão, với cả những nỗi “vui buồn chưa kịp đặt tên”.

“Hai mấy năm trời nhớ nhớ quên quên

rừng dương xưa chưa lần trở lại

chợt nghe ABBA lòng thành ngây dại

nhớ một thời khát vọng cuồng điên

nhớ vui buồn chưa kịp đặt tên

nắng nghẹn con đường cỏ rối”

                                      (Chợt nghe ABBA)

Nhớ. Bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.Và cũng bởi “có ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông?”

Này đây, một người thơ đa cảm, hay buồn, hay nhớ khi nghĩ về kỷ niệm xưa. Bài thơ “Thị trấn bỏ quên” chứa đựng những ký ức, hoài niệm về một thời với bao êm ấm, trong lành, thanh thản, bình yên. Cái “thị trấn bỏ quên” ấy với hoa ti gôn, mái nhà xưa, cây cầu, vạt đồi ngập nắng. Và em. Và cả một giấc mơ thời trai trẻ. Thơ VTT ở bài này là tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền lành, bình dị, tha thiết, đi vào lòng người một cách tự nhiên, sâu sắc.


                                                                                                    Nhà văn Nguyễn Thị Lan

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Chùm Hai ku Đức đón mùa thu 2019

Chùm Hai ku  Đức đón mùa thu 2019
Chuyển ngữ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương- Bắc Ninh)

Bài 1
Đơn sơ
Khách sạn núi
Với ngàn sao
Das einfache
Berghotel- mit tausend sterne
( Gerard Krels)

Bài 2
Nơi cửa quay
Tràn niềm vui
Hoa ánh nắng

Im drehkreuz
Zur vollzugsamstadt
Eine sonnenblumen
( Mario Fitterer)
 
Bài 3
Vô ngôn
Ánh sáng
Tắm gội tôi
Keine worte
Fuer das Licht ,das
Mich streifte
( Michel Denhoff)
 
 
 

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

CHÙM THƠ THẾ SỰ của Vũ Xuân Quản




CHÙM THƠ THẾ SỰ của Vũ Xuân Quản


KHOAN DUNG



Đức Phật dạyLễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung



Cái thời Phong kiến thong manh

Bức hại đạo lý lại thành “ tự nhiên”

Đâu đâu cũng bốc mùi tiền

Pháp đình bệnh viện non thiêng chẳng từ

Hậu duệ thăng tiến vô tư

Bằng không phải có ô dù mới xong

Tài năng chịu phận long đong

Ba chìm bẩy nổi trong vòng trầm luân

Nẩy nòi một lũ bất nhân

Núp dưới đũng quần xảo trá ngữ ngôn



“ Cướp ngày ” chỉ đáng tuổi con

So vai rụt cổ lại còn xưng em

Thì thào vừa dạ vừa rên

Mỏng môi ton hót huyên thuyên đủ điều

Ma cô một lũ tiểu yêu

Gá bạc chực cửa sớm chiều lon ton



Cái thời mạt đức nguồn cơn

Thuần phong đảo lộn oán hờn lòa mây

Cùng nhau hướng tới ngày mai

Khoan dung hóa giải tháng ngày thương đau!



HỎI

Đức Phật dạy: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình



“ Dã Tràng se cát bể Đông

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì ”


                                                                  Nhà thơ Vũ Xuân Quản

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

THÀNH PHỐ MÙA XÀ CỪ THAY LÁ




THÀNH PHỐ MÙA XÀ CỪ THAY LÁ
(Tản văn)
Nguyễn Thị Lan

1. Những ngày cuối tháng Ba đầu tháng Tư âm lịch, thời khắc giao mùa Xuân sang Hạ, khi cái nắng còn chưa oi ả và cũng chưa chói chang, tôi lang thang đi “thưởng lãm” cây trong thành phố. Dọc đường Trần Hưng Đạo, đại lộ Hồ Chí Minh, đường Hồng Quang, công viên Bạch Đằng, đặc biệt trước cửa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội ở đường Bạch Đằng có những hàng cây xà cừ cổ thụ đẹp đến xao xuyến lòng. Đi dưới hàng cây, tôi bắt gặp những chiếc lá vàng nhỏ xoay xoay trong gió. Đã cuối Xuân đầu Hè sao còn lá rụng, cứ ngỡ mùa Thu, mùa Đông cây mới rụng lá? Nhưng thành phố có  một mùa như thế khi xà cừ đổ vàng, mùa “ thay áo” của một trong những loài cây lâu đời nhất ở thành phố Hải Dương.
Con đường Bạch Đằng chiều chiều tôi đi qua rợp bóng xanh mát của hàng cây xà cừ cổ thụ. Ở đây có những cây tuổi đời trên nửa thế kỷ được trồng từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Những “cụ cây” xà cừ sừng sững như một chứng tích với gốc vạm vỡ, xù xì, với những cái mấu và mắt gỗ lồi lên như vết sẹo….
Cây xà cừ còn được gọi là cây đại lực sĩ, khắp thành phố có nhiều gốc xà cừ đường kính đến nửa mét, có cây đường kính gốc đến hàng mét.
Tôi yêu cây xà cừ vì đó là một loại cây rất mộc mạc, giản dị, khiêm nhường, thanh tao nhưng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt. Khi hầu như tất cả những loại cây đường phố rụng lá vào mùa Thu thì đến mùa Đông thành phố vẫn xanh một màu xanh mang tên xà cừ. Những chiếc lá xà cừ vẫn thi gan cùng rét buốt. Xà cừ “gồng” lại màu xanh cho mùa Đông đỡ trống vắng, cô đơn, lạnh lẽo. Nhưng vào mùa Hạ, khi những loại cây khác đang độ thanh xuân ngút ngàn thì xà cừ lại vội vàng đổ lá. Giữa mùa Hè mà lá vàng ngập đường. Xà cừ thay lá rực rỡ một góc trời.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Chùm thơ mùa thu của Nguyễn Hoàng Sơn





Chùm thơ mùa thu của Nguyễn Hoàng Sơn


-Lá ơi còn tươi thế
Mà sao đã nhuốm vàng?
-Tôi muốn mang áo mới
Kịp đón mùa thu sang.

Thị

Mỗi năm chỉ một lần
Thị vào chơi trong phố
Mùa thu như thị thơm
Ai vô tình, chẳng có!

Núi

Núi làm tranh bên trời
Suốt mùa mưa nhòe ướt
Mùa thu đưa ngọn bút
Lượn một viền nắng tươi.

Trăng

Trăng tròn như  mặt trống
Treo cổng trường mùa thu
Mây gợn dòng phấn trắng
Trên bảng trời xanh lơ.
8/1984
                                                            Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

CÔ HÀNG HƯƠNG



CÔ HÀNG HƯƠNG*
                     Nguyễn Địch Long

Em, ba mươi tết đến nhà
Cô hàng hương gió lật tà áo nâu
Khăn sư buộc phận lên đầu
Sắc hương trời nước nhuốm màu sắc không.

Sao em vội với nâu sồng
Câu thề xuống tóc má hồng lặn đi?
Dấn thân khổ hạnh còn gì
liễu gày nương bóng từ bi cầm lòng.

Hồ thu đáy mắt lửa hong
Nhấn hồn bao kẻ lụt trong đấy rồi
Sông tình sóng vỗ ngược xuôi
Mình em nỡ mắc cạn nơi cửa thiền.

Hương mua rồi muốn mua thêm
Cũng là mua chút nỗi niềm đa đoan
Nén trầm thơm cháy dở dang
bước chân xô lệch chiều vàng em đi.

*Cô hàng hương- Nguyễn Địch Long (Thơ lục bát, NXB Hội nhà văn-
 Tháng 8-2010).

  LỜI BÌNH của TRẦN TRUNG

  Nhà thơ Nguyễn Địch Long gửi “chút nỗi niềm đa đoan” với cô hàng bán hương vừa rời cửa Chùa. Tâm tình được giãi bày, trao gửi theo điệu kể quen thuộc, bình dị cùng cả sự quan sát về cô gái ấy, nhà sư ấy. Thời gian “Em” đến “ba mươi tết”; và, con gió cuối năm, có trớ trêu thay, lại giúp chi người thơ nhận thêm ra, rõ ra chân dung cô gái từ “tà áo nâu”, đến cái khăn đội đầu: “Khăn sư buộc phận lên đầu”. Thế là chân dung “Cô hàng hương” đã được định hình mà cũng rành ra cuộc sống và môi trường gìn giữ, ràng buộc cô (em):
         “Khăn sư buộc phận trên đầu
           Sắc hương trời nước nhuốm màu sắc không”
  Chỉ một đôi nét phác họa, cũng là phác thực, hình ảnh cô hàng bán hương ngỡ như hiện ra trước mắt ta, từ vẻ ngoài tới thân phận.


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

ÁNH LỬA NGÀN XƯA



ĐINH Y VĂN
 
ÁNH LỬA NGÀN XƯA

Tháp Chàm ngự đỉnh đồi Trầu
Tám trăm năm trải dãi dầu nắng mưa
Vẫn hồng ánh lửa ngàn xưa
Thần Siva cũng như vừa hiện lên!

Đ.Y.V