Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Lai lịch 2 câu thơ : Mỹ nhân tự cổ...

  


LAI LỊCH 2 CÂU THƠ


“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.”
“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng”. Người đẹp giống với danh tướng ở chỗ cùng được người đời ngưỡng mộ. Họ là hào quang rực rỡ trong tâm tưởng người đời. Ký ức về cái đẹp tuyệt vời ấy cũng là một thực thể và người ta muốn thực thể ấy được tồn tại lâu bền. Trường hợp Lý phu nhân đời Hán là một ví dụ: Hán Vũ Đế (156-87 TCN) - vị vua kiêu hùng nhất của Hán triều - triều đại cường thịnh kéo dài đến hơn 400 năm - đã cho tuyển vào cung hàng ngàn mỹ nữ tuổi từ 15. Ai đến tuổi 30 mà không được vua chiếu cố thì sa thải, cho về quê. Vậy mà khi Hán Vũ Đế nghe Lý Diên Niên hát bài Giai nhân ca :
Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập
Nhất cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc
Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc
Dịch Thơ:
Bắc phương riêng có giai nhân,
Một mình tuyệt thế dám cân ai bì.
Một nhìn thành đổ nghiêng đi,
Liếc thêm lần nữa còn gì nước non!
Cần chi biết thành nghiêng, nước đổ.
Há muôn đời dễ có giai nhân ?!
(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)
Nhà vua đã than rằng: Quả có người đẹp như thế trong đời ư!?. Bình Dương công chúa quỳ tâu: Lý Diên Niên có người em gái rất đẹp, ca múa đều hay... Tức thì, em gái Lý Diên Niên được lệnh nhập cung. Thấy mặt mỹ nhân vua đâm ra mê mẩn, công nhận là sắc nước hương trời, phong nàng làm Lý Phu Nhân và không còn thiết đến ai khác.
Mấy năm sau, Lý Phu Nhân lâm trọng bệnh. Lúc nàng sắp mất, Vua lo lắng đến tận giường thăm hỏi và muốn được nhìn mặt nàng lần cuối nhưng vì muốn lưu giữ mãi vẻ đẹp của mình với hoàng thượng nên mặc cho vua nhiều lần nài nỉ, Lý phu nhân vẫn nhất quyết úp mặt vào tường. Vũ Đế tức giận quay phắt ra về.
Quả vậy, Lý phu nhân mất đã mấy năm rồi mà Vũ Đế vẫn mãi mơ tưởng hình bóng giai nhân. Lắm khi nhớ quá, vua nghe lời các thuật sĩ, cứ thẫn thờ ngồi đợi hồn người xưa hiện về.


Mỹ nhân và danh tướng có điểm giống nhau là đều có những phút huy hoàng; một bên là nhan sắc, một bên là chiến công lừng lẫy. Họ muốn giữ mãi danh vọng ấy nên không muốn cho nhân gian thấy hình ảnh của mình khi tàn tạ. Danh tướng lúc tuổi cao thì thể lực tinh thần đều suy nhược, không còn thuở tung hoành hống hách của ngày xưa, cũng như mỹ nhân khi về già thì đành phải tàn phai nhan sắc. Lão tướng Liêm Pha đời Chiến Quốc, Hoàng Trung đời Tam Quốc… tuy là những danh tướng nhưng lúc về già nhiều mặc cảm, cố làm ra vẻ còn oai phong mạnh mẽ nhưng “than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” - cuối cùng họ đành chết trong nỗi tủi hờn vì không còn đâu uy lực ngày xưa. Riêng Hạng Vũ sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, Lã Bố vô địch… thì vẫn mãi mãi kiêu hùng trong sử sách vì không có tuổi già.
Thời gian là kẻ thù của tồn tại. Thời gian làm mục nát mọi thứ, làm tàn phai những gì người đời tôn quý. Những vàng son chói lọi ngày nào rồi chỉ còn lại là vết bụi mờ trong ký ức. Trong các báu vật của đời người, nhan sắc, tài năng thật chẳng muốn đối đầu chút nào với thời gian. Cảm nhận ý này, Nguyễn Bính, nhà thơ tài hoa mệnh bạc đa tình lìa đời năm 48 tuổi - tuổi 48 chưa phải là lúc đầu bạc - Thơ vận vào đời, nhà thơ tài hoa viết bài “Viếng hồn trinh nữ”, khóc mỹ nhân sớm lìa trần :
…Tôi với nàng đây không biết nhau,
Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu?
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Nguyễn Bính kết thúc bài thơ đa tình bằng hai câu vốn quen thuộc từ xưa. Câu thơ được người đời nhắc mãi mà xuất xứ thơ từ đâu thì không rõ lắm. Nhiều truyền thuyết giải thích khác nhau. Tùy Viên thi thoại của Viên Mai chép lại câu chuyện kể:
…Chú của Tiến sĩ họ Tra có làm bài thơ "Điệu vong cơ" khóc người thiếp qua đời. Bài thơ được nhiều người họa lại. Riêng bài họa của một hầu thiếp tên là Diễm Tuyết có hai câu kết : “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng - Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu” (Người đẹp nghìn xưa như tướng giỏi - Chẳng hẹn nhân gian thấy bạc đầu) là hay nhất.
Lại có thuyết: Cuối đời Khang Hy nhà Thanh, có người thiếp nhà họ Ðồng tên là Triệu Diễm Tuyết ngụ tại “Ðồng Gia lâu” bên bờ sông Vệ, thành phố Thiên Tân. Lúc này ở Thiên Tân đang thịnh hành tục tế Thần hoa. Theo phong tục, vườn nhà “Ðồng Gia lâu” trồng đầy cả hoa hải đường. Giỏi thơ văn, Triệu Diễm Tuyết có làm bài thơ Tiêu hồn hải đường với nhiều ý mới lạ, được nhiều người truyền tụng. Từ đó Đông gia lâu được gọi là Diễm Tuyết lâu. Riêng bài thơ của Triệu Diễm Tuyết nay chỉ còn lưu giữ được hai câu cuối trên.
Năm 1934 Thi sĩ Leiba (Lê Văn Bái ) đã tâm đắc :
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai ?
Thế mới biết tài tử giai nhân xưa nay đều có chung một một " nỗi sầu nghìn thu " rồi cùng làm thơ là vậy ?

Chép lại từ FB Hoài Nguyễn 6/11/2019

 

PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ BÀI CỦA TRIỆU DIỄM TUYẾT

尔今死去侬收

Người nay đã chết, ta  mai táng

未卜浓身何日丧

Thân người nồng, vì chăng năm tháng?

侬今葬花人笑

Nay ta chôn hoa , kẻ cười ngốc

他年葬侬知是谁

Mai sau, chôn ta, biết nào ai?

试看春残花渐

Nhìn xem, xuân tàn, hoa dần rụng

便是红颜老死时

Thời thuận “hồng nhan”, thời lão tử

一朝春尽红颜

Một thời, xuân tận, “hồng nhan” tàn.

花落人亡两不知!

Hoa tàn, người mất, chẳng ai hay!

美人自古如名将

Mỹ nhân, tự  cổ, như  danh tướng

许人间见白头

Bất hứa nhân gian, kiến bạch đầu.

 


一朝春尽红颜老
Một thời, xuân tận, “hồng nhan” tàn.
花落人亡两不知!
Hoa tàn, người mất, chẳng ai hay!
美人自古如名将
Mỹ nhân, tự cổ, như danh tướng
许人间见白头
Chẳng hẹn nhân gian, lúc bạc đầu.

 

Chép lại từ trang  NGUYỆT BĂNG CUNG

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét