Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

TẬP THƠ VĂN LÊ DUY ĐẢN SƯU TẦM TẠI HUYỆN YÊN PHONG - HÀ BẮC

 

TẬP THƠ VĂN LÊ DUY ĐẢN SƯU TẦM TẠI HUYỆN YÊN PHONG - HÀ BẮC

                                         ĐÀO THÁI TÔN

Viện Nghiên cứu Hán nôm

Năm 1993, trong đợt đi sưu tầm tài liệu Hán Nôm tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, chúng tôi đã sưu tầm được tập thơ văn Lê Duy Đản ngay tại nhà thờ dòng họ Lê Duy.

Đây là một cơ may để chúng ta có thể khôi phục lại đây đủ hơn gương mặt một tác gia văn học đời Tây Sơn qua Gia Long; đồng thời đính chính lại được lầm lẫn từ mấy chục năm qua trong một số sách cho rằng Lê Duy Đản tức Lê Đản tác giả bộ sách Nam Hà tiệp lục.

Xin được miêu tả đôi nét về cuốn sách.

1. Dù đã mất mấy trang đầu và cuối, sách này vẫn còn 155 tờ (tức 310 trang), giấy bản, còn tốt.

- 15 tờ đầu chép thơ Lê Duy Đản trong thời gian cùng Lê Chiêu Thống và "quốc mẫu" lận đận chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh.

- 64 tờ tiếp theo là Tùng đảo canh thù tập.

- 31 tờ tiếp theo là Hương La Lê Quý hầu đăng khoa gia môn hưng thịnh tự.

- 42 tờ sau chót là Đẩu Phong tiên sinh hành trạng tự thuật.

2/ So với kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì hiện nay kho chỉ có:

- Lê Duy Đản thi tập, 82 trang, (A.2821)

Tập này còn được chép trong Mặc Ông Chỉ Trai Lê tham thi văn hợp biên - VH.97.

Như vậy là tập thơ văn Lê Duy Đản tại nhà thờ ông là một tài liệu quí hiếm, chảng những bổ sung cho chúng ta nhiều tác phẩm của Lê Duy Đản, mà còn giúp ta biết rõ hơn về tiểu sử của ông. Cũng nhờ những tư liệu mới này mà chúng ta đã có thể chứng minh rằng:

a/ Nam Hà tiệp lục là của Lê Đản, người lành Thịnh Cuông, huyện Chân Định, trấn Sơn Nam sau là Trực Ninh, thuộc Nam Định. Lê Đản do vậy là nhà Sử học.

b) Còn Lê Duy Đản, người làng Hương La, huyện Yên Phong tỉnh Hà Bắc. Ông là nhà thơ.

Do khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chưa bàn tới vấn đề phân biệt giữa Lê Duy Đản và Lê Đản. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu về Thơ văn Lê Duy Đản qua những tài liệu mới tìm được:

Trừ 64 tờ chép Tùng đảo canh thù thi tập là tập thơ xướng họa ra, những trang văn thơ còn lại của Lê Duy Đản cho ta nhiều tư liệu thú vị về cuộc đời và thơ văn ông. Ngoài một bài ký (Ninh Sóc Sơn ký) và một bài phú, phần thơ văn còn lại có thể xem như những trang hồi ký của Lê Duy Đản. Điểm đặc sắc của Lê Duy Đản là: phần lớn những bài thơ của ông đều mở đầu bằng một bài tiểu dẫn kỹ càng. Chẳng những điều đó giúp người đọc có thể biết được năm tháng sáng tác bài thơ, mà còn có thể hiểu thêm tâm trạng Lê Duy Đản khi sáng tác một số bài cụ thể. Giai đoạn sáng tác của Lê Duy Đản năm trọn trong thời điểm nóng bỏng của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, mà ở đó: loạn kiêu binh; Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc: vua Lê chạy trốn; Lý Trần Quán tự chôn mình; Nguyễn Huệ lấy Ngọc Hân công chúa... dều được ông ghi lại cụ thể. Cố thể nói thơ Lê Duy Đản - mặc dù ông chống Tây Sơn - nhưng đã ghi lại được nhiều chi tiết về sự suy vong tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và thế tấn công áp đảo của nghĩa quân Tây Sơn. Về mặt này, tập trung đặc sắc nhất là phần chép trong tập Đẩu phong tiên sinh hành trạng tự thuật. Như tên gọi của nó, đây là tác phẩm tự thuật của Lê Duy Đản. Ở tác phẩm này, ông thuật lại từ giờ, ngày, tháng năm sinh đến từng năm học hành ở gia đình và chuyện thi cử từ nhỏ cho đến khi thi hương thi hội thi đình rồi vào cuộc ứng chế (1776)... rồi Quang Trung đại phá quần Thanh, ông bỏ trốn trong dân ra sao. Ta hã nghe ông tự thuật về tiểu sử:

"Gia đình ta từ lâu đời theo nghề nông. Đến những đời gần đây mới bắt đầu theo đòi sách vở, lấy Nho học làm gốc. Ta được cha mẹ sinh ra vào giờ Hợi, ngày mồng hai, tháng năm, năm Quí Hợi (1743). Mẹ ta thường kể lại rằng: Năm 20 tuổi bà bị sản hậu, bị bệnh huyết tới 7 năm trời, vì thế đã thưa chuyện với ông bà lấy vợ lẽ cho cha ta, nguyện không đem lòng đố kỵ. Nhưng rồi bỗng nhiên gặp thày gặp thuốc, bệnh tình thuyên giảm nên sinh ra ta (...) Ta thuở nhỏ vốn thông tuệ, len 5 tuổi đã được cha dạy đọc sách. Hồi đó, bạn của cha ta là ông Trần Di Ái làm án sát sứ Kinh Bắc, nhân có việc công ghé qua nhà ta hỏi ta về sự học, sự đọc, ta đều trả lời trôi chảy. Ông cười, bảo với cha ta: "Những điều cha ta chưa làm được, con sẽ làm đấy"! và liền cho ta bút giấy và tiền. Lên 8 tuổi cha ta bắt đầu làm lễ khải mông cho ta (...). Năm 16 tuổi ta đã thiệp liệp chúwr và kinh truyệ, bắt đầu thụ nghiệp ở Di Ái Trần tiên sinh. Khi nộp văn, Tôn sư (Trần Di Ái) ngờ là cha ta làm hộ.Nhưng khi hỏi đến những chữ nghĩa uyên áo trong bài, ta đều trả lời trôi chảy. Thày bèn cười, nói với học sinh Vọng Nguyệt rằng: Trò này ở gầnnhà các trò. Có biết nhau không? Nhân đó ông nói với tổ phụ ta rằng: Không có việc học này thì cậu bbé này sao lại tới của ta. Đây là phúc của nhà ông. Ông nên chu cấp lương tiền cho cháu học, đừng để hoàn cảnh bức bách làm trở ngại việc học của cháu. Năm ta 17 tuổi tức là năm Kỷ Mão, có kỳ thi Hương, cha ta sai ta đến thi ở cấp huyện và tỉnh. Năm 18 tuổi, lúc này Từ Ô tiên sinh Trần Tôn sư nhậm chức Hiến ty ở bản xứ, ta bèn đến thụ nghiệp. Năm 19 tuổi, lại dên kinh sư học trường của Di Ái tiên sinh (...). Năm 21 tuổi, ta và ba em trai cùng tới thụ nghiệp ở nhà Tôn sư họ Nguyễn ở Phù Khê, anh em ta thay nhau xếp ưu hạng, áp đảo sĩ tử trong trường (...) Ta làm văn "Hạ bút lập thành bất tằng gia điển". Người đương thời xem anh em ta là "nan huynh nan đệ".

Năm 29 tuổi (Tân Mão) ta cùng ba em đi thi Hương. Lúc này ông Hồ Sĩ Đống người làng Hoàn Hậu làm Huấn đạo: Khâm sai Vũ công làm đề điệu; Búi công làm giám thí. Đến kỳ thi tứ trường, anh em ta đồng bảng. Đến ngày bái bẩm tại phủ đường, đều trúng cách.

Năm 33 tuổi (1775), ngày 10 tháng 10 năm Ẩt Mùi, thi Hội. Ngày 28 thì vào kỳ thi tứ trường. Đến ngày 8 tháng 11, được ngự thu 18 quyển, ta được đúng vào 13 trong số 18 quyển đỗ năm ấy. Đến tháng 11 nhuân, được quan chấp sự dẫn vào bái bẩm Vương phủ; được Vương phủ hỏi họ tên; quê quán; năm sinh; đỗ hương cống khoa nào; chức tước của ông cha ra làm sào, và ban cho "cát y" và 10 quan cổ tiền.

Tháng 12 năm ấy - Ất Mùi (1775), ngày Sóc, tại kỳ thi Đình, nhà vua lấy 16 tên Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân thì ta ở vào thứ 12 trong số đó. Khoa này ta đuợc ban mũ áo cân đai và bảy lạng bạc; được ban yến ở bộ Lễ. Ngày 21 tháng đó vinh qui, lại được ban gấm về bái tổ, kèm theo lệnh cho bản tổng địa phương làm nhà cửa nghênh tiếp đúng nghi lễ. Tháng hai năm Bính Thân (1776) kính cẩn đi dự thứ khoa ứng chế. Khoa này, quan Hữu ti tâu có 3 người hợp cách. Văn lý của ta đáng lẽ được xếp thứ nhất, nhưng do viết lầm một chữ trong miếu hiệu nên bị xếp thứ ba, được thưởng 5 quan cổ tiền.

Tháng 3 năm đó, được nhận chức Hàn lâm viện hiệu thảo, sau đó làm quyền (thự) Nghệ An đạo Giám sát ngự sử. Thân phụ ta từ chỗ chỉ là sinh đồ nay được phong ấm Tướng sĩ lang và được làm quan Huấn đạo Nho học tại phủ Trường Khánh"...

Bắt đầu từ đây, trong cuốn Tự thuật này, Lê Duy Đản ghi chép rất sát từng sự kiện lịch sử từ khi nhà Lê phế bỏ Trịnh Tông lập Trịnh Cán, việc giết quận Huy, việc loạn kiêu binh... đến tận khi vua nhà Thanh sách phong cho Nguyễn Huệ. Điều lý thú là ở chỗ từng sự việc đó, ông hầu như đều có những bài thơ đi kèm. Tất cả gồm hơn 90 bài. Nói rằng Đẩu Phong tiên sinh hành trạng tự thuật vừa là tác phẩm sử học vừa là tác phẩm văn học kể cũng không phải là quá đáng. Bởi vì ở đây, ngoài những nét về đời tư tác giả, chúng ta còn bắt gặp nhiều chi tiết lịch sử trong một giai đoạn lịch sử như đã nói trên.

Khi Ngyễn Huệ tiến đánh Phú Xuân, 1786, Lê Duy Đản đã 44 tuổi, và đã hàng chục năm trời làm quan trong triều vua Lê.Vốn từ nhỏ chịu ơn mưa móc của nhà Lê, dĩ nhiên là ông chống lại Tây Sơn. Ông không hề giấu giếm khi gọi anh em Nguyễn Huệ là "man tù", là "giặc" và hết lời ca ngợi vua Lê. Chính ông là người dẫn Lê Chiêu Thống và "Quốc mẫu" lận đận chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Trong thơ ông, ta gặp mấy bài trong đó nói tới việc "Thiên triều" tiếp "Quốc mâu" (mẹ Lê Chiêu Thống) ra sao, ông tới thăm "Quốc mẫu" ở "hành tại" Nam Ninh (Trung Quốc) thế nào. Từ mấy chục năm qua, mỗi khi nhắc tới cái chết của Lý Trần Quán, người ta thường đánh giá ông bằng hai chữ ngu trung. Nhưng, thế nào là ngu, thế nào là trí, thế nào là thức thời, thế nào là cơ hội... trong thời buổi cuối thế kỷ XVIII ở nước ta quả thật ở từng trường hợp thật không đơn giản, nhất là với Lê Duy Đản. Ông vô cùng thương tiếc Lý Trần Quán và đã làm ít nhất là hai bài thơ ca ngợi. Ông viết lới dẫn:

"Nhà vua chạy tới Hạ Lôi, gặp Lý Trần Quan mũ áo chỉnh tề thung dung đi vào cái chết bằng cách chui vào quan tài, sai người đậy nắp chôn sống". Ông cho biết, trước cái chết này, người đời lúc ấy đã bàn luận. Có người cho là ngu, có người cho là đáng thương, là dũng cảm. Riêng ông, ông chẳng bàn luận gì, chỉ làm hai bài thơ ca ngời. Ông còi cái chết của Lý Trần Quán như cái chết cương thường của con hồ trên nấm mộ; ngược lại, bọn nhân lúc giao thời loạn lạc mà đầu hàng "giặc" cốt giữ phú quí, an thân phì gia, ong xem như lũ cơ hội rận rệp lổm ngổm bò trên chiếu ngồi. Chỉ có chết như Lý Trần Quấn mới là cái chết "hiếu đại vi trung" làm vẻ vang cho đất nước.

Ở bài thơ khác, ông ví Lý Trần Quán như Văn thiên tường của Trung Quốc.

Khẳng lưu Bắc truyện Văn thừa tướng,

Trực tác Na triều Lý thị lang.

Chính từ tấm lòng thành thực đó mà trong lúc chống Tây Sơn, ngòi bút của ông vẫn khách quan, trung thực. Sự thực đó đã vô tình phản ánh trung thành thế tiến quân như vũ bão của Nguyễn Huệ: "Nơi nào quân Tây Sơn đến, các biên trấn chỉ nghe tiếng đã tháo chạy táo tác (vọng phong nhi hội). Bọn quần thần thì dối lừa Vương phủ rằng:"Nều giặc Tây Sơn đến chân thành thì chỉ một trận là bắt ống hết. Thế nhưng, ở Thúy Ái quân thua, xe vua phải chạy về phía Tây; ở Hạ Lôi, dân khiếp đảm chạy hết vào đồn giặc".

Xét về mặt tận tụy trung thành với lý tưởng của kẻ sĩ phong kiến "trung thần bất sự nhị quân" thì Lê Duy Đản là một bề tôi trung thành. Không kịp theo xe vua trốn sang Trung Quốc, ông lánh nạn trong dân. Đây là những năm ông viết được nhiều bài thơ về tấm lòng trung quân ái quốc. Ta hãy đọc một bài trong đó:

Giang sơn tùy xứ thì sinh nha

Quốc phá, quân bôn, cảm cố gia

Lữ thứ phạ phùng đương đại mã

Thôn đầu lại hướng vọng sào xa

Đan tâm vị dẫn kim như thử

Bạch phát tân thiêm lão nại hà

Thiên vị ngô hoàng phù xã tắc

Trung can nghĩa đởm vị tiêu ma.

Tạm dịch:

Khắp nước non này, đâu chỉ là chỗ sinh sống - Nước mất, vua phải xuất bôn, lòng nào còn nghĩ đến nhà - Nơi lánh nạn, chốn lữ thứ, sợ phải gặp cả đến con ngựa chạy ngoài đường - Chốn đầu thôn lười hướng về chiếc xe hồi loan vủa vua - Tấm lòng son chưa tỏ được, mà nay phải lâm vào cảnh chui lủi này - Mái tóc bạc thêm mãi, già rồi, biết làm sao đây - Nếu trời còn vì vua ta mà giúp dập cho đất nước - Thì tấm lòng trung nghĩa này đâu đã mất.

Câu chuyện "Công chúa Ngọc Hân mơ Nguyễn Huệ" Bởi say sự nghiệp khách anh hùng" nhiều người đã nói. Cái mối tình ấy cũng không ít sách vở thi vị hóa, thêu dệt, ngợi ca. Nhưng hình như chưa sách nào ghi rõ tên những người đưa dâu trong đám cưới này. Lê Duy Đản đã ghi tường tận như sau:

"Năm Bính Ngọ (1780) Nguyễn Huệ chiếmkinh thành, giả danh tôn phù. Cảnh Hưng đại đế gả công chúa cho. Quốc lão Nguyễn Hoãn cùng các quan Hành tham tụng Trần công Đỗ Lân, Bồi tụng Uông Sĩ Lãng, Pho đô Trương Đăng Quĩ và bọn liêu hạ Nguyễn Duy Cáp, cùng ba bốn người đi đưa dâu, Nguyễn Huệ đã ban tặng cho 100 lạng vàng và lấy phẩm vật ban thưởng cho mọi người theo thông lệ. Trước đây Uông Sĩ Lãng làm việc ở Binh bộ. Đến nay đã mang nộp hết ấn tín vào quân thứ của Hguyễn Hữu Chỉnh".

Nhìn chung, thơ Lê Duy Đản trong những ngày lẩn trốn quân Tây Sơn là một điệu thơ buồn. Khi đi trốn, vợ con ông đều bị bắt. Nhưng ông cũng cho biết nhờ "trời" không hề gì. Thực ra, đây cũng là chi tiết để ta khách quan mà thấy rằng quân Tây Sơn không hề "thù vặt" những kẻ bất hợp tác với mình. Trong thơ Lê Duy Đản thời kỳ này, ta thấy ông ghi lại cả một trận ốm bất thường đến những ngày giỗ cha mà ông không về nhà được. Nhưng có lẽcảm đông hơn cả là bài thơ ông viết khi nghe tin em gái mất:

Loạn hậu ngô bào các nhất phương

Na tri thùy tại dữ thùy vương (vong)

Gia nô tựu ngụ tuần tiêu tín

Thất đệ quyên vi bội cảm thương

Hàm trục bất thân tâm cảnh cảnh

Tư giá hữu trở nhã uông uông

Nhân gia cốt nhục thiên luân trọng

Mộng nhập phần hương ám đoạn trường.

(Sau loạn, anh em ruột thịt mỗi người một phương biết ai còn ai mất - Vừa rồi gia nô đến nơi trú ngụ báo tin em mất ta rất cảm thương - Ngặt vì xa xôi cách trở không về gặp mặt được, ta vô cùng day dứt. Nỗi nhớ nhà đang còn cách trở lòng luôn canh cánh - Người ta sống ở đời tình anh em máu mủ là luân thường phải xem trọng - Nhưng ta chỉ biết nằm mơ trở về cố hương, ngầm đau thắt ruột.

Và, cũng như nhiều nhà Nho khác, ta thấy Lê Duy Đản cũng lui tới cửa Thiền. Nhưng ngay ở đây, ta thấy ông không phải là người mộ Phật. Ông viết:

"Lúc đó, sư chùa Viêm Xá tên tự là Chiếu Huy là người đồng niên thụ nghiệp ta. Ta hỏi cần học gì? Trả lời: Xin học đạo Thánh nhân và muốn học thêm thơ văn. Ta cười mà nhận lời. Bèn giảng cho ôngthiên Học nhi trong sách Luận ngữ. Ông làm 3 bài thơ về việc này. Đây là bài thứ nhất:

Tuyệt huyên giới sát học từ bi

Tứ thập niên dư nhất niệm trì

Đình kệ Tử Vân thời vấn học

Lộ đồng Kinh Doãn dục xao thi

Phật như tín hữu, tử ưng tố

Đạo quả hư vô, ngô bất tri

Mạc vị xuân phong vi trượng thất

Nhất thiên Lỗ luận hữu dư si (sư)

Một thoáng hoang mang chán chường trong bài thơ này. Ông không tin Phật. Ông bảo bạn: Phật mà tin được thì anh cứ theo. Còn như đạo Thánh hiền là hư hay thực, ta cũng không biét nữa! Ông biết làm sao được nếu mang tư tưởng Nho giáo trong đó có trung với vua để so với thực trạng xã hội tao loạn lúc ấy?

Nguyễn Huệ lên ngôi, đánh tan 20 vạn quân Thanh, Lê Duy Đản đi ở ẩn, đặt tên hiệu là Đẩu Phong. Ông ẩn dật suốt 13 năm trời, đến triều Gia Long, ông lại ra làm quan, lúc đó đã 60 tuổi.Hiện nay gia đình Lê Duy Đản còn giữ được tờ chiếu ngày 24 tháng 7 năm Gia Long nguyên niên, ban cho ông chức Kim Hoa điện trực học sĩ, lĩnh Hiệp trấn và tước Đản Đức hầu; và 7 (bảy) tờ truyền của Khâm sai Bắc Thành tổng trấn bình Tây đại tướng quân quận công trong đó đặc biệt đáng chú ý là tờ truyền vào ngày 4 tháng 3 năm Gia Long thứ 12 (1813), ghi rằng: Đoàn sứ bộ sang tuế cống nhà Thanh do Cần chánh điện học sĩ Du Đức hàu (tức Nguyễn Du) làm chánh sứ, các phó sứ là Đàm Trạch hầu và Phong Đăng hầu đã xuất phát từ ngày 21 tháng 2, dự tính sẽ đến cửa quan vào ngày mồng 6 tháng 4 tới, tuyên cho quan Hiệp trấn Lạng Sơn là Lê Duy Đản đến ngày thánh đó phải ra cửa quan đón tiếp sứ bô để trọng quốc thể và tạo thuận tiện cho đoàn đi sứ của Nguyễn Du.

Tư liệu này rất thú vị. Nó cho ta biết rằng khi gặp nhau, ông chánh sứ là thi hào Nguyễn Du đã 49 tuổi; ông quan Hiệp trấn Lạng Sơn Lê Duy Đản thì đã 71 tuổi. Không hiểu rằng trong cuộc gặp gỡ 183 năm trước đây, hai ông có bài thơ xướng họa nào với nhau chăng? Và như vậy, thì Lê Duy Đản có làm thơ Nôm không? Khả năng này không phải là không có. Vì tuy tuổi tác có chênh lệch nhau, nhưng hai con người này đều giống nhau ở chỗ: cùng quay mặt lại với Tây Sơn, "cùng một lửa bên trời lận đận", ẩn dật suốt hơn chục năm trời để rồi cùng ra làm quan với Gia Long. Nhưng mà, trong nghiên cứu văn học trung đại, những tư liệu thú vị này nhiều khi đến tay chúng ta như một cơ may hơn là kết quả của sự săn tìm và biết đâu nó chẳng đang nằm trong một cuốn sách nào đó ở trong dân hay trong kho tư liệu Hán Nôm hiện nay?

Để kết thúc bài này, chính tôi xin được giới thiệu một bài thơ tuyệt cú của Lê Duy Đản. Bài thơ này ông làm vào khoảng 1790. Buồn lắm.

Kỷ thập niên lai bệnh phế thư

Nhân tuần bất giác tứ tuần dư

Ngẫu nhiên ký đắc ba tiêu vũ

Khả tích nhân tâm bất tự cừ.

Tạm dịch:

Dự tính sẽ đến cửa quan vào ngày mồng 6 tháng 4 tới, tuyên cho quan Hiệp trấn Lạng Sơn là Lê Duy Đản đến ngày thánh đó phải ra cửa quan đón tiếp sứ bô để trọng quốc thể và tạo thuận tiện cho đoàn đi sứ của Nguyễn Du.

Tư liệu này rất thú vị. Nó cho ta biết rằng khi gặp nhau, ông chánh sứ là thi hào Nguyễn Du đã 49 tuổi; ông quan Hiệp trấn Lạng Sơn Lê Duy Đản thì đã 71 tuổi. Không hiểu rằng trong cuộc gặp gỡ 183 năm trước đây, hai ông có bài thơ xướng họa nào với nhau chăng? Và như vậy, thì Lê Duy Đản có làm thơ Nôm không? Khả năng này không phải là không có. Vì tuy tuổi tác có chênh lệch nhau, nhưng hai con người này đều giống nhau ở chỗ: cùng quay mặt lại với Tây Sơn, "cùng một lửa bên trời lận đận", ẩn dật suốt hơn chục năm trời để rồi cùng ra làm quan với Gia Long. Nhưng mà, trong nghiên cứu văn học trung đại, những tư liệu thú vị này nhiều khi đến tay chúng ta như một cơ may hơn là kết quả của sự săn tìm và biết đâu nó chẳng đang nằm trong một cuốn sách nào đó ở trong dân hay trong kho tư liệu Hán Nôm hiện nay?

Để kết thúc bài này, chính tôi xin được giới thiệu một bài thơ tuyệt cú của Lê Duy Đản. Bài thơ này ông làm vào khoảng 1790. Buồn lắm.

Kỷ thập niên lai bệnh phế thư

Nhân tuần bất giác tứ tuần dư

Ngẫu nhiên ký đắc ba tiêu vũ

Khả tích nhân tâm bất tự cừ.

Tạm dịch:

Mấy chục năm qua đau ốm, không ngó ngàng gì tới sách vở - Tạo hóa cứ xoay vần, chẳng ngờ ta đã hơn 40 tuổi rồi - Ngẫu nhiên nghe tiếng mưa lộp bộp trên tàu chuối - Mới đứt rột tiếc rằng sao lòng ta không là con ngòi để hứng trọn tất cả các giọt nước tạo nên niềm vui thanh thản kia.

Và, tôi muốn hiểu bài thơ theo hướng này, liệu có đúng không? Phải chăng tâm sự của Lê Duy Đản lúc này là: Ta chán cuộc đời nhố nhăng này quá rồi. Người chết vì lý tưởng thì có kẻ bảo là ngu; Bọn ruồi muỗi rận rệp thì vênh vang phú quí, bọn lừa vua dối chúa thì khoác lác vinh hoa. Ta không theo triều đại Tây Sơn là đúng rồi. Nhưng liệu cái lý tưởng Khổng Mạnh bấy lâu là hư hay thực? Thôi thì ta thả hồn vào cái đẹp của thiên nhiên vậy. Chẳng làm được như nhà thơ - nhà sư đời Lý, trừo lên đỉnh núi cao "trường khiếu nhất thanh hàn thái hư", thì ta tìm về với tàu tiêu cách đây hơn ba thế kỷ của cụ Nguyễn Trãi - một con người tài ba thao lược mà đầy bi kịch vậy. Trước nõn chuối non, cụ Nguyễn Trãi để lại câu thơ Nôm muôn thuở:

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi nao gượng mở xem.

Trước giọt mưa lộp bộp trên tàu tiêu, Le Duy Đản như được đánh thức để trở về với thiên nhiên, trở về với cái âm thanh tự nhiên của đất trời. Và ông muốn lòng ông biến thành được ao hồ sông biển để chứa cho hết những hạt mưa đánh động tàu tiêu, đánh đông lương tri phẩm cách con người trong cuộc sống tao loạn. Đánh động rằng: Mội chức quyền, phú quí vinh hoa, của na và cả tấm thân con người đều tiêu ma cả. Chỉ có cái còn lại là Thên Nhiên (viết hoa) mà biểu hiện sinh động của nó là tiếng mưa trên tàu chuối kia mà thôi.  

Thông báo Hán Nôm học 1995 (tr. 427-439)

Cụ Lê Duy Đản là Tổ dòng họ Lê Duy của ông bạn cùng học Đại học Việt Bắc Lê Duy Sơn


In
Lượt truy cập:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét