LỖ TẤN
TẢN VĂN
DƯ HOA
VŨ CÔNG HOAN dịch
Hôm ấy, một ngày của tháng 5 năm 2006, tôi ngồi trong nhà chờ máy bay của sân bay Cobenhaghen ngay ngắn trật tự, chuẩn bị chuyển máy bay đi Oslo, những ngươì nước khác nhau bên cạnh đang thủ thỉ nói chuyện bằng ngôn ngữ khác nhau. Ánh mắt tôi xuyên qua cửa sổ bằng kính sát sàn, dừng trên cánh đuôi một máy bay của hãng hàng không Nauy bên ngoài cửa sổ. Tôi bị cuốn hút bởi hình cái đầu chân dung khổng lồ trên cánh đuôi máy bay. Tôi biết mình lát nữa sẽ đáp máy bay này đi Oslo. Để giết thời giờ, tôi cứ thầm suy nghĩ trong lòng, hình đầu chân dung trên cánh đuôi máy bay là ai?
Tư duy của tôi đã chui vào ngõ cụt.Tôi không hề nhúc nhích. Tôi có cảm gíac như đã từng quen biết, mái tóc ông có vẻ xoã và hơi dài, sống mũi đeo một cặp kính tròn kiểu cổ.
Đã bắt đầu lên máy bay. Tôi đứng dậy đi đến cửa lên máy bay, sau đó ngồi trên ghế sát cửa sổ của chuyến bay Hãng hàng không Nauy, nghĩ tiếp về hình cái đầu chân dung khổng lồ trên cánh đuôi máy bay.Tôi cứ cảm thấy đã từng gặp người này, nhưng xét cho cùng ông là ai? Giữa lúc máy bay vút lên khỏi đường băng, tư duy của tôi bỗng sáng loà. Tôi đã nhớ ra ông là ai.Cái hình đầu chân dung như vậy đã ở trong một cuốn bản tiếng Trung văn “ Peier Jinte”. Ông là Ipxen. Nhìn Copenhaghen bên dưới ngoài cửa sổ xa dần, tôi chợt phì cười, thầm nghĩ, trên thế giới này có rất nhiều nhà văn vĩ đại, nhưng nhà văn được bay đi bay lại trên trời e rằng chỉ có Ipxen.
Tôi hạ cánh xuống Oslo nhân một trăm năm ngày Ipxen qua đời. Mưa bụi giăng giăng bao phủ đaị lộ Oslo. Cờ màu có in nửa chân dung Ipxen bay phấp phới trên hai bên đường phố, y như đôị ngũ hai hàng chân dung nửa người, rất nhiều Ip xen từ xa đến gần chăm chú nhìn chúng tôi trong mưa, khiến tôi cảm thấy ánh mắt sau cặp kính hình tròn của ông hình như sâu xa ý vị.
Bữa cơm đầu tiên tôi ăn ở Oslo tại nhà hàng mà khi còn sống Ip xen thường xuyên đến. Nhà hàng tỏa ra cách điệu cổ lỗ tôi đã quen thuộc ở châu Âu. Trên mái nhà cao cao có tranh vẽ tinh đẹp, có trụ hình tròn ở giữa. Là một phần của hoạt động kỷ niệm, ở cửa vào nhà hàng kê một chiếc bàn tròn nhỏ, Trên bàn đặt một cái mũ màu đen, bên cạnh là một cốc bia vừa uống hết. Trên cốc thuỷ tinh còn lại chút bọt bia. Một chiếc gậy đặt cạnh chiếc ghế đã kéo ra.Tất cả các thứ này tượng trưng cho Ip xen đang ăn uống.
Trong ba ngày sau đó tôi đã không đi vào nhà hàng ấy nữa. Nhưng khi tôi đi sớm về muộn đã đi qua nhà hàng này. Lần nào tôi cũng dừng chân ngắm nghía một chút cái bàn tròn nho nhỏ thuộc về Ip xen. Cái mũ màu đen và cây gậy vẫn ở đó. Cái ghế vẫn bị kéo ra. Tôi đã phát hiện một chi tiết nho nhỏ liên quan đến hoạt động kỷ niệm Ip xen, buổi sáng khi tôi đi qua, trong cốc thuỷ tinh trên chiếc bàn nhỏ rót đầy bia, buổi tối khi tôi trở về, chỉ còn cốc không, trên cốc thuỷ tinh còn dính một chút bọt bia. Thế là tôi có một ảo giác tốt đẹp. Íp xen qua đời một trăm năm trước, ngày nào cũng trông thấy một cách tượng trưng một nhà văn Trung quốc đi sớm về muộn, suy nghĩ một cách tượng trưng:
- Người Trung Quốc này đã từng viết tác phẩm gì?
Tôi đã nghĩ đến Lỗ Tấn của chúng tôi. Cái tên Íp xen xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc với hình thức Trung văn trong tác phẩm “Văn hoá thiên chí luận” và “Moluo thi lực thuyết”của Lỗ Tấn. Đây là hai áng “văn kể chuyện bằng văn ngôn, đăng trên nguyệt san “Hà Nam” năm 1908, Íp xen qua đời đã gần hai năm. Năm 1923, tại trường sư phạm cao đẳng Nữ tử Bắc Kinh, Lỗ Tấn có bài phát biểu nổi tiếng.....
Chân dung nửa người Íp xen khổng lồ trên cánh đuôi máy bay hãng hàng không Na uy và chân dung nửa người ấy sau khi cô nhỏ lại bay phấp phới trên đại lộ Oslo, khiến tôi cảm nhận được điạ vị đặc biệt của Íp xen ở Na Uy. Đương nhiên nhà văn vĩ đại này cũng có địa vị cao cả ở rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng tôi loáng thoáng có cảm giác, “Íp xen” ở Na Uy không chỉ là một cái tên của nhà văn đại diện cho mấy bộ tiểu thuyết bất hủ, Íp xen ở Na Uy có thể là một từ vựng, một từ vựng quan trọng đã vượt quá phạm trù văn học và nhân vật.
Giống như “Lỗ Tấn” của tôi thời nhỏ. Điều tôi muốn nói là “Lỗ Tấn” thời kỳ đại cách mạng văn hoá. “Lỗ Tấn” thời đó không còn là một cái tên nhà văn, mà là một từ vựng ở Trung Quốc nhà nào cũng hiểu, ai ai cũng biết, một từ vựng quan trọng bao hàm nội dung chính trị và cách mạng. Vậy là, khi diễn giảng ở trường đại học Oslo, tôi đã nói câu truyện về tôi và Lỗ Tấn.
Cách mạng văn hoá là thời đại không có văn hoá, chỉ còn có một chút ít hơi thở văn học trong sách học ngữ văn. Nhưng trong bài khoá văn học từ tiểu học đến trung học chỉ có tác phẩm văn học của hai người. Truyện ngắn, tản văn, tạp văn của Lỗ Tấn và thơ từ của Mao Trạch Đông. Khi tôi học lớp một tiểu học, hết sức ngây thơ nhận thấy,cả thế giới chỉ có một nhà văn tên là Lỗ Tấn, chỉ có một nhà thơ tên là Mao Trạch Đông.
Sự tán thưởng của Mao Trạch Đông đối với Lỗ Tân, khiến Lỗ Tấn được hưởng ba cái “vĩ đại”: Nhà văn học vĩ đại, nhà tư tưởng vĩ đại và nhà cách mạng vĩ đại.Nhà văn mất năm 1936 này, sức ảnh hưởng của ông đạt tới đỉnh cao trong thời cách mạng văn hoá, chỉ sau Mao Trạch Đông, có thể nói là dưới một người trên vạn người. Thời đó hầu như bài văn nào, dù xuất hiện trên báo trên đài,hay xuất hiện trên báo chữ to trên đường phố cũng đều có dẫn lời của Lỗ Tấn sau lời trích của Mao Trạch Đông. Trong văn chương phê phán của quần chúng nhân dân cần dùng lời nói của Lỗ Tấn. Trong tài liệu của địa chủ phú nông,phản động, kẻ xấu và phái hữu kiểm thảo, khai báo tội ác của mình, cũng phải dẫn lời nói của Lỗ Tấn. “Mao chủ tịch dạy bảo chúng ta,”và “Lỗ Tấn tiên sinh nói” đã trở thành câu nói cửa miệng của mọi người thời ấy.
Chuyện thú vị là thời kỳ cách mạng văn hoá, từ vựng “tiên sinh” cũng bị đánh đổ, là cái xấu thuộc về chủ nghĩa phong kiến và giai cấp tư sản.Lỗ Tấn phá lệ được hưởng đãi ngộ của chủ nghĩa phong kiến và giai cấp tư sản. Thời ấy cả Trung Quốc chỉ có một mình Lỗ Tấn là tiên sinh, còn người khác đều là đồng chí, không thì sẽ là kẻ thù giai cấp.
“Lỗ Tấn”thời ấy, đã không còn là một nhà văn bị tranh cãi nhiều khi còn sống. Những đòn ông đã từng bị công kích như vũ bão đã tan biến từ lâu, giống như mưa qua trời nắng. “Lỗ Tấn” lúc này sáng ngời rạng rỡ, “Lỗ Tấn” đã từ một chuyên gia trở thành một từ vựng, một từ vựng đại diện cho vĩnh viễn đúng đắn và vĩnh viễn cách mạng.
Tôi đã đọc bô bô liến láu ngoài miệng tác phẩm của Lỗ Tấn trong quyển bài khoá ngữ văn,mà trong bụng chẳng hiểu gì, từ tiểu học đọc đến cao trung, đọc suốt mười năm, nhưng vẫn không biết Lỗ Tấn viết gì. Tôi cảm thấy tác phẩm của Lỗ Tấn trầm buồn, đen tối và chán ngán kinh khủng. Do đó trong dĩ vãng tiểu học và trung học của tôi không có tác phẩm của Lỗ Tấn, chỉ có mỗi từ vựng “Lỗ Tấn”.
Trong những năm tháng cách mạng văn hoá của mình, tôi đã từng lợi dụng một cách đầy đủ từ vựng lớn mạnh “Lỗ Tấn” này. Trong lịch trình trưởng thành của tôi ngoài cách mạng và bần cùng, sẽ là tranh luận liên miên không ngưng nghỉ. Tranh luận là xa xỉ phẩm thời trẻ con và thiếu nhi của tôi, là thức ăn tinh thần trong đời sống nghèo khổ.
Khi học tiểu học tôi và một bạn học đã từng có cuộc tranh luận: khi nào mặt trời cách trái đất gần nhất? Anh bạn ấy bảo sáng sớm và chập tối. Bởi vì mặt trời lúc đó nhìn thấy to nhất.Tôi cho rằng buổi trưa, bởi vì buổi trưa nóng nhất. Hai chúng tôi bắt đầu tranh luận kiểu chạy ma la tông không biết mệt mỏi. Ngày nào trông thấy nhau đều nêu lý do của mình, sau đó bác bỏ quan điểm của bạn. Những lời bỏ đi ấy đã nói không biết bao nhiêu lần, sau đó hai đứa bắt đầu tìm cứu sự ủng hộ của người khác. Cậu ấy kéo tôi đi gặp chị gái. Chị gái cậu ấy sau khi nghe lí do của hai
bên chúng tôi, lập tức đứng vào lập trường của cậu ấy. Cô bé chưa phát dục thời đó vừa đá cầu vừa nói:
- Mặt trời đương nhiên cách trái đất gần nhất vào sáng sớm và xẩm tối.
Tôi không cam thất bại, kéo cậu bạn đi tìm anh trai tôi, Anh trai tôi đương
nhiên bảo vệ em ruột mình. Anh tôi vung hai nắm đấm, đe doạ cậu:
- Mày còn dám bảo sáng sớm và xáo máo tôí gần nhất, hãy cẩn thận không tao nện cho một trận.
Tôi vô cùng thất vọng đối với phương thức trả lời của anh trai. Tôi cần là cần chân lý chứ đâu cần vũ lực. Hai đứa chúng tôi lại đi tìm những cậụ khác lớn hơn
mình. Đứa thì ủng hộ cậu ấy đứa thì ủng hộ tôi. Trước sau vẫn khó phân thắng bại Cuộc tranh luận giữa hai đứa kéo dài đến một năm.Những đứa trẻ lớn tuổi hơn trên thị trấn nhỏ đều bị chúng tôi kéo đến làm trọng tài mấy lần, ngay đến bọn chúng cũng bắt đầu ngán ngẩm, chỉ cần nhìn thấy hai đứa chúng tôi cãi nhau chạy đến là bọn
chúng quát tướng lên:
- Cút đi.
Chúng tôi đành phải hạn chế cuộc tranh luận bắn tung toé nước bọt trong phạm vi hai đứa. Về sau cậu ấy có phát hiện mới, bắt đầu công kích lý luận “nóng” cuả tôi. Câu ấy bảo nếu dùng nóng là tiêu chuẩn, vậy thì mặt trời mùa hè có phải gần quả đất hơn không, mùa đông xa quả đất hơn không? Tôi phản bác lý luận “thị giác”của cậu ấy. Nếu dùng nhìn lên thấy to nhỏ là tiêu chuẩn, vậy thì mặt trời trong ngày mưa có phải đã nhỏ đi phải không?
Chúng tôi tiếp tục tranh luận mãi, cho đến một hôm tôi bê Lỗ Tấn ra, cậu ấy bị đánh đổ ngay tức khắc. Trong tình thế gấp rút, tôi đột nhiên bịa ra lời Lỗ Tấn nói. Tôi bảo cậu bạn:
- Lỗ Tấn tiên sinh đã từng nói, lúc giữa trưa mặt trời cách quả đất gần nhất!
Cậu ấy cứng họng nín tịt nhìn tôi một lát, thận trọng hỏi:
- Lỗ Tấn tiên sinh đã nói thế thật à?
- Đương nhiên nói thế – Tôi tuy chột dạ, nhưng mồm vẫn nói cứng - Lẽ nào cậu không tin lời Lỗ Tấn tiên sinh?
- Không phải.- Cậu ấy vội xua tay- Trước đây tại sao cậu không nói?
Tôi vẫn tiếp tục bịa đặt:
- Trước kia mình không biết, sáng nay mới nghe nói trong đài phát thanh.
Cậu ấy cúi đầu buồn rười rượi , mồm lẩm bà lẩm bẩm - Lỗ Tấn tiên sinh cũng nói như thế, chắc chắn là cậu đúng, tớ sai.
Đơn giản như thế thôi, cậu bạn không tiếc sức bảo vệ quan điểm cự ly của mặt trời một năm trời, trước lời nói của Lỗ Tấn mà tôi phịa ra, cậu ấy bỗng suy sụp. Trong mấy ngày sau đó, cậu ấy im lặng ít nói, một mình nếm mùi thất bại.
Đây là đặc trưng của thời đại cách mạng văn hoá. Cho dù các cuộc tranh luận giữa phái tạo phản hay giữa hồng vệ binh, hoặc các cuộc cãi nhau giữa phụ nữ trong gia đình, kẻ thắng lợi cuối cùng đều là người đưa ra một câu nói nào đó Mao Trạch Đông đã nói, sau đó đập búa định âm, chấm dứt tranh luận và cãi vã. Lúc đó tôi vốn định bịa ra một câu nói của Mao Trạch Đông, nhưng lời đến bên miệng vẫn còn lo sợ đã tự dưng sửa “Mao chủ tịch dạy bảo chúng ta” thành “Lỗ Tấn tiên sinh đã nói”. Sau đó cho dù bị người ta vạch mặt, bị đánh đổ, thành phần tử phản cách mạng tí hon, thì tội cũng nhẹ đi.
Sau khi vào trường trung học phổ thông, tôi và bạn học này bắt đầu một cuộc tranh luận lâu dài chưa từng có. Chúng tôi bàn đến chuyện sức mạnh của bom nguyên tử. Câu ấy bảo nếu buộc tất cả bom nguyên tử trên thế giới lại với nhau cho cùng nổ, chắc chắn trái đất, sẽ huỷ diệt tan tành. Tôi không đồng ý. Tôi bảo bề mặt trái đất sẽ bị huỷ diệt, nhưng không vì thế mà trái đất vỡ tan, trái đất vẫn sẽ tự quay và quay chung quanh mặt trời một cách bình thường.
Từ bình diện thảo luận, chúng tôi đi vào bình diện tranh luận, hơn nữa cuộc tranh luận không ngừng leo thang và mở rộng. Trong nhà trường hai chúng tôi suốt ngày ra sức tranh cãi, sau đó y như tranh cử, đứa nào cũng đi lôi kéo bạn trai khác. Đứa thì ủng hộ cậu ấy, đứa thì ủng hộ tôi. Thời ấy các bạn trai học năm thứ nhất sơ trung chia thành hai phe trái đất huỷ diệt và không huỷ diệt. Một khi thời gian kéo dài, các bạn trai của chúng tôi, đã chán ngán tranh cãi, chỉ còn hai đứa chúng tôi tiếp tục tranh luận không mệt mỏi, các bạn trai liền đặt cho chúng tôi một biệt hiệu chung:
- “Haiquả địa cầu”.
Một hôm, khi chúng tôi chơi bóng rổ cũng tranh luận. Chúng tôi đã tranh luận mấy tháng nay, chúng tôi đều cảm thấy nên chấm dứt cuộc tranh luận. Trên sân bóng rổ chúng tôi đưa ra quyết định, sẽ đi hỏi thầy giáo hoá học để thầy có một đáp án có thẩm quyền. Chúng tôi vừa tranh luận vừa đi. Cậu ấy quên quả bóng rổ ôm trong tay, mấy bạn học chơi bóng rổ ở đằng sau cuống lên gọi chúng tôi:
- Này này, hai quả địa cầu, trả bọn tớ bóng rổ đây!
Thầy dạy hoá chúng tôi đi tìm mới về trường,là một cô giáo mới hơn ba mươi tuổi đến từ một thành phổ ở miền bắc. Chúng tôi cảm thấy cô rất tây, bởi cô nói tiếng phổ thông rất chuẩn. Không giống với những thày cô khác, lên lớp xuống lớp đều nói nói tiếng địa phương. Chúng tôi đã tìm được cô giáo trong phòng nghiên cứu giáo dục sơ trung. Sau khi kiên nhẫn nghe quan điểm của hai chúng tôi, hết sức nghiêm túc cô nói:
- Nhân dân toàn thế giới đều yêu chuộng hoà bình, làm sao có thể bó bom nguyên tử lại cho nổ?
Không ngờ cô giáo day hoá trông rất tây này lại rút củi khỏi đáy vạc, làm tắt cuộc tranh luận của chúng tôi hao tốn mấy tháng nay, khiến chúng tôi lúng túng, không kịp trở tay. Hai chúng tôi ngô ngố đi ra khỏi phòng nghiên cứu, laị ngô ngố
nhìn nhau, rồi cùng chửi một tiếng:
- Mẹ kiếp!
Tiếp theo chúng tôi lại tranh luận, đứa nào cũng ra dáng thề không bỏ cuộc.Tôi cuối cùng lại một lần nữa bị dồn vào thế bí, cố tình diễn lại thủ đoạn cũ, tôi hét lên:
- Lỗ Tấn tiên sinh đã từng nói; cho dù bó bom nguyên tử laị cùng nổ cũng chẳng thể huỷ diệt được trái đất của chúng ta.
- Lại Lỗ Tấn tiên sinh đã từng nói phải không? – Lòng đầy hồ nghi anh bạn
nhìn tôi.
- Cậu không tin phải không?- Lúc ấy tôi lợn chết đâu còn sợ nước sôi - Lẽ nào mình lại bịa ra Lỗ Tấn tiên sinh đã nói thế?
Tôi nói kiên định lắm khiến anh bạn rút lui. Cậu ấy lắc lắc đầu nói:
- Cậu không dám, không ai dám phịa ra lời Lỗ Tấn tiên sinh.
- Đương nhiên mình không dám - Tôi đã nói dối lòng.
Cậu bạn gật gật đầu nói:
- Điều này “cho dù” đúng là rất giống ngữ khícủa Lỗ Tấn tiên sinh.
- Thế nào gọi là rất giống? Tôi thừa thắng truy kích- Đấy chính là ngữ khí của Lỗ Tấn tiên sinh.
Sau đó anh bạn học của tôi cúi đầu buồn bã bỏ đi. Nhưng có thể cậu ấy suy nghĩ mãi cũng không sao hiểu nổi:Tại sao Lỗ Tấn tiên sinh luôn đối chọi với mình? Nhưng mấy tháng sau, tôi sợ toát mồ hôi.Tôi đột nhiên phát hiện một chỗ sơ hở lớn. Lỗ Tấn qua đời năm 1936, mà quả bom nguyên tử đầu tiên nổ ở Hi rô si ma Nhật Bản lại là năm1945. Sau mấy hôm ngay ngáy lo sợ, tôi chủ động nhận sai với anh bạn. Tôi nói với cậu ấy:
- Hôm trước mình nói sai, trong nguyên lời nói của Lỗ Tấn tiên sinh không phải nói bom nguyên tử, mà nói bom, ông ấy nói cho dù buộc hết bom của toàn thế gíơi lại cùng nổ…
Mắt bạn tôi bỗng sáng bừng, Cậu âý mở mày mặt mặt nói:
- Bom sao có thể bì với bom nguyên tử được?
- Đương nhiên không thể bì - Để lập lờ đánh lộn con đen, tôi đành phaỉ thừa nhận quan điểm của cậu ấy đúng:
- Cậu nói đúng nếu bom nguyên tử của thế giới buộc lại cùng nổ, chắc chắn trái đất sẽ tan tành.
Hai cuộc tranh luận kiểu ma la tông giữa tôi và anh bạn này từ tiểu học đến sơ trung, cuối cùng đã kết thúc với tỉ số một đều, Kết quả này không có ý nghĩa gì, tranh luận cũng chẳng đâu vào đâu. Ý nghĩa là ở chỗ từ đó nêu lên một sự thực, tức là “Lỗ Tấn” là một từ vựng trong thời kỳ cách mạng năn hoá đúng là có uy lực vô cùng.
Câu truyện của tôi và Lỗ Tấn vẫn còn tiếp diễn, theo sau đó là Lỗ Tấn của một mình tôi. Trong cuộc sống trước kia của tôi có những từng trải ngông cuồng. Một trong những cái đó là tôi đã từng phổ thành ca nhạc truyện ngắn “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn.
Hồi đó tôi học năm thứ hai phổ thông cơ sở, đang sống những năm tháng tự do. Tôi còn nhớ lúc bấy giờ không hiểu sao mình lẫn lộn giữa kẻng vào học tan học, thông thường là khi kẻng tan học vang lên tôi đi vào lớp nghe giảng va cả vào mặt học sinh đang chạy ùa ra trước mặt tôi mới biết mình sai. Thời ấy tôi thích cuộn sách lại đút đầy các túi trên người. Lâu dần mọi sách vở của tôi đều quăn đi mất hình tượng quyển sách, trông như hộp búp trà, khi bị rơi xuống đất cứ lăn lông lốc.Một kiệt tác khác của tôi biến tất cả giày của mình thành dép lê,tôi không bao giờ lôi quai sau lên, mà cứ dẵm lên nó mà đi khiến nó cứ kêu lệt sà lệt sệt như dép lê. Tiếp theo tôi phát hiện thói xấu của mình lan tràn trong các bạn trai, sách học của bọn chúng cũng cuốn tròn, quai sau giầy của bọn chúng cũng bị dẫm quăn bẹp.
Đó là khoảng năm 1974, cách mạng văn hoá đi vào thời kỳ cuối, sống trong sự ức chế càng ngày càng sâu vẫn tiếp diễn không có gì thay đổi. Khi lên lớp bài giảng số học, tôi đi chơi bóng rổ, khi lên lớp bài hoá học hay vật lý, tôi rong chơi thoải mái trên bãi tập. Nhưng sau khi học đường khiến tôi cảm thấy chán ngán, tôi lại bắt đầu chán ngán bãi tập, Tôi chau mày cau có không biết sống như thế nào, tự do lêu lổng khiến tôi cảm thấy vô vị. Giữa lúc này tôi phát hiện âm nhạc, nói chuẩn xác là tôi đã phát hiện ra phổ nhạc đơn giản. Thế là trong bài học âm nhạc vô vị giống như bài số học,tôi tìm được vui thú cuộc sống, niềm say sưa trở về, tôi bắt đầu làm nhạc.
Phải nói là, tôi không phải bị âm nhạc cuốn hút.Tôi học hát trong bài học âm nhạc đều là những ca khúc tôi hết sức quen thuộc. Những bài hát phổ nhạc lời Mao Trạch Đông và bài hát phổ thơ từ Mao Trạch Đông, còn có cả “Đông Phương Hồng” và kịch mẫu, tôi thuộc từng ngóc ngách trong những giai điệu ấy,tôi thậm chí còn có thể nhìn thấy bụi bẩn bên trong, chúng không cuốn hút tôi, chỉ khiến tôi cảm thấy đau đầu. Nhưng có một hôm, tôi đột nhiên bị phổ nhạc đơn giản khống chế, hình như bên trong có một bàn tay thò ra tóm chặt ánh mắt của tôi.
Đó là khi lên lớp bài âm nhạc, thầy dạy nhạc chơi ác cóc đê ông trước bảng đen. Đây là người đàn ông nho nhã, giọng tròn vành vạnh, nhưng giọng thầy chưa bao gìơ dám chạm đến khu âm vực cao,mỗi lần đến chỗ ấy, thầy liền kéo đàn cao vống lên lấy đó lấp liếm cho qua, thật ra không có mấy học sinh chú ý đến thầy. Bài học âm nhạc cũng giống các bài học khác, cả lớp giống như đi hội đền,có học sinh đi ra đi vào, ngoài ra có một số học sinh không ngồi trên bàn thì quay lưng lên bảng đen nói chuyện với bạn ghế đằng sau.
Trong tình cảnh như thế, tôi đã bị phổ nhạc đơn giản cuốn hút. Tôi không biết xuất phát từ nguyên nhân gì, có thể là do tôi không hiểu biết về chúng, không giống như khi tôi mở những bài giảng ngữ văn và số học, tôi có năng lực hiểu trong đó đang nói gì. Nhưng những phổ nhạc đơn giản tôi hoàn toàn không biết chúng đang
làm gì, tôi chỉ biết những bài hát mình thuộc một khi được in ra có hình dáng như thế nằm trên tờ giấy ly kỳ cổ quái, âm thầm kể chuyện âm thanh. Vô tri cấu thành thần bí,thần bí biến thành kêu gọi, kêu gọi dẫn đến tôi ham muốn sáng tác.
Tôi không hề có suy nghĩ đi học những phổ nhạc đơn giản này, trực tiếplợi dụng hình dạng của chúng tôi bắt đầu sáng tác âm nhạc của mình. Đây chắc chắn là lần sáng tác âm nhạc duy nhất trong đời tôi. Đề tài sáng tác âm nhạc đầu tiên của tôi chính là “Nhật ký người điên” truyện ngắn của Lỗ Tấn. Đầu tiên tôi chép truyện ngắn của Lỗ Tấn ra quyển bài tập mới, sau đó viết lung tung các nốt nhạc trong phổ nhạc đơn giản dưới văn tự, tôi gần như viết ra một bài hát dài nhất thế giới, hơn nữa lại là bài hát không ai có thể diễn tấu, cũng không ai có may mắn lắng nghe.
Công trình này đã hao phí nhiệt tình của tôi rất nhiều ngày. Tôi viết đầy quyển bài tập, cũng viết đến mệt nhoài. Lúc này tôi vẫn không biết gì đến phổ nhạc đơn giản trong âm nhạc, tuy tôi cũng đã có tác phẩm âm nhạc viết kín một quyển vở, nhưng tôi không tiến được nửa bước về hướng âm nhạc. Tôi không biết phổ nhạc mình viết loạn xạ sẽ xuất hiện những âm thanh như thế nào, chỉ cảm thấy nhìn vào rất giống một bài hát là tôi đã thoả mãn lắm rồi.
Tôi nhớ vô cùng cuốn vở bài tập đã mất từ lâu, nhớ bài hát dài nhất thế giới “Nhật ký người điên”. Phổ nhạc đơn giản hỗn loạn trong đó đã ghi lại những tiết tấu lộn xộn và nốt nhạc muốn viết thế nào thì viết của tôi, nó cũng ghi lại trạng thái đời sống của tôi cuối thời cách mạng văn hoá. Đó là đời sống đan xen nhau giữa tự do vô vị ức chế đến ngột ngạt và lời nói trống rỗng. Tại sao tôi lại chọn lựa “Nhật Ký người điên”? Tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ biết, sau “Nhật ký ngươì điên”, tôi không
còn tìm thấy đề tài văn học thích hợp hơn để tôi sáng tác nhạc. Vậy là tôi đành phải đi đối phó với những công thức phản ứng hoá học và phương trình số học. Trong những ngày tiếp theo, tôi lại cũng viết những phương trình số học và công thức hoá học thành ca khúc, viết kín một quyển bài tập khác, vẫn những tiết tấu loạn xạ và những nốt nhạc tuỳ tiện theo ý muốn. Nếu đen diễn tấu, tôi tin rằng,đó sẽ là những âm thanh chưa từng có trên thế giới.Dưới địa ngục có thể có. Tôi đã từng nghĩ đó là những âm thanh như thế nào. Trong tưởng tượng của tôi hồi đó lập tức xuất hiện những âm điệu quỉ khóc, sói gầm. Tôi cũng đã từng nghĩ may mắn có lẽ tôi thi thoảng mèo mù vớ cá chép, viết nhầm mầy câu nhạc hay ho đến từ Thiên đường.
Bây giờ ôn lại chuyện cũ, hình như có câu trả lời tại sao tôi chọn “Nhật ký người điên”: Phương pháp phổ nhạc thời đó của tôi có thể nói là một nhật ký người
điên khác.
Sau khi chấm dứt cách mạng văn hoá, tôi đã từng hết sức hiếu kỳ sự tán thưởng của Mao Trạch Đông đối với Lỗ Tấn. Tôi nghĩ hai con người này về mặt tâm linh có thể có một đường thông bí mật. Tuy có cách nhau về sống chết, nhưng họ vẫn có thể nhanh chóng gặp nhau. Mao Trạch Đông và Lỗ Tấn gần như đều có tính cách không bao giờ yên phận và tâm linh kiên cường. Mao Trạch Đông tán dương tinh thần cứng rắn của Lỗ Tấn, thật ra Mao Trạch Đông cũng cứng rắn. Thời ấy ông không hề tỏ ra yếu hèn khi đối đầu với Liên Xô và Mỹ lớn mạnh hơn Trung Quốc. Hơn nữa hai con người này đều triệt để và cực đoan tận nơi sâu kín của tư tưởng. Cả hai ông đều biểu hiện vô cùng căm ghét đối với đạo trung dung của nhà nho.
Bất cứ nhà văn vĩ đại nào đều cần có người đọc vĩ đại. Lỗ Tấn có một người đọc vĩ đại Mao Trạch Đông. Đây có thể là may mắn của Lỗ Tấn cũng có thể là bất hạnh của Lỗ Tấn. “Lỗ Tấn” thời kỳ cách mạng văn hoá, từ tên một nhà văn sau khi biến thành một từ vựng chính trị mốt thời đại, thì tác phẩm sâu sắc và ý vị tuyệt vời cũng bị chủ nghĩa giáo điều đọc và nhấn chìm Trong thời đại đó, mọi người há mồm ra ngậm mồm vào đều là “Lỗ Tấn tiên sinh nói”. Khẩu khí thân thiết của họ hình như lúc ấy mọi người Trung Quốc đều như có họ hàng thân quen với Lỗ Tấn, nhưng rất hiếm có người hiểu Lỗ Tấn như Mao Trạch Đông. Do đó Lỗ Tấn trong thời kỳ
cách mạng văn hoá tuy thanh danh lên đến tột đỉnh, nhưng người đọc chân chính chỉ lèo tèo vài mống. “Lỗ Tấn tiên sinh nói”chỉ là rộ lên một thời mà thôi.
Sau cách mạng văn hoá,Lỗ Tấn không còn là một từ thần thánh nữa. Ông trở lại một nhà văn, cũng là trở lại trong tranh cãi.Rất đông người tiếp tục suy tôn Lỗ Tấn, cũng không ít người hạ thấp và công kích Lỗ Tấn, khác với công kích khi Lỗ Tấn còn sống. Trong công kích hiện nay đã cho thêm gia vị sắc tình, một số người say sưa với Lỗ Tấn trong chuyện thầm kín, nghiên cứu một cách bắt bóng bắt gió đến bốn người đàn bà có dính dáng đến tình yêu với Lỗ Tấn.Còn có người dứt khoát nghĩ rằng : Chuyện trên giừơng chiếu của Lỗ Tấn rất tồi tệ, tâm lý tính dục của Lỗ Tấn hết sức biến thái...
Đi đôi với sự trỗi dạy của kinh tế thị trường ở Trung Quốc, giá trị thương nghiệp của Lỗ Tấn cũng không ngừng được khai phá.Nhân vật và địa danh dưới ngòi bút của Lỗ Tấn được tơi tới sử dụng cho ngành du lịch và ăn uống, thậm chí KTV và các Hội đêm đều có những toa thuê bao lấy tên địa danh dưới ngòi bút của Lỗ Tấn. các quan chức và nhà buôn ôm ấp các cô em nhẩy múa ca hát trong các buồng thuê bao như thế.
Còn có người trực tiếp lấy bản thân Lỗ Tấn làm kẻ đại diện quảng cáo. Ở Vũ Hán có một cửa hàng nhỏ chuyên bán đậu phụ thối. Trước cửa hàng họ dựng một tấm biển quảng cáo bán đậu phụ thối Lỗ Tấn. Trên quảng cáo dùng một tấm ảnh điển hình Lỗ Tấn hút thuốc, chỉ là đổi điếu thuốc lá thơm trên tay Lỗ Tấn thành một chuỗi đậu phụ thối.
Ông chủ của cửa hiệu nhỏ này lên tiếng một cách kiêu ngạo : Họ là đồng hương của Lỗ Tấn tiên sinh, đều là người Thiệu Hưng Triết giang, chế tác quảng cáo thế này là cách làm thịnh hành hiện nay ở Trung Quốc, tức là mượn dùng hiệu ứng danh nhân để quảng cáo bán hàng.
Số phận của Lỗ Tấn ở Trung Quốc, từ số phận của một nhà văn đến số phận của một từ vựng, lại từ số phận của một từ vựng trở về số phận của một nhà văn, thật ra cũng triết xạ ra số phận của Trung Quốc. Sự biến thiên của lịch sử Trung Quốcvà sự lay động của xã hội, có thể nhìn thấy một chiếc lá rụng mà biết mùa thu đã đến trong “Lỗ Tấn”.
Tôi tiếp tục kể câu truyện của mình và Lỗ Tấn ở trường đại học ở Oslo, Tôi
nói với các thính giả Na uy, tôi đã từng nhận xét một cách vô tri Lỗ Tấn là một nhà văn tồi tệ, thanh danh hiển hách của ông chỉ là sản vật của chính trị.
Năm 1984,tôi công tác ở nhà văn hoá phố huyện phía nam Trung Quốc, Thời ấy tôi đã làm công việc sáng tác. Trong sảnh qua lại ngoài phòng làm việc của mình có một chiếc bàn to, trên đất dưới bàn xếp đầy những tác phẩm của Mác, Ăng ghen, Lê nin, Stalin, Mao Trạch Đông và Lỗ Tấn. Những trước tác này đã từng là sách
Thánh. Sau khi thời thế đã thay đổi chúng bị xếp thành đống như giấy lộn, phủ kín bụi trên trước tác của Lỗ Tấn xếp ở phía ngoài cùng. Khi tôi ra vào phòng làm việc hai chân thường vấp vào chúng. Tôi cúi xuống nhìn tác phẩm Lỗ Tấn đen si sì trên đất bỗng dưng vui mừng, thầm nghĩ thằng cha này cuối cùng đã lỗi thời. Có lần khi tôi đi qua không cẩn thận bị trước tác của Lỗ Tấn trên đất vấp suýt ngã. Tôi chửi một câu:
- Mẹ kiếp đều lỗi thời rồi vẫn còn định trêu chọc người ta.
Khi cách mạng văn hoá kết thúc,tôi vừa vặn tốt nghiệp phổ thông trung học. Trong hơn mười năm sau đó, tôi đã đọc hàng loạt tác phẩm văn học, nhưng không đọc lấy một chữ trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Sau đó bản thân tôi đã trở thành một nhà văn. Các nhà phê bình Trung Quốc nhận xét tôi là người thừa kế tinh thần của Lỗ Tấn. Trong lòng tôi rất buồn, cảm thấy họ đang hạ thấp sáng tác của mình.
Đến năm 1996, một cơ hội khiến tôi đọc lại tác phẩm của Lỗ Tấn.Một vị đạo diễn có ý định cải biên truyện ngắn của Lỗ Tấn thành phim, đề nghi tôi giúp anh vạch sách lược cải biên như thế nào, anh sẽ trả tôi một khoản tiền vạch sách lược khá sôm. Lúc ấy vừa vặn tôi đang túng tiền, tôi đã nhận lời liền.Sau đó tôi phát hiện trên giá
sách của mình không có quyển nào của Lỗ Tấn, đành phải ra hiệu sách mua “Tập truyện ngắn Lỗ Tấn”.
Ngay tối hôm ấy tôi bắt đầu bật đèn đọc những tác phẩm tôi quen thuộc nhất, cũng xa lạ nhất. Đọc truyện ngắn đầu tiên chính là “Nhật ký người điên” tôi đã từng viết thành bài hát. Nhưng tôi đã hoàn toàn quên nội dung bên trong. Mở đầu truyện ngắn viết đến khi người điên kia cảm thấy cả thế giới thất thường, đã dùng một câu nói:
- Không thì con chó nhà Triệu taị sao lườm ta một cái.
Tôi nẩy bật người, nghĩ bụng ông Lỗ Tấn này có vẻ lơị hại, chỉ dùng một câu đã làm cho một nhân vật tinh thần thất thường. Ngoài ra những nhà văn không có tài hoa cũng muốn để nhân vật dưới ngòi bút của mình tinh thần thất thường. Nhưng những nhà văn ấy phí sức viết ra mấy vạn chữ, nhân vật dưới cây bút của họ vẫn rất
bình thường.
“Khổng Ất Kỷ”là truyện ngắn thứ ba tôi đọc trong đêm ấy, Truyện ngắn này đã từng xuất hiện trở đi trở lại trong bài giảng ngữ văn từ tiểu học đến trung học. Nhưng tôi thật sự đọc nó khi mình đã 36 tuổi. Đọc xong “Khổng Ất Kỷ”tôi gọi điện ngay cho vị đạo diễn phim, hy vọng ông không nên cải biên truyện ngắn của Lỗ Tấn. Tôi
nói trong điện thoại:
- Không nên chà đạp Lỗ Tấn, đây là một nhà văn vĩ đại.
Hôm sau tôi ra hiệu sách mua “Lỗ Tấn toàn tâp” xuất bản sau cách mạng văn hoá. Do đó tôi vô cùng nhớ những tác phẩm của Lỗ Tấn xếp đống ở dưới bàn của nhà văn hoá. Những tác phẩm Lỗ Tấn xuất bản trong cách mạng văn hoá này , văn bản của nó có ý nghĩa sâu xa hơn. Thời bấy giờ khi tôi ra vào phòng làm việc của nhà văn hoá, khi hai chân bước đi thường bị vấp phải tác phẩm của Lỗ Tấn, tôi cảm thấy có thể là sự ám thị của số phận, ám thị tôi trong những trang sách bám đầy bụi đang ẩn chứa những câu truyện vĩ đại.
Trong hơn một tháng sau khi mua “Lỗ Tấn tuyển tập” ở hiệu sách về, tôi chìm đắm trong lối kể chuyện rõ ràng và mẫn tiệp của Lỗ Tấn. Sau đó trong một bài văn tôi đã viết: Kể chuyện của ông khi đạt đến hiện thực nhanh mạnh đến như thế, y như viên đạn xuyên qua thân thể, chứ không phải lưu giữ trong thân thể.
Tôi muốn nhân cơ hội này bàn lại “Khổng Ất Kỷ” một lần nữa . Đây là một điển phạm trong truyện ngắn. Trong truyện ngắn này mở đầu kể chuyện nhìn bềngoài hình như giản đơn nhưng ý vị sâu xa, ngay từ đầu Lỗ Tấn đã viết cách thức của quán rượu Lỗ Trấn, khách hàng của bọn mặc áo ngắn đều đứng tựa bên ngoài quầy uống rượu, còn khách mặc áo dài thì trong nhà cách tường của quán gọi rượu và thức nhắm ngồi xuống uống chậm rãi. Khổng Ất Kỷ là kẻ duy nhất mặc áo dài đứng uống rượu. Sự mở đầu kiệm lời tiếc mực như vàng của Lỗ Tấn, bỗng chốc làm cho Khổng Ất Kỷ với thân phận xã hôị khác với mọi người nổi bật lên trong kể chuyện.
Trong “Khổng Ất kỷ”, đặc biệt quan trọng là Lỗ Tấn đã lược bỏ sự miêu tả Khổng Ất Kỷ mấy lần đầu đến quán rượu.Sau khi chân của Khổng Ất Kỷ bị đánh gẫy, Lỗ Tấn mới bắt đầu viết ông ta đi tới như thế nào. Đây là trách nhiệm của nhà văn vĩ đại. Khi hai chân Khổng Ất kỷ còn đầy đủ có thể xem nhẹ cách thức ông ta đi đến, nhưng khi ông ta gẫy chân sẽ không thể né tránh. Vậy là chúng ta đã đọc đến chỗ“đột nhiên nghe một gịong nói: “Hâm nóng một bát rượu”.Giọng nói này tuy rất thấp , nhưng rất quen tai. Khi nhìn lại hoàn toàn không có ai. Đứng dậy nhìn ra ngoài, Khổng Ất Kỷ đã ngồi trên ngưỡng cửa đối diện dưới quầy hàng, “Giọng truyền đến trước, sau đó mới thấy người, kể chuyện như thế đã không phải tầm thường. Khi “tôi đã hâm rượu bưng ra, đặt lên ngưỡng cửa”, Khổng Ất Kỷ đã moi ra bốn xu tiền to,
thì sự kể chuyện khiến người ta tán thán đã xuất hiện, Lỗ Tấn chỉ dùng một câu ngắn gọn “ thấy tay ông ta đầy bùn đất, thì ra ông ta dùng tay này lết đến”.
Cái đêm năm tôi ba mươi sáu tuổi, Lỗ Tấn ở chỗ tôi, cuối cìng từ một từ vựng trở về một nhà văn. Nhớ lại những năm từ tiểu học đến trung học khi tôi bị buộc phải đọc tác phẩm của Lỗ Tấn, tôi cảm khái muôn phần. Tôi cảm thấy Lỗ Tấn không thuộc về các bọn nhóc. Ông thuộc về những bạn đọc chín chắn và mẫn cảm. Đồng thời tôi còn cảm thấy sự gặp nhau chân chính giữa một người đọc và một nhà văn, có khi phải cóthời cơ.
Sau khi cách mạng văn hóa kết thúc, tôi đã đọc qua rất nhiều tác phẩm của nhà văn khác,có tác phẩm lớn, có tác phẩm bình thường.Khi tôi đọc đến tác phẩm của một nhà văn nào đó, một khi cảm thấy vô vị, tôi lập tức bỏ tác phẩm của nhà văn ấy không để mình có cơ hội chán ghét nhà văn này. Nhưng trong thời gian cách mạng văn hoá, tôi không thể bỏ tác phẩm của Lỗ Tấn xuống, tôi bị buộc phải đọc hết truyện này đến truyện khác. Vì thế Lỗ Tấn là nhà văn duy nhất tôi ngán ghét nhất đời tôi.
Tôi nói với thính giả Na Uy: Sau khi một nhà văn trở thành một từ vựng, kỳ thực là tổn thương đối với nhà văn này.
Sau khi tôi kết thúc diễn giảng, giáo sư Harald Bløckman đi tới nói:
- Sự ớn ghét của anh đối với Lỗ Tấn thời nhỏ giống y hệt sự ớn ghét của tôi đối với Ip xen thời còn bé.
Bắc Kinh ngày 4 tháng 5 năm 2009
Vũ Công Hoan dịch
̣(Theo nguyên bản trong cuốn Tản văn của Dư Hoa “Trung Quốc trong mười từ vựng”
Thanh xuân Bắc ngày 23 tháng 8 năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét