Vũ Nho trả lời phỏng vấn báo THÁI NGUYÊN
vu nho ninh binh : Trước khi đi Úc, Minh Hằng, phóng viên báo Thái Nguyên có gọi điện và gửi email phỏng vấn tôi về một vài khía cạnh của giáo dục. Vốn quen biết từ thời Văn Nghệ Bắc Thái, tôi đồng ý trả lời. Tôi được Minh Hằng báo tin là bài đã đăng trên báo Thái Nguyên, nhưng cho đến bây giờ, vẫn chưa nhận được báo biếu ( dù cô Hằng đã gửi 2 lần). Đưa lên đây như một tư liệu, còn số báo thì bổ sung sau.
TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI LÀM GIÁO DỤC
Xin chào Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà phê bình lý luận Vũ Nho – (nguyên giảng viên khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Việt Bắc). Ông là người từng dạy Đại học, làm ở cơ quan chỉ đạo của Bộ, cơ quan nghiên cứu là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hôm nay tôi muốn được trao đổi với ông về lĩnh vực giáo dục. Ông có vui lòng cho biết đánh giá của mình về tình hình giáo dục hiện nay?
Vũ Nho ( V.N) : Tôi vốn không ưa nói theo kiểu cảm tính. Nhưng có thể thấy rằng sau Đổi mới, bất cứ thời điểm nào khi nói về giáo dục hiện tại, ít người dám ca ngợi. Cũng có người ca ngợi nhưng bị những bậc thức giả cười chê. Còn một số người thì chê bai hết lời. Cả người chê lẫn người khen đều chưa có được những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Tôi thấy giáo dục nước nhà lúc nào cũng có cái được và cái chưa được. Từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học, trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học. Lĩnh vực nào cũng có cái rất được và cái chưa được. Nhưng có vẻ như khu vực Đại học, Cao đẳng đang có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn. Ví như chuyện có nhiều trường Đại học được mở nhưng chưa đủ điều kiện dạy và học, chuyện gom các Đại học độc lập thành Đại học vùng cồng kềnh, quản lí kém hiệu quả.
Có người cho rằng nền kinh tế thị trường đã làm tha hóa phẩm chất của nhiều thầy cô giáo bây giờ, điển hình là việc dạy thêm. Ông suy nghĩ thế nào về điều này?
VN: - Tôi nghĩ là kinh tế thị trường đảo lộn nhiều giá trị. Nhưng có những giá trị vĩnh hằng thì khó mai một và đổi thay. Đúng là có một số trường lớp xuống cấp, một số thầy dở, một số trò hư. (Bên y tế thì có một số thầy thuốc quên y đức, vòi tiền bệnh nhân, làm việc thiếu trách nhiệm,…). Nhưng không thể vì thế mà bảo rằng thầy giáo đang bị tha hóa về phẩm chất. Nói như vậy là vơ đũa cả nắm. Tôi biết có nhiều thầy giáo tận tụy, nhiều trường đàng hoàng, khang trang như trường ở nước ngoài, và hầu hết các em học sinh của ta là rất tốt.
Còn việc học sinh học thêm, tôi không nghĩ đây là việc chỉ có ở nền giáo dục của Việt Nam. Tôi trực tiếp nghe chuyên gia giáo dục Hàn Quốc nói học sinh Hàn Quốc học thêm rất ghê. Tôi đọc báo biết Trung Quốc cũng dạy thêm học thêm. Tôi sang Úc cũng thấy có dạy thêm học thêm. Ở Cộng hòa liên bang Đức tôi thăm năm 2008 cũng có dạy thêm học thêm. Riêng ở Đức, tôi hỏi kĩ và được biết giáo viên không dạy thêm vì lương họ đủ sống đàng hoàng và lòng tự trọng nghề nghiệp không cho phép. Nhưng sinh viên, kĩ sư về hưu thì lại dạy thêm.
Cần phải thấy rằng việc tự nguyện học thêm là đáng khuyến khích. Và tự nguyện dạy thêm cũng vậy. Một xã hội học tập là xã hội khuyến khích người ta học thêm. Các cụ ngày xưa nói ông bảy mươi học ông bảy mốt là nhấn mạnh việc học suốt đời.
Giáo viên giỏi thì chả phải ép buộc, học sinh và phụ huynh năn nỉ xin học thêm. Chỉ có ít giáo viên kém mới phải dùng thủ thuật. Chúng ta lên án những giáo viên dùng quyền uy của mình để bắt học sinh học thêm, phê bình những giáo viên dạy trên lớp chiếu lệ, hời hợt, còn dạy thêm thì tận tình, tận tụy.
Tôi không tán thành việc dạy thêm học thêm tràn lan và không đồng tình với một số ít giáo viên dùng thủ đoạn để ép học sinh học thêm. Nhưng tôi vẫn muốn con mình được học thêm các thầy giỏi để cháu đỗ Đại học. Và chúng đã đỗ. Tất nhiên, tôi biết ơn các thầy cô đã dạy thêm.
Cũng cần nói thêm rằng, ngay cả người dạy thêm dùng cái quyền nhỏ bé của mình để ép học trò thì anh ta cũng còn lương thiện gấp một triệu lần cái anh cán bộ dùng quyền để tham nhũng, ăn chặn của dân, vì anh dạy thêm vẫn phải bỏ công, bỏ sức “lao động”.
Đừng vì một số cán bộ tham nhũng mà bảo tất cả cán bộ tham nhũng. Đừng vì một số nhỏ bé giáo viên dạy thêm “không đàng hoàng” mà lên án tất cả người dạy thêm.
Mới vào năm học, nhưng dư luận phụ huynh học sinh đang “nóng” về gánh nặng trừu tượng là “tiền trường”, gánh nặng hữu hình là chiếc cặp sách khổng lồ các em học sinh tiểu học phải mang đến lớp hàng ngày. Học nhiều quá đến nỗi lượng học sinh mắt kém, phải đeo kính rất nhiều…
V. N:
Về cái gánh nặng “tiền trường”, các nhà quản lí đã có những văn bản quy định các khoản thu. Tất nhiên, cũng có trường “lạm” thu. Tôi đã từng tham gia ban Đại diện phụ huynh học sinh. Chúng tôi cũng đã nhất trí cao khi quyết định đóng thêm tiền để có thêm quạt và bảng chống lóa. Hồi đó, số tiền các phụ huynh bỏ thêm ra không nhiều lắm so với mức lương. Thời nay dân chủ và cởi mở hơn, tôi nghĩ không có mấy trường dám “xé rào” thu bừa bãi.
Bây giờ nói về chuyện đeo kính. Đeo kính và học khổ học sở không liên quan trực tiếp. Tôi có ba người con. Hai cháu học hết lớp 5 và lớp 9 ở nông thôn thời đèn dầu hỏa và chưa có tivi rồi mới ra thành phố. Mắt sáng như đèn ô tô. Cháu út ra thành phố khi mới học lớp 3. Kết quả, cháu út sớm bị đeo kính vì ánh đèn nê ông và vì xem nhiều ti vi khi bé. Tôi có nhiều cơ hội dự giờ học ở thành phố và nông thôn. Lớp học ở thành phố thì một nửa hoặc hai phần ba đeo kính; trong khi cũng trình độ lớp ấy ở nông thôn thì chỉ có một vài em đeo kính mà thôi.
Còn cái chuyện còng lưng đeo ba lô. Việc khoác cặp nặng như ba lô cũng chỉ có ở thành phố (cá biệt). Còn các cháu tiểu học ở nông thôn vẫn phất phơ hai ba cuốn sách giáo khoa và mấy tập vở bỏ trong túi xách hay cái cặp cũ. Cái ba lô nặng ấy của con cái các vị phụ huynh nhà giàu. Các vị chất vào đó nào nước uống, sữa, bánh mì, táo,… chứ sách vở có bao nhiêu. Vả lại, các vị ấy mải kiếm tiền, không biết con cái học gì vào ngày nào, nên tống đủ thứ sách cả tuần vào cùng với đủ thứ bà dằn làm sao không nặng?
Có thể nói trẻ em bây giờ học hành sướng hơn chúng ta nhiều. Nhưng các cháu cũng chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ. Một số phụ huynh quá kì vọng vào con. Hết học chính khóa lại học thêm thanh nhạc, học đàn, học vẽ, học võ, học ngoại ngữ… Đúng là các cháu đau khổ chỉ vì bố mẹ muốn con loại nhất!
Một thực tế buồn là học sinh đang quay lưng lại với khối C, đặc biệt là với môn Văn. Có ý kiến cho rằng những tác phẩm thật sự là văn chương (sáng tác sau năm 1975) lại đưa vào chương trình ít quá nên học sinh không thích học văn nữa?
VN:
Xin nói về thực tế buồn trước. Đúng là trong thời đại khoa học kĩ thuật, các môn xã hội, trong đó có môn Văn không được học sinh và phụ huynh mặn mà. Thực tế cho thấy học sinh học thi khối C ( Văn, Sử, Địa) ít có khả năng chọn trường, chọn nghề so với các khối khác. Nhưng không phải học sinh đều quay lưng với môn Văn. Các em chỉ quay lưng vào người thầy dạy kém. Còn với người thầy dạy giỏi, các em vẫn say mê, dù rằng cái đích các em không chọn văn chương làm nghề hay chọn việc dính dáng đến văn chương. Một phần của thực tế buồn đó là lỗi của cả xã hội về quan niệm quá thực dụng. Môn Văn không giúp nhiều cho chọn nghề nghiệp, nhưng nó giúp cho con người sống nhân hậu, lượng thiện và hạnh phúc hơn. Tất cả chúng ta cần phải hiểu điều đó.
Văn chương trước đây ta quan niệm chỉ là những tác phẩm sáng tác hư cấu. Bây giờ văn chương gồm có văn hư cấu (fiction) và văn không hư cấu ( nonfiction). Những tác phẩm không hư cấu tất nhiên ít chất văn, nhưng rất cần thiết trong đời sống, ai cũng phải dùng suốt đời. Đây là thể hiện tính chất tiến bộ của chương trình và sự hòa nhập với thế giới.
Về tác phẩm sau năm 1975 thì mọi người đã nói nhiều. Bảo rằng không được học thì không đúng. Nhưng so sánh ra thì số lượng tác phẩm chiếm tỉ lệ không nhiều. Ở trường Trung học phổ thông, hai truyện ngắn sau năm 1975 ( Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu) hai bài thơ ( Đò Lèn của Nguyễn Duy, Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo) là ít. Khi thí điểm có đưa vào cả truyện ngắn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Thu Huệ, thơ Dương Thuấn nhưng khi viết sách chính thức thì lại bỏ ra.
Riêng cá nhân tôi khi góp ý chương trình, tôi vẫn kiên trì kiến nghị nên đưa thêm các tác phẩm viết về thời đổi mới, dành thời lượng dự trữ cho thời sự văn học. Những tác phẩm có tiếng vang có thể thay nhau học trong phần Phụ lục bổ sung hàng năm. Có như vậy thì chương trình mới có tính thời sự và cập nhật. Nếu cứ như hiện nay, mấy bài thơ và truyện ngắn kia, tiếng rằng là sau năm 1975, nhưng cũng cách gần một phần tư thế kỉ rồi. Mà bây giờ thời gian thì “ một ngày bằng mấy trăm năm” như ca từ một bài hát.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn này!
Bài đăng trên báo THÁI NGUYÊN, báo tháng, số 14 tháng 11 năm 2012
vu nho ninh binh : Trước khi đi Úc, Minh Hằng, phóng viên báo Thái Nguyên có gọi điện và gửi email phỏng vấn tôi về một vài khía cạnh của giáo dục. Vốn quen biết từ thời Văn Nghệ Bắc Thái, tôi đồng ý trả lời. Tôi được Minh Hằng báo tin là bài đã đăng trên báo Thái Nguyên, nhưng cho đến bây giờ, vẫn chưa nhận được báo biếu ( dù cô Hằng đã gửi 2 lần). Đưa lên đây như một tư liệu, còn số báo thì bổ sung sau.
TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI LÀM GIÁO DỤC
Xin chào Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà phê bình lý luận Vũ Nho – (nguyên giảng viên khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Việt Bắc). Ông là người từng dạy Đại học, làm ở cơ quan chỉ đạo của Bộ, cơ quan nghiên cứu là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hôm nay tôi muốn được trao đổi với ông về lĩnh vực giáo dục. Ông có vui lòng cho biết đánh giá của mình về tình hình giáo dục hiện nay?
Vũ Nho ( V.N) : Tôi vốn không ưa nói theo kiểu cảm tính. Nhưng có thể thấy rằng sau Đổi mới, bất cứ thời điểm nào khi nói về giáo dục hiện tại, ít người dám ca ngợi. Cũng có người ca ngợi nhưng bị những bậc thức giả cười chê. Còn một số người thì chê bai hết lời. Cả người chê lẫn người khen đều chưa có được những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Tôi thấy giáo dục nước nhà lúc nào cũng có cái được và cái chưa được. Từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học, trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học. Lĩnh vực nào cũng có cái rất được và cái chưa được. Nhưng có vẻ như khu vực Đại học, Cao đẳng đang có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn. Ví như chuyện có nhiều trường Đại học được mở nhưng chưa đủ điều kiện dạy và học, chuyện gom các Đại học độc lập thành Đại học vùng cồng kềnh, quản lí kém hiệu quả.
Có người cho rằng nền kinh tế thị trường đã làm tha hóa phẩm chất của nhiều thầy cô giáo bây giờ, điển hình là việc dạy thêm. Ông suy nghĩ thế nào về điều này?
VN: - Tôi nghĩ là kinh tế thị trường đảo lộn nhiều giá trị. Nhưng có những giá trị vĩnh hằng thì khó mai một và đổi thay. Đúng là có một số trường lớp xuống cấp, một số thầy dở, một số trò hư. (Bên y tế thì có một số thầy thuốc quên y đức, vòi tiền bệnh nhân, làm việc thiếu trách nhiệm,…). Nhưng không thể vì thế mà bảo rằng thầy giáo đang bị tha hóa về phẩm chất. Nói như vậy là vơ đũa cả nắm. Tôi biết có nhiều thầy giáo tận tụy, nhiều trường đàng hoàng, khang trang như trường ở nước ngoài, và hầu hết các em học sinh của ta là rất tốt.
Còn việc học sinh học thêm, tôi không nghĩ đây là việc chỉ có ở nền giáo dục của Việt Nam. Tôi trực tiếp nghe chuyên gia giáo dục Hàn Quốc nói học sinh Hàn Quốc học thêm rất ghê. Tôi đọc báo biết Trung Quốc cũng dạy thêm học thêm. Tôi sang Úc cũng thấy có dạy thêm học thêm. Ở Cộng hòa liên bang Đức tôi thăm năm 2008 cũng có dạy thêm học thêm. Riêng ở Đức, tôi hỏi kĩ và được biết giáo viên không dạy thêm vì lương họ đủ sống đàng hoàng và lòng tự trọng nghề nghiệp không cho phép. Nhưng sinh viên, kĩ sư về hưu thì lại dạy thêm.
Cần phải thấy rằng việc tự nguyện học thêm là đáng khuyến khích. Và tự nguyện dạy thêm cũng vậy. Một xã hội học tập là xã hội khuyến khích người ta học thêm. Các cụ ngày xưa nói ông bảy mươi học ông bảy mốt là nhấn mạnh việc học suốt đời.
Giáo viên giỏi thì chả phải ép buộc, học sinh và phụ huynh năn nỉ xin học thêm. Chỉ có ít giáo viên kém mới phải dùng thủ thuật. Chúng ta lên án những giáo viên dùng quyền uy của mình để bắt học sinh học thêm, phê bình những giáo viên dạy trên lớp chiếu lệ, hời hợt, còn dạy thêm thì tận tình, tận tụy.
Tôi không tán thành việc dạy thêm học thêm tràn lan và không đồng tình với một số ít giáo viên dùng thủ đoạn để ép học sinh học thêm. Nhưng tôi vẫn muốn con mình được học thêm các thầy giỏi để cháu đỗ Đại học. Và chúng đã đỗ. Tất nhiên, tôi biết ơn các thầy cô đã dạy thêm.
Cũng cần nói thêm rằng, ngay cả người dạy thêm dùng cái quyền nhỏ bé của mình để ép học trò thì anh ta cũng còn lương thiện gấp một triệu lần cái anh cán bộ dùng quyền để tham nhũng, ăn chặn của dân, vì anh dạy thêm vẫn phải bỏ công, bỏ sức “lao động”.
Đừng vì một số cán bộ tham nhũng mà bảo tất cả cán bộ tham nhũng. Đừng vì một số nhỏ bé giáo viên dạy thêm “không đàng hoàng” mà lên án tất cả người dạy thêm.
Mới vào năm học, nhưng dư luận phụ huynh học sinh đang “nóng” về gánh nặng trừu tượng là “tiền trường”, gánh nặng hữu hình là chiếc cặp sách khổng lồ các em học sinh tiểu học phải mang đến lớp hàng ngày. Học nhiều quá đến nỗi lượng học sinh mắt kém, phải đeo kính rất nhiều…
V. N:
Về cái gánh nặng “tiền trường”, các nhà quản lí đã có những văn bản quy định các khoản thu. Tất nhiên, cũng có trường “lạm” thu. Tôi đã từng tham gia ban Đại diện phụ huynh học sinh. Chúng tôi cũng đã nhất trí cao khi quyết định đóng thêm tiền để có thêm quạt và bảng chống lóa. Hồi đó, số tiền các phụ huynh bỏ thêm ra không nhiều lắm so với mức lương. Thời nay dân chủ và cởi mở hơn, tôi nghĩ không có mấy trường dám “xé rào” thu bừa bãi.
Bây giờ nói về chuyện đeo kính. Đeo kính và học khổ học sở không liên quan trực tiếp. Tôi có ba người con. Hai cháu học hết lớp 5 và lớp 9 ở nông thôn thời đèn dầu hỏa và chưa có tivi rồi mới ra thành phố. Mắt sáng như đèn ô tô. Cháu út ra thành phố khi mới học lớp 3. Kết quả, cháu út sớm bị đeo kính vì ánh đèn nê ông và vì xem nhiều ti vi khi bé. Tôi có nhiều cơ hội dự giờ học ở thành phố và nông thôn. Lớp học ở thành phố thì một nửa hoặc hai phần ba đeo kính; trong khi cũng trình độ lớp ấy ở nông thôn thì chỉ có một vài em đeo kính mà thôi.
Còn cái chuyện còng lưng đeo ba lô. Việc khoác cặp nặng như ba lô cũng chỉ có ở thành phố (cá biệt). Còn các cháu tiểu học ở nông thôn vẫn phất phơ hai ba cuốn sách giáo khoa và mấy tập vở bỏ trong túi xách hay cái cặp cũ. Cái ba lô nặng ấy của con cái các vị phụ huynh nhà giàu. Các vị chất vào đó nào nước uống, sữa, bánh mì, táo,… chứ sách vở có bao nhiêu. Vả lại, các vị ấy mải kiếm tiền, không biết con cái học gì vào ngày nào, nên tống đủ thứ sách cả tuần vào cùng với đủ thứ bà dằn làm sao không nặng?
Có thể nói trẻ em bây giờ học hành sướng hơn chúng ta nhiều. Nhưng các cháu cũng chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ. Một số phụ huynh quá kì vọng vào con. Hết học chính khóa lại học thêm thanh nhạc, học đàn, học vẽ, học võ, học ngoại ngữ… Đúng là các cháu đau khổ chỉ vì bố mẹ muốn con loại nhất!
Một thực tế buồn là học sinh đang quay lưng lại với khối C, đặc biệt là với môn Văn. Có ý kiến cho rằng những tác phẩm thật sự là văn chương (sáng tác sau năm 1975) lại đưa vào chương trình ít quá nên học sinh không thích học văn nữa?
VN:
Xin nói về thực tế buồn trước. Đúng là trong thời đại khoa học kĩ thuật, các môn xã hội, trong đó có môn Văn không được học sinh và phụ huynh mặn mà. Thực tế cho thấy học sinh học thi khối C ( Văn, Sử, Địa) ít có khả năng chọn trường, chọn nghề so với các khối khác. Nhưng không phải học sinh đều quay lưng với môn Văn. Các em chỉ quay lưng vào người thầy dạy kém. Còn với người thầy dạy giỏi, các em vẫn say mê, dù rằng cái đích các em không chọn văn chương làm nghề hay chọn việc dính dáng đến văn chương. Một phần của thực tế buồn đó là lỗi của cả xã hội về quan niệm quá thực dụng. Môn Văn không giúp nhiều cho chọn nghề nghiệp, nhưng nó giúp cho con người sống nhân hậu, lượng thiện và hạnh phúc hơn. Tất cả chúng ta cần phải hiểu điều đó.
Văn chương trước đây ta quan niệm chỉ là những tác phẩm sáng tác hư cấu. Bây giờ văn chương gồm có văn hư cấu (fiction) và văn không hư cấu ( nonfiction). Những tác phẩm không hư cấu tất nhiên ít chất văn, nhưng rất cần thiết trong đời sống, ai cũng phải dùng suốt đời. Đây là thể hiện tính chất tiến bộ của chương trình và sự hòa nhập với thế giới.
Về tác phẩm sau năm 1975 thì mọi người đã nói nhiều. Bảo rằng không được học thì không đúng. Nhưng so sánh ra thì số lượng tác phẩm chiếm tỉ lệ không nhiều. Ở trường Trung học phổ thông, hai truyện ngắn sau năm 1975 ( Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu) hai bài thơ ( Đò Lèn của Nguyễn Duy, Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo) là ít. Khi thí điểm có đưa vào cả truyện ngắn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Thu Huệ, thơ Dương Thuấn nhưng khi viết sách chính thức thì lại bỏ ra.
Riêng cá nhân tôi khi góp ý chương trình, tôi vẫn kiên trì kiến nghị nên đưa thêm các tác phẩm viết về thời đổi mới, dành thời lượng dự trữ cho thời sự văn học. Những tác phẩm có tiếng vang có thể thay nhau học trong phần Phụ lục bổ sung hàng năm. Có như vậy thì chương trình mới có tính thời sự và cập nhật. Nếu cứ như hiện nay, mấy bài thơ và truyện ngắn kia, tiếng rằng là sau năm 1975, nhưng cũng cách gần một phần tư thế kỉ rồi. Mà bây giờ thời gian thì “ một ngày bằng mấy trăm năm” như ca từ một bài hát.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn này!
Bài đăng trên báo THÁI NGUYÊN, báo tháng, số 14 tháng 11 năm 2012
Vào trang vẫn cứ khó. Nhưng biết làm thế nào. Kiên trì vào mở quán. Đưa ra vài món...xào!
Trả lờiXóaGiờ muốn vào trang dễ thì đề nghị Cụ Nho làm như sau. Mỗi lúc vào nhà thì vào thẳng trang http://vunhonb.blogspot.com Nhập đúng đường link như thế nhá. Sau đó nhìn lên màn hình ở góc trên bên phải. Nếu chưa đăng nhập thì nó có chữ đăng nhập. Kích vào đấy. Nhập địa chỉ email và mật khẩu. Sau đó bấm chọn giữ chế độ đăng nhập trên máy tính cho khỏe bác ạ. Xong rồi bấm đăng nhập. Đăng nhập xong nó hiện lên một cái màn hình nữa. Chỗ nào có chữ Vũ Nho Ninh Bình thì bác bấm chọn chỗ ấy. Xong rồi thì nhìn màn hình tiếp nữa bác sẽ biết mình phải làm gì tiếp theo. Không khó đâu. tò mò máy móc tý là ok ngay ấy mà bác ạ
XóaCám ơn chỉ dẫn của VỪNG LÉP!
Trả lờiXóaĐã làm chủ kĩ thuật. Chỉ có điều máy VI TÍNH của nhà bị hạn chế, nên cứ hay trục trặc!