Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Vũ Nho bình bài thơ Không ngủ được

Lời bình cho bài thơ Không ngủ được ( Thụy bất trước)
Apr 26, 2011 1:35 AMPublicPageviews 514 3

KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
                                                Hồ Chí Minh    
Nguyên văn chữ Hán :
THỤY BẤT TRƯỚC
Nhất canh … nhị canh… hựu tam canh
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành
Tứ ngũ canh thời tài hợp nhãn
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
   Bản dịch thơ :
Một canh… hai canh… lại ba canh
Trần trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Lời bình của Vũ Nho
Đếm một, hai, ba nghe thật là gọn và nhanh. Nhưng đếm một canh, hai canh, ba canh thì phải thức liền một khoảng thời gian quãng sáu giờ "mỗi canh tương ứng hai giờ". Giữa những lần đếm ấy là những phút, những giây cứ chậm chạp trôi đi. Mà chúng trôi đi hình như lại càng chậm chạp hơn đối với người không ngủ, vì rằng thời gian tâm lí và thời gian thực luôn luôn có một độ chênh lệch "thức khuya mới biết đêm dài"...
Thời gian chậm chạp. Người càng theo dõi thời gian càng thấy nó lê thê. Đâu phải là nằm im đếm thời gian một cách vô tư. Suốt trong khoảng mấy canh liền "Trằn trọc bân khoăn". Triển chuyển tức là xoay qua xoay lại, trằn trọc, có điều lo nghĩ ở trong lòng. Bồi hồi cũng là lo lắng, băn khoăn, dạ chẳng an. Như vậy, nguyên nhân không ngủ được không có gì khác là có một mối quan tâm lo lắng. Song về chuyện gì thì đến hai câu thơ sau mới rõ được.

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Câu thơ dịch rất đẹp, nhưng có một điều khiến ta băn khoăn. Chợp mắt trong tiếng Việt vẫn dùng với nghĩa là ngủ trong giây lát, có thiếp đi một chút. Chợp mắt cũng có nghĩa là thoáng ngủ. Nhưng vừa canh bốn thì Bác chợp mắt rồi ngủ và mơ thấy sao vàng trong suốt cả hai canh hay bao lâu ?  Suốt cả hai canh đó Bác vẫn thức và chỉ chợp mắt trong giây lát nào đó, mơ thấy sao vàng Người lại tỉnh lai ngay ? Khó mà xác định rõ được. Từ băn khoăn đó chúng tôi xem xét lại nguyên văn.
   Tứ ngũ canh thời tài hợp nhãn
Tứ ngũ canh thời – rõ rồi, taì cũng rõ rồi. Chỉ còn hợp nhãn. Hợp là gì ? Trong tất cả các nghiã của từ "hợp" mà chúng tôi nhờ một vị uyên thâm Hán học của viện Hán Nôm tra cứu hộ thì không có nghĩa nào gần với "chợp" cả. Hợp có nghĩa là "bế" tức là đóng lại (như trong bế quan toả cảng). Vậy "hợp nhãn" tức là "đóng nhãn", mà với mắt thì chỉ có thể dịch là khép mắt mà thôi. Canh bốn canh năm vừa nhắm mắt thì thấy sao vàng hiện ra. Tên của bài thơ Thụy bất trước - không ngủ được, tức là không ngủ trong suốt cả năm canh chứ không có giây phút nào chợp mắt. Do dịch "hợp nhãn" là chợp mắt, cho nên kéo theo việc hiểu "mộng hồn" như là mơ (thấy sao vàng). Chữ "mộng hồn" không nên hiểu theo nghĩa đen là "hồn đã vào giấc mộng". Cụ Đào Duy Anh giải nghĩa : "trong lòng có điều nghĩ ngợi vẩn vơ, cho nên tinh thần như vào trong cảnh mộng". Thế là rõ, Bác không hề "chợp mắt", không hề ngủ, và do đó không phải mơ thấy sao vàng trong giấc ngủ. Bác thức suốt năm canh, trằn trọc băn khoăn suốt năm canh. Và khi nhắm mắt lại là khi bằng cái nhìn tâm linh Người nhìn thấy sao vàng. Bác không ngủ vì lo đến vận nước, đến nền độc lập của dân tộc. Mặt khác, nếu nói ngủ mà mơ thấy sao vàng thì sự ám ảnh khá lớn. Nhưng không ngủ nhắm mắt mà nhìn thấy sao vàng thì sự ám ảnh đó còn lớn hơn nhiều. Và tình cảm trách nhiệm với dân tộc, với đất nước rõ rang cũng ở mức cao hơn. Sau này ta còn gặp nhiều đêm Bác không ngủ
Lòng riêng, riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng
Thuyền về trời đã rạng đông.
(Đi thuyền trên sông Đáy)
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 
                                    (Cảnh khuya)
Bác đã từng không ngủ khi lần đầu xa Tổ Quốc : "Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ" (Người đi tìm hình của nước). Bác không ngủ trong đêm khuya "Ngoài trời mưa lâm thâm - Mái lều tranh xơ xác" vì thương dân công (Đêm nay Bác không ngủ) Bác không ngủ vì "Năm canh bốn biển có đêm nghĩ nhiều" (Cánh chim không mỏi). Những đêm trắng ấy đều là những đêm lo nghĩ về nhân dân, về dân tộc và đất nước của một trái tim lớn "Ôm cả non sông mọi khiếp người ".

In trong  Vũ Nho – Thơ Những vẻ đẹp, nxb Giáo dục, 2008                        
             

 

4 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. "câu thư dịch rất đẹp'' và sự băn khoăn của người bình còn hơn cả...đẹp!

    Trả lờiXóa
  3. ngũ tiêm tinh.dịch là 5 ngôi sao, chứ không phải "sao vàng 5 cánh" được đâu. 5 ngôi sao như là trên cờ Trung Quốc vậy đó.
    Mà bác Vũ Nho có thể giải thích vì sao Bác bị tù năm 1942-1943, nhưng nguyên bản tập thơ (như hình trên) lại ghi 1932-1933 không ?

    Trả lờiXóa