Ba bài hay một bài?
Hoàng Dân
Có ba dị bản
về một bài ca dao như sau:
1. Mình nói với
ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ
thấy con mình bò
Con mình những
trấu cùng tro
Ta đi xách nước
rửa cho con mình
2. Mình nói dối
ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ
mình bồng con ra
Con mình
khéo giống con ta
Con mình có
bảy, con ta ba phần
3. Mình nói với
ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ
thấy con mình bò
Con mình những
trấu cùng tro
Ta đi xách nước
rửa cho con mình
Con mình vừa
đẹp vừa xinh
Một nửa giống
mình, nửa lại giống ta
Như chúng tôi
đã rào đón ở những bài viết trước, ca dao vốn là những sáng tác dân gian được
bảo tồn bằng phương thức truyền khẩu, do đó việc có một vài dị bản cũng là
chuyện bình thường. Vấn đề khó là ở chỗ, một bài thơ hay đã được văn bản hóa
cũng có thể có nhiều dị bản trong lòng người đọc rồi, huống chi ở đây lại
là ba dị bản được tiếp tục nhân lên thành nhiều dị bản nữa trong lòng bạn đọc!
Để rộng đường suy
ngẫm và trao đổi, chúng tôi thử lần lượt điểm qua từng bản chép ở trên.
Bản thứ nhất:
Mình nói với ta
mình hãy còn son
Ta đi qua
ngõ thấy con mình bò
Con mình những
trấu cùng tro
Ta đi xách nước
rửa cho con mình
Có thể xảy ra
một trong hai khả năng sau: cô gái nói thật và cô gái nói dối. Khi nói thật thì
còn son nghĩa là chưa có chồng hoặc có chồng rồi nhưng chưa có con (Nhớ
gì như mẹ nhớ con/Nhớ gì như nỗi gái son nhớ chồng!). Vậy thì tại sao ta lại
thấy con mình bò? Con của cô gái hay con hàng xóm, bạn bè? Có lẽ con ai
không quan trọng lắm, vấn đề là thái độ của chàng trai đối với đứa trẻ kia mà
thôi. Xem ra cái cách xử sự của chàng trai quả là cao thượng. Như vậy, bài ca
dao này muốn nhắc nhở các chàng trai về một cách ứng xử có văn hóa chăng?! Còn
trong trường hợp cô gái nói dối? Sẽ có ít nhất hai cách hiểu:
- Thứ nhất,
không thể tin được những lời lẽ kiểu rắn giả lươn!
- Thứ hai, cô
gái quả rất nặng tình với chàng trai và đã dùng đứa con tội nghiệp của mình làm
một phép thử. Giả định vì một lí do nào đó, cô gái đã chia tay người chồng cũ
(hoặc người chồng cũ đã chết), nay gặp một chàng trai thực lòng yêu mình và tất
nhiên cô cũng cảm thấy rất tâm đầu ý hợp với chàng trai, nhưng cô còn lo lắng
cho tương lai của đứa con riêng nên phải thử xem lòng dạ chàng trai thế nào?
Nếu thấy đứa trẻ những trấu cùng tro mà chàng trai đùng đùng nổi giận
thì chẳng còn gì để nói nữa, nhưng nếu chàng trai xử sự như bài ca dao miêu tả
thì thử hỏi cô gái còn mong gì hơn nữa? Một mối tình không bình thường nhưng
lại kết thúc có hậu! Đó chẳng phải là một vẻ đẹp trong tình yêu hay sao?!
Bài thứ hai:
Mình nói dối ta
mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ
mình bồng con ra
Con mình khéo
giống con ta
Con mình có
bảy, con ta ba phần
Bài này cũng có
ít nhất hai cách hiểu:
- Thứ nhất,
chàng trai khẳng định là cô gái nói dối, nhưng hình như chàng trai không có ý
định lên án cái tội nói dối của cô gái, mà ngược lại, chàng trai giật mình về
việc cô gái đã nói dối mình. Tại sao phải giật mình? Có lẽ cả hai đã đi quá
giới hạn của tình yêu, nghĩa là đã ăn trái cấm! Vấn đề là bây giờ phải
giải quyết hậu quả như thế nào?
- Thứ hai,
chàng trai khẳng định cô gái nói dối và tỏ ra thương hại cô gái về cái việc cô
đã vội vã lấy chồng. Cô gái đã lấy một người đàn ông mà cô không yêu, bằng
chứng là con cô rất giống chàng trai. Cô gái phải ngày đêm tơ tưởng đến chàng
trai thì mới có hiện tượng ấy chứ?
Bài thứ ba chỉ
khác bài thứ nhất là thêm vào cuối bài một câu lục bát:
Con mình vừa đẹp vừa
xinh
Một nửa giống
mình, nửa lại giống ta
Về cơ bản thì ý
nghĩa của bài này là ý nghĩa của hai bài 1 và 2 gộp lại, nhưng cũng có thêm một
khía cạnh ý nghĩa khá thú vị mà hai bài trên không có. Hình như câu lục bát
cuối bài muốn khẳng định đã có một cuộc ngoại tình! Bằng chứng ư? Hãy
ngẫm xem:
Con
mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống
mình, nửa lại giống ta
Chỉ có kẻ trong
cuộc mới vơ vào công khai như thế chứ? Khen con cô gái xinh là để khen cô gái
xinh và khen chính mình cũng xinh! Và cuối cùng là khen cuộc ngoại tình của đôi
ta...
Hóa ra, người
xưa, tình xưa cũng đủ cung bậc và mùi vị như người nay, tình nay vậy!
Cụ Nguyễn Tiên
Điền chẳng đã phải thú nhận:
Cho hay là thói
hữu tình
Đố ai dứt mối
tơ mành cho xong?
Theo cái lí
trong câu thơ của cụ Nguyễn mà suy thì chúng ta chỉ có một bài ca dao được chép
lại thành ba dị bản mà thôi!
Núi Bò-Hà Nội
31.10.2007
Tôi nghĩ rằng cái bài thứ ba là bài người ta thêm vào kiểu "ông chẳng bà chuộc" bác Hoàng Dân ạ! Đã nói "hãy còn son" mà lại có con thì quả là ngạc nhiên. Nhưng chàng trai xử sự với đứa nhỏ với sự bao dung và rộng lượng...Có thể nghĩ đến một kết cục đẹp và có hậu. Tự nhiên gắn cái câu tán tỉnh vô duyên kia vào mồm anh chàng, thế là làm hỏng mất bài ca dao. Lại cũng mất luôn cái ý bao dung bên trên vì...đứa bé giống anh chàng, con anh chàng thì anh ta... phải tắm cho nó!
Trả lờiXóa