Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Ai là cha đẻ của Văn học Đức?







Ai là cha đẻ của Văn học Đức ( nay là BRD)?
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa  -dịch giả thơ Đức ( Tháp Dương – Bắc Ninh )

1 Thân thế
 Ông sinh ngày 23-11-1597 mất 20 -8-1639;
Hưởng dương có 42 tuổi ‚
Ông là con trai  của người bán thịt  tên là Sebastian Opitz (Opitz war der Sohn des Metzgers Sebastian Opitz);
 Năm 1614 khi  17 tuổi  ông học trường trung học Maria Magdalenen ở Warsaw
 Năm 1617 khi 20 tuổi ông học  tại trường trung học hàn lâm Beuthen trên Oder (ngày nay là Bytom).
Năm 1618 khi 21tuổi ông làm gia sư ở  Tobias Scultetus thuộc Frankfurt (Oder)
Vào ngày 17 tháng 6 năm 1619 khi 22tuổi ông học Đại học Heidelberg.
Năm 1620  khi 23 tuổi ông đến Hà Lan làm  gia sư;
 Năm 1624 khi 27 tuổi ông  xuất bản tác phẩm chính của mình-“ Cuốn sách của nhà thơ Đức” (Martin Opitz' „Buch von der Deutschen Poeterey“).
Ở tác phẩm này  , ông mô tả các quy tắc và nguyên tắc của thước đo chính xác của ngôn ngữ Đức;
Nhờ tác phẩm trên “Buch von der Deutschen Poeterey “ ngày 14 tháng 9 năm 1628 khi 31 tuổi ông nhận tặng thưởng từ Hoàng đế Ferdinand II.
Năm 1637  khi 40 tuổi tại Gda-xtan với tư cách là một thư ký và nhà sử học triều đình ("nhà sử học hoàng gia") để phục vụ Vua VLADISLAV IV của Ba Lan.
2-Tác phẩm của Ông :
Tác phẩm đầu tiên của ông là những bài thơ Latin, nhưng trong những năm học trung học, ông bắt đầu viết thơ Đức và viết các tác phẩm song ngữ.
năm 1624 đã xuất bản "Cuốn sách của nhà thơ Đức" ;
Ông đặt ra các quy tắc cho "sự thuần khiết của ngôn ngữ, phong cách, câu thơ và nhịp điệu".
"Cuốn sách của nhà thơ Đức" là động lực chính cho người Đức phát triển thành ngôn ngữ văn học của riêng mình;
Nguyên tắc  cụ thể là, để dung hòa sự đa dạng hóa với từ trọng âm, trở nên quyết định cho tất cả các bài thơ Đức, thế tục cũng như tâm linh mượn nội dung, hình thức và các yếu tố phong cách các hình thức trữ tình;
Thay thế tiếng Latin  bằng văn học tiếng Đức và cuối cùng đã tạo ra mối liên hệ với sự phát triển của văn học quốc gia châu Âu khác.
 1617 ông đã viết một bài luận đầu tiên chống lại sự từ chối tiếng Đức.
 Đây cũng là ý tưởng để tạo ra một bài thơ nghệ thuật bằng tiếng Đức.
Ông không muốn thua kém các quốc gia châu Âu khác như Pháp hay Ý, do đó theo đuổi một cuộc đấu tranh , có chủ đích cho một nền thơ bản địa Đức ;
 Ông nỗ lực phản bác quan điểm phổ biên khi ấy cho rằng tiếng Đức không phù hợp với thơ thực sự.


                                                                                    TS. Nguyễn Văn Hoa
 
 (1618), ông đã đưa ra luận điểm rằng các ngôn ngữ huy hoàng của Hy Lạp và Latinh đã bị hủy hoại trong nhiều thế kỷ và bị thoái hóa, sự huy hoàng của chúng đã bị phai mờ từ lâu chống lại văn hóa Latin hóa của tầng lớp thượng lưu và sự khinh miệt  tiếng Đức.
Ông lên án tầng lớp giáo dục với hành vi khinh miệt đối với tổ quốc và tiếng mẹ đẻ. Khi ấy hầu như mỗi câu trong tiếng Đức đều chứa ít nhất một từ nước ngoài hoặc từ mượn từ tiếng Latin, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý hoặc tiếng Hy Lạp.
 Trái với xu hướng này, ông đề cao sự thuần khiết của tiếng Đức. Ông cũng đã có những nỗ lực đầu tiên để thiết lập một nền văn học và ngôn ngữ học độc lập của Đức.

Ông có công đầu sáng tạo ra  các quy tắc cố định cho thơ bằng tiếng Đức, mà sau này ông đã áp dụng trong chính bản thân mình.
Thi pháp này có ảnh hưởng lớn đến những người đương thời của ông , nó tồn tại trong 150 năm  - cho đến khi  xuất hiện Thi hào J.W Goethe (28 tháng 8 năm 174922 tháng 3 năm 1832) ( Tác giả kịch thơ Fauster –kiệt tác số 1 của thi ca Đức mà Dr.Đỗ Ngoạn- Đại học Sư phạm Việt Bắc cùng  Thế Lữ đã dịch sang tiếng Việt ).
Ông đưa thơ Đức thời trung cổ ra ánh sáng và do đó ủng hộ phong trào hướng tới một nền thơ nghệ thuật Đức bảo tồn hoặc khôi phục sự thuần khiết của ngôn ngữ Đức và tạo ra một nền văn học quốc gia Đức.
Thoát khỏi lệ thuộc tiếng nước ngoài pha trộn trong tiếng Đức ;
Trước tiên ông đã cố gắng làm sáng tỏ quá khứ văn học của tiếng Đức ;
Dấu ấn vĩnh cửu khó phủ nhận của ông là:
Ông từ chối những vần điệu ô uế.
Ông cấm rút ngắn từ.
Ông cũng loại trừ các từ nước ngoài.
Một trong những nguyên tắc thẩm mỹ của ông là nguyên tắc  "thơ ca phải thú vị, đồng thời  phải hữu ích và mang tính hướng dẫn".
 Ông cũng yêu cầu "thơ là một bức tranh sống".
Ông cho rằng chủ đề thơ phải kết hợp  sự nhất thời và vĩnh cửu ;
Tuy nhiên, sau thế kỷ 17 , các quy tắc chặt chẽ của ông  đã bị chỉ trích nặng nề ;
Vì nó hạn chế sức mạnh thơ ca và sức mạnh sáng tạo của tâm hồn
3-Kết luận
Martin Opitz - Nhà thơ giao thời giữa Latin và Đức (Martin Opitz – Dichter zwischen Latein und Deutsch);
Ông có công bảo vệ tiếng Đức
Phê phán  hành vi khinh miệt đối với tiếng mẹ đẻ;
Thời đại ông  hầu như mỗi câu trong tiếng Đức đều chứa ít nhất một từ nước ngoài hoặc từ mượn từ tiếng Latin, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý hoặc tiếng Hy Lạp;
 Trái với xu hướng này, ông đề cao sự thuần khiết của tiếng Đức;
Ông đã sáng tác thơ thuần tiếng Đức ;
Có lẽ khập khễnh khi so sánh , Martin Opitz so ngang cùng thời nhà Lê của Việt Nam ( 1467-1786) ;  cũng như Việt Nam ta , khi giao thời thay Nôm cho chữ Hán thì bị cho là “ Nôm na là cha mách qué”;
 Và hậu sinh chúng ta cũng cảm ơn các tiền nhân đã tiên phong dũng cảm cổ xúy cho Quốc ngữ , và Quốc ngữ đã chiến thắng Hán Nôm và Pháp ngữ
( hết bài viết)./.
Tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét