Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

ĐỌC THƠ XUÂN QUỲNH

 


ĐỌC (VÀ HỌC) THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN VIỆT NAM

 

ĐỌC THƠ XUÂN QUỲNH

                    BÙI MINH TRÍ

Nữ sĩ nguồn thơ giàu cảm xúc

Suy tư hạnh phúc lẫn buồn đau

Đất thêm màu nhựa lên “chồi biếc”

Rụng xuống lá vàng chẳng uổng đâu

*
“Hoa dọc chiến hào” “Thơ cửa sổ”

 “Lời ru mặt đất” “Tiếng gà trưa”

“Gió Lào cát trắng” làm công sự

“Cát đọng nắng thôi, chẳng đọng mưa”

*

Mồng một ”Chờ trăng” đêm tối quá

“Sân ga” nắng nhạt “chiều em đi”

Cả ba lô bụi cay con mắt

Nơi ở lá bay đầy lối qua

*

Hãy để trái tim em”Tự hát”

 “Dại gì em ước nó bằng vàng”

“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói”

“Hoa cỏ may” buồn, anh nhớ chăng?

*

Ào ạt biển xanh nghe “Sóng” vỗ

Mái tranh lên khói,“Tiếng gà trưa”

Tình yêu như thể “Thuyền và biển”

Bão tố lòng em khi cách xa

*

Mây trắng “lá vàng thưa thớt quá”

Thu và hoa cúc - anh và em

Heo may xao động hồn thu cũ

Đi mãi theo mùa cùng tháng năm.

Bùi Minh Trí

 

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà ĐôngHà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

Xuân Quỳnh là một nữ sĩ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biểnSóngThơ tình cuối mùa thuTiếng gà trưa,...

Sự nghiệp

Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lươngthị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Ngày 30 tháng 3 năm 2017Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.[1][2]

Tác phẩm

Các tác phẩm chính:

  • Tơ tằm – Chồi biếc(thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
  • Hoa dọc chiến hào(thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
  • Gió Lào, cát trắng(thơ, 1974)
  • Lời ru trên mặt đất(thơ, 1978), 34 bài thơ
  • Cây trong phố – Chờ trăng(thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
  • Sân ga chiều em đi(thơ, 1984)
  • Tự hát(thơ, 1984)
  • Hoa cỏ may(thơ, 1989), 18 bài thơ
  • Thơ Xuân Quỳnh(1992, 1994)
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ(1994)
  • Không bao giờ là cuối(thơ, 2011), 21 bài thơ

Các tác phẩm viết cho thiếu nhi

  • Mùa xuân trên cánh đồng(truyện thiếu nhi, 1981)
  • Bầu trời trong quả trứng(thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 văn
  • Truyện Lưu Nguyễn(truyện thơ, 1985)
  • Bến tàu trong thành phố(truyện thiếu nhi, 1984)
  • Vẫn có ông trăng khác(truyện thiếu nhi, 1986)
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi(1995)
  • Chú gấu trong vòng đu quay(tập truyện)

Thành tựu nghệ thuật

Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biểnSóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ mayTự hátNói cùng anh,... Các bài thơ SóngTruyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.

Gia đình

Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.[3]

Lần thứ hai bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (19481988) vào năm 1973. Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi, đã li dị vợ là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên (1948-) vào năm 1972 và có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ tai nạn năm 1988.[4]

Vinh danh

Ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Hình ảnh này nằm trong bộ sưu tập các Doodle của Google được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh.

Tại Sài Gòn, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh.

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét