CHÚC CÁC BẠN VIẾT VÀ BẠN ĐỌC TRANG VUNHONB.BLOGSPOT.COM
NĂM MỚI: SỨC KHỎE MỚI, NIỀM VUI MỚI, MAY MẮN, AN LÀNH, HẠNH PHÚC!
Vũ Nho chủ trang
CHÚC CÁC BẠN VIẾT VÀ BẠN ĐỌC TRANG VUNHONB.BLOGSPOT.COM
NĂM MỚI: SỨC KHỎE MỚI, NIỀM VUI MỚI, MAY MẮN, AN LÀNH, HẠNH PHÚC!
Vũ Nho chủ trang
THƠ TRẦN ĐỨC TÍN:
VÀI TRAO ĐỔI VỚI VŨ THỊ HƯƠNG MAI
*
Trần Đức Tín là nhà thơ trẻ, sinh ngày 17 tháng 8 năm 1989, gốc người Cà Mau, vào hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Thơ của anh xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn, các trang báo trực thuộc các hội văn nghệ do nhà nước quản lý. Anh viết theo kiểu thơ hình thức diễn giải (hậu hiện đại), lối thơ mà các nhà thơ trung thành với lối thơ truyền thống như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Khôi, Triệu Lam Châu... gọi là "thứ giặc thơ", thứ “thơ vô lối", “thơ tân con cóc”, thơ phá tiếng Việt. Anh tham gia khá tích cực vào các cuộc thi thơ do các hội văn nghệ trong nước tổ chức, đã giành được vài giải và cũng gặp phải đôi ba ì xèo, kiện tụng quanh chuyện thơ dự thi của Trần Đức Tín có "những nét hao hao giống với con cái nhà người ta.".
Bài viết này là trao đổi của tôi với tác giả Vũ Thị Hương Mai về thơ của nhà thơ trẻ Trần Đức Tín (bút danh Khét) khi chị comment rất thẳng thắn dưới bài viết ""Lạc" của Trần Đức Tín" trên trang facebook của tôi.
VÒNG ÔM MUỘN
Lan có việc cần xác minh thêm về hồ sơ sức khỏe của một bị can mà Lan được phân công xét xử. Đã lâu không tới bệnh viện, nay thấy khác lạ bởi sự khang trang ngay từ cổng chính, vườn hoa, cây cảnh được bài trí đẹp mắt như một công viên thu nhỏ. Đang đắm chìm trong khung cảnh yên tĩnh dịu mát trên đường vào khu hành chính bệnh viện thì có tiếng gọi từ phía vườn hoa và dáng một phụ nữ dỏng cao tiến về phía Lan:
Chị Lan! Chị có việc gì mà tới bệnh viện, thăm người nhà điều trị hay người cùng cơ quan?
Chưa nhận ra người quen vì người phụ nữ đeo khẩu trang; Lan dừng lại vẻ thăm dò, thì người phụ nữ ôm chầm và nói như vội vã:
Chị giờ làm ở tòa nào? Lên chức gì rồi? Đã hơn ba năm rồi còn gì nữa,
Lan cố trấn tĩnh và lật bộ nhớ xem người đối diện là ai mà có giọng nói quen quen…, chỉ khi người đó bỏ khẩu trang ra, Lan mới biết đây là Duyên, người đứng nguyên đơn của vụ án “truy nhận cha con” ở tòa cấp huyện mà Lan là Thư ký phiên tòa.
Đúng lúc đó Lan nhận được điện thoại từ vị Bác sĩ xin khất buổi làm việc vì có ca cấp cứu cần giải quyết, vậy là có thời gian nói chuyện với Duyên.
Được biết Duyên đưa con tới thăm Đại đang điều trị bệnh hiểm nghèo, do chưa đến giờ thăm nên đang chờ, con gái Duyên xin phép mẹ đi mua cái gì đó. Câu chuyện của Duyên đưa Lan về với vụ án, một câu chuyện tình kết thúc không có hậu của Duyên và Đại.
NHÀ THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG
MỘT CÕI HƯƠNG-VƯƠNG HỒN QUÊ
Trần Trung
HƯƠNG HOA CAU
Ngỡ gặp quê nhà ngay giữa phố
gặp tuổi thơ khi đã bạc đầu
Giữa phố hương hoa cau
sáng đầu hè thanh mát
Hương cau nhẹ mơ hồ
bay đến tự nơi nao không biết
có đấy rồi lại mất
như chơi trò đuổi bắt
với ngày xưa
Hương đuổi bắt
hay hồn tôi đuổi bắt
đã có rồi không mất
không thấy hoa
nhưng mùi hương thì biết
cái mùi hương da diết
tiếng gọi thầm
xa hút
một cõi vườn cao vút những thân cau
N.J 15-12-2006
( Vũ Quần Phương-Tuyển tập thơ-trang 465)
------------------------------------------------------------
LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG
THƠ VÀ PHONG TRÀO THƠ HIỆN NAY
Dưới góc nhìn của người yêu thơ
Ngô Nguyễn
Hiện nay có nhiều quan niệm trái ngược về phong trào thơ quần chúng và sự phát triển của thơ ca nước nhà. Có ý kiến cho rằng sự phát triển của phong trào thơ quần chúng làm lu mờ thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp bởi “sách thơ in tràn lan lấn át khiến thơ của các nhà thơ in ra không thể bán”. Vậy thì thơ Việt Nam đang phát triển hay lụn bại xin có đôi lời phản biện về vấn đề này.
Theo tôi được biết từ những năm 90 các câu lạc bộ thơ bắt đầu được thành lập nhưng nó được nhân rất nhanh ra khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Tính đến thời điểm năm 2012, chỉ riêng Hà Nội và vùng phụ cận đã có khoảng 600 CLB thơ ra đời. Đó là điềm tốt cho nền thơ ca nước nhà. Thơ không còn là sự độc tôn của một số nhà thơ, nhà nhà làm thơ, người người in thơ và chính vì vậy các nhà thơ chuyên nghiệp ca thán cho rằng thơ nghiệp dư đã gây vàng thau lẫn lộn khiến “thơ đích thực” không còn đất dụng võ. Không biết theo các vị điều này là tốt hay xấu? Tôi cho rằng đây là một điềm tốt cho nền văn học nước nhà. Từ lâu mọi người đều đã thừa nhận văn học là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nó từ nhân dân mà ra thì phải quay về phục vụ nhân dân mới là đúng. Trước tình hình này nhiều nhà thơ đã quay ngược 180 độ, họ muốn thơ họ vượt lên trên thơ quần chúng, đã xuất hiện ba chiều hướng khác nhau. Một chiều hướng bay cao bay xa tít tắp tận trời mây, đua nhau viết loại thơ vừa khó hiểu vừa không vần điệu, đến nỗi ngay cả những nhà thơ cũng không hiểu, họ gọi nó đó là kiểu thơ bác học. Loại thơ này có lẽ chỉ lưu truyền trong số những nhà thơ với nhau. Quần chúng ít văn hóa sao hiểu, đọc vài câu vội gấp báo. Chiều hướng thứ hai, loại thơ gần gũi hơn với quần chúng, đổi mới vẫn còn vần điệu, nhưng chỉ bay lơ lửng trên đầu quần chúng. Chiều hướng thứ ba xâm nhập vào quần chúng, nói tiếng nói của quần chúng, những nhà thơ trưởng thành từ phong trào thơ.
Vũ Quần Phương
NHÀ THƠ PHAN HOÀNG
Níu lòng Sông Đáy
Gửi NQT
Phan Hoang oi, me toi mat luc 3h24p
dòng tin nấc tiếng kêu thảng thốt
Buổi sáng mùa đông không màu
bạn đứng giữa trời ôm đầu tức tưởi như đứa trẻ thơ
quì gối ôm choàng bờ cát già độ lượng
những dòng lửa từ hai hốc đất sưởi ấm lòng mẹ
không chỉ chín chiều ruột đau
NGÀY HẮC ĐẠO:
CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA
*
(trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010.)
Ngày Hắc đạo là những ngày xấu, trăm việc nên kỵ. Cụ thể là những ngày: Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Thiên Lao, Thiên Hình và Nguyên Vu.
Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hắc đạo như sau:
1. NGÀY BẠCH HỔ
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Bạch Hổ là ngày xấu thường gắn liền với tính chất sát phạt, ôn dịch, giết chóc, tai họa nên với những người có phúc đức kém hoặc hay làm điều xấu sẽ dễ gặp những chuyện rủi ro, tai họa.
Ngày Bạch Hổ hắc đạo là ngày hung nên làm việc gì cũng xấu, nhất là việc mai táng thì tối kỵ, nếu mai táng vào ngày này thì con cháu ở chốn dương gian sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối, hiểm họa.
Cách tính ngày Bạch Hổ hắc đạo
Ngày Bạch Hổ hắc đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:
- Tháng 1 và tháng 7: ngày Ngọ
- Tháng 2 và tháng 8: ngày Thân
- Tháng 3 và tháng 9: ngày Tuất
- Tháng 4 và tháng 10: ngày Tý
- Tháng 5 và tháng 11: ngày Dần
- Tháng 6 và tháng 12 là ngày Thìn
2. NGÀY CHU TƯỚC
ĐẾN VỚI MỘT BÀI THƠ HAY
NHỚ XUÂN HƯƠNG
Chu Thị Linh Quang
Rằm xuân rực rỡ
Mênh mang ngấn vàng
Tây Hồ khẽ thở
Nàng đi trong trăng
Gót hồng thoăn thoắt
Hương sen ngào ngạt
Tà áo bay tung
Nàng quăng tấm lưới
Rồi cất lên ngay
Lũ dốt, lũ ngây
Nàng cười khúc khích
Vùi xuống đất đen
Vua quan lếch thếch
Xấu xa ươn hèn!
GỬI BẠN CHI LÊ
Trần Đăng Khoa
Tặng bạn Miraya Hilimét 15 tuổi ở Sanchiagô Chilê, có bài thơ “Bức thư ngỏ gửi Việt Nam” đăng báo Thiếu Niên Tiền Phong số 524
Tôi chưa gặp bạn lần nào
Mà nghe thơ bạn lòng sao bồi hồi…
Bạn yêu đất nước của tôi
Trong trong dòng suối, mây trời xanh xanh
Yêu bao bạn nhỏ hiền lành
Nụ cười hé nở, mắt xanh ánh trời
Giặc Mỹ nó đến nước tôi
Búp bê nó giết, bao người nó tra
Nó bắn cả cụ mù lòa
Nó thiêu cả bé chưa và được cơm
Bạn ơi, ai chẳng căm hờn
Làng tôi thêm lượt lên đường tòng quân
Miền Nam thắng trận Đông Xuân
Miền Bắc bắn rụng hàng ngàn máy bay
Chúng tôi đến lớp ngày ngày
Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men
Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu
Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng
Bao giờ bạn đến Việt Nam
Bạn xem Mỹ chết, bạn thăm Bác Hồ…
1968
Lời bình của Vũ Nho
Phan rí chiều tháng chạp
Tặng chị Cẩm Hương
Trăng Phan rí, vạnh tròn nỗi nhớ
Sóng khẻ khàng, ru rặng phi lao
Cứ tất bật, tròn xoay, buổi chợ
Để giờ đây, nghe gió thì thào...
*
Bao nhiêu năm, nặng đời dâu bể
Bổng chiều nay, nhớ mộng ban đầu
Còn điều gì bây giờ mới kể?
Chuyện ngày xưa, rơi rụng từ lâu...
CHÙM THƠ ĐINH Y VĂN
BÀI CA CÁC CHIẾN SĨ PHÁ THỦY LÔI
Kính tặng Cục Vận tải đường biển*
Các Anh
những con người mộc mạc
như bao thủy thủ trên tàu
tim rực màu hoa phượng đỏ
ngực căng trời gió
mắt xanh sắc biển bao la…
Giặc Mỹ ném bom đất liền
thả thủy lôi sông biển
mưu toan
làm cho nước xanh hiền từ trở nên hung dữ
sông biển của ta trở thành cửa tử (!)
Các Anh
những con người mộc mạc
như bao thủy thủ trên tàu
mang trong lòng mối hận thù sâu
và máu trẻ bão gầm sóng dậy!
Ơi các chiến sĩ phá thủy lôi
bóng đen bạo tàn có thể nào ngăn nổi
các Anh như ánh sáng xua tan đêm tối!
Từ trường do nam châm điện của các Anh
hay do bộ óc chân lý biến thành
mà dòng máu tuổi xanh hòa vào dòng điện...
Quỷ quyệt bạo tàn, bay phải thua!
Các Anh tất thắng!
Ních-xơn!
mi đã mang danh dự nước Mỹ ném xuống sông xuống biển
thủy lôi mi đẻ ra chỉ dọa được vài loài tôm cá
ngăn làm sao nổi Bản Anh hùng ca?
* Nay là Cục Hàng hải Việt Nam
TRƯỚC LÚC LÊN ĐƯỜNG
Tặng các bạn sinh viên ĐHYHN
phục vụ trên tàu phá thủy lôi
XÓM BÌNH YÊN
TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI
Ông Hòa nghỉ hưu loáng cái đã mươi năm. Đời người trôi nhanh vùn vụt, nhưng rồi ngẫm lại, ông chợt thấy mười năm là cả một đoạn đường dài thật là dài. Nhớ thời còn công tác ở quê nhà, ký ức ông vẫn in rõ từng chân tơ kẽ tóc mọi chuyện. Vậy mà chẳng hiểu sao những chuyện chỉ mới vài năm, thậm chí vài tháng, vài ngày qua ông quên lãng khá nhiều. Phải chăng đấy cũng là lý do cả tháng nay vợ con ông cứ một mực cho là ông bị tâm thần?
Trước đây ông Hòa làm cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục huyện T… hơn hai chục năm liên tục. Gốc gác xa tít ngoài Bắc, ba đứa con hiện đều đã có gia đình yên ổn trong Nam, nên hai vợ chồng ông quyết định không về quê nữa. Cả đời ông vốn coi sự phục tùng như là chuyện hiển nhiên phải vậy, nên khi cấp trên gợi ý cho hưu sớm vài năm, ông chẳng bận tâm. Không còn phận sự sáng sáng lo đến cơ quan đúng giờ như cái máy, nên năm giờ sáng mỗi ngày, ông đi bộ một vòng, từ nhà qua cầu Tha La, cả đi lẫn về đúng năm cây số. Mất đúng một giờ. Sáu giờ rưỡi dắt thằng cháu ngoại đến trường. Thong thả quay về, bữa gặp bạn già thân thiết thì vào quán nhâm nhi với nhau ly cà phê, tào lao vài câu chuyện. Không thì ông về thẳng nhà, vào phòng sách viết lách, đọc tài liệu. Có bận vợ ông phải gõ cửa, ông mới sực nhớ đã tới bữa trưa. Chiều đến, hôm nào nắng ráo, ông thủng thẳng ra bến sông Tha La, kiếm chỗ yên tĩnh ngồi câu. Được cá hay không, chẳng có gì quan trọng. Có được vài giờ xa lánh ồn ào phố thị, thanh thản ngắm dòng nước trong xanh chảy dưới chân cầu, được nghe tiếng con chim nào đó từ lùm cây chợt bay vù lên, là ông sảng khoái mãn nguyện rồi. Nhờ vậy, bẩy chục tuổi rồi, tuy không nhanh nhẹn như lúc trẻ trung, nhưng cũng chưa ộ ệ chậm chạp tuổi già. Mấy bữa dự giải cầu lông huyện tổ chức, ông đi ba ta trắng, quần soọc trắng, áo thun trắng cộc tay, để lộ cơ bắp tròn lẳn, tung tẩy trên sân đấu, mấy bà bạn sồn sồn ngắm mòn con mắt. Họ đùa ông: Chị nhà không khéo giữ là chúng em cướp anh đi đấy. Vậy mà cả tháng nay, người ta thắc mắc tại sao ông vắng bặt. Có bạn già không yên lòng, đến tận nhà tìm ông thì gặp hai cánh cổng khép im ỉm. Vừa bấm chuông, ông bạn già đã thấy ông vui mừng chạy ra, tưởng ông mở cổng mời vào. Ai dè, người trong, người ngoài cổng cứ thế đứng nhìn nhau. Ông than thở:
HOA TAM GIÁC MẠCH
Truyện ngắn của Phạm Khắc Mã
Chiếc xe chở đoàn tác nghiệp lên vùng Hà Giang đúng mùa hoa tam giác mạch nở rộ. Ông Giang háo hức, nét vui biểu hiện bằng sự góp hơi nhiều những câu chuyện cười cùng đoàn. Chuyến đi này ngoài nhiệm vụ chung của đoàn, đối với ông Giang còn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng để khám phá một bí mật mà có thể chính ông là tội đồ hoặc liên quan.
Không khó để ông Giang tìm được địa chỉ và số điện thoại của Giám đốc Nông trường.
Ông Giang cũng không nghĩ rằng Nông trường X còn tồn tại đến ngày hôm nay, bởi Nông trường được thành lập từ đầu thập kỷ 60, với phương châm “Sử dụng đất đai, tận dụng nguồn nhân lực từ các địa phương đất chật người đông, tạo việc làm, cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội…”. Trải qua hơn nửa thế kỷ, bao diễn biến lịch sử, bao cơ chế, chính sách, thay đổi của đất nước, liệu ông có thể tìm được Lanh, người “trốn chạy khỏi làng” mà ông mù mờ biết đã “thay tên, đổi họ” đến ẩn náu nơi mà hồi đó gọi là “sơn cùng thủy tận”.
***
Men lá vùng miền, sự hiếu khách của đồng nghiệp cùng không khí dịu mát vùng cao nguyên đã đánh thức ông Giang về ký ức quê hương:
NHÀ THƠ – CHIẾN SĨ VƯƠNG TRỌNG NHƯ TÔI BIẾT
NGUYỄN THỊ THIỆN
ĐẠI TÁ NHÀ THƠ VƯƠNG TRỌNG
Thuở mới tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm, những năm tám mươi của thế kỷ trước, tôi được biết đến bài thơ "Bên mộ cụ Nguyễn Du" và rất khâm phục tác giả Vương Trọng. Lớn lên lo việc mưu sinh cùng với niềm đam mê văn chương, tôi càng ngày càng trân
quý và ngưỡng mộ nhà thơ hơn nữa bởi những cống hiến nhiều mặt qua các tác phẩm đa dạng, đậm chất nhân văn, nhất là những bài thơ ở nhiều thể tài có sức ám ảnh sâu sắc khiến nhiều người đọc rơi nước mắt. Nhà thơ tên khai sinh là Vương Đình Trọng, sinh năm 1943 tại Đô Lương - Nghệ An, vùng đất địa linh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng đã sinh dưỡng những con người hiếu học, giàu ý chí. Vương Trọng là con một cụ đồ Nho. Các anh trai ông đều yêu thơ, hay đọc thơ và đã truyền đến cho Vương Trọng tình yêu thơ rất sớm. Thuở nhỏ, Vương Trọng học giỏi toàn diện, lớn lên ông vào Đại học và Tốt nghiệp Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1965. Cũng như nhiều thanh niên yêu nước bấy giờ, Vương Trọng lên đường nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện, ông về công tác tại Cục 2 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1970, Vương Trọng được điều chuyển làm giáo viên, giảng dạy tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng ba năm. Ở đó, ông được chọn đi học lớp Bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1974, ông làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội đến năm 2007 về hưu với quân hàm Đại tá. Cả cuộc đời sáng tác và phục vụ sáng tác, nhà thơ - chiến sĩ Vương Trọng có những thành tựu đáng kể vào tiến trình phát triển của nền thơ ca Việt, góp phần không nhỏ vào thành công chung trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Do thời lượng có hạn, bài viết chỉ xin nói đến những nét cơ bản trong những cống hiến của
nhà thơ - chiến sĩ Vương Trọng như tôi biết.
Chủ đề Giáng Sinh trong thi ca tiếng Đức
Chuyển ngữ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương – Bắc Ninh )
Tài liệu gốc để dịch” Weinachten gedichte de”
TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN HOA
---------
Bài 1 *
Cây Giáng sinh
Của Gớt -J.W. von Goethe
Cây tỏa sáng lung linh
Khắp nơi trao ngọt ngào,
Chuyển động trong huy hoàng,
Già trẻ đều nôn nao
Lễ hội vui xiết bao
Ban tặng cho chúng ta,
Của một số món quà Đồ trang sức tôn thờ;
Chúng ta ngước nhìn lên
Nhìn xuống trong kinh ngạc,
Cây thông mãi nhiều lần
GỎI CÁ MÈ
CHUYỆN CỦA TÔI
VỚI CHỊ NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
Đặng Xuân Xuyến
*
Tôi kết bạn facebook với chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp (định cư tại Đức) từ tháng 9 năm 2018, cũng không nhớ "căn duyên" nào đẩy đưa tôi kết bạn với chị trên mạng xã hội nhưng tôi luôn quý trọng chị như tôi trân quý các mối quan hệ khác ở đời thực hay trên mạng xã hội vì tôi quan niệm thêm bạn là thêm niềm vui.
Sáng ngày 03 tháng 12-2022, vô tình đọc statuts ngày 01 tháng 12-2022 trên facebook của chị:
"Trời ơi đất hỡi có hay.
Ta lại say một mình.
Một mình uống một mình say, hay ho gì mà khoe khoang..
Đàn bà hư, người đàn bà hụt hẫng.
Trong nhà đã có sẵn để uống để say.
Thiên hạ có bạn bè tụ họp vui vẻ say sưa đó là lẽ tự nhiên say vui vẻ.
Mình ... Một mình cũng say, say sưa trong cô đơn nổi nhớ.
Đêm khuya
Say sưa
Chung quanh im lặng như tờ.
Côn trùng đã ngủ say, cây cũng đứng yên không lay động vì không có gió.
Trời tối ôm bóng đêm đen thui.
Chỉ có tiếng thở dài của một người say.
Đêm nay đêm qua ta đã say, đêm mai chưa biết.
Đêm sắp tàn đêm đã hư vô..
Ta chỉ còn một trái tim khô cằn.
Một tâm hồn nhung nhớ dĩ vãng xa xưa....
Trời ơi đất hỡi có hay...
Người đàn bà hư đáng nguyền rủa."
ĐỌC "TIỆC RƯỢU TRONG MƠ"
- THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
NGUYỄN TOÀN THẮNG
*
Đặng Xuân Xuyến là người thích uống rượu. Bạn bè đến nhà chơi anh thường lấy rượu ra rủ rê "làm vài chén nhé" và khi đã ngồi “lai rai” với nhau thì anh uống hết mình, uống đến khi nào “say đứ đừ đừ” mới dừng cuộc rượu. Anh cũng có nhiều bài thơ viết về rượu và trong số các bài thơ viết về rượu, tôi rất thích bài "Tiệc rượu trong mơ" vì bài thơ này không chỉ hay mà còn thể hiện đúng phong cách uống rượu của Đặng Xuân Xuyến.
TIỆC RƯỢU TRONG MƠ
- Tặng “thằng bạn” đối tửu trong mơ -
Dốc ngược chai
Chắt thêm vài giọt rượu
Cạn ly này
Mai mỗi đứa một nơi
.
Ly rượu này
Mày rót
Tao say
Khề khà mãi
Mày say
Tao rót
.
Nhấp môi thôi
Mai mỗi thằng mỗi ngả
Ngày tháng xa
Mày
Tao
Kiếp không nhà
Tao xa lạ
Cõi trần đày đọa
Mày xa hoa
Tiên cảnh phiêu bồng...