Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Sống và chết, Hoàn cảnh sống

 

TẢN MẠN SỰ ĐỜI

                   MAI THANH TÂN

GS.TSKH MAI THANH TÂN


Sống và chết

Theo quy luật của tạo hóa, con người được sinh ra,
trải qua cuộc sống trên đời và rồi bất kỳ ai cũng sẽ chết.
Tuy nhiên nhận thức về cái sống và cái chết ở mỗi người
rất khác nhau.
Những người tài năng và tâm đức thì bao giờ cũng
chọn cuộc sống khiêm nhường và giản dị vì họ nghĩ những
việc làm của họ là trách nhiệm với cuộc đời. Trong khi đó
những người kiến thức thì nông cạn lại luôn muốn phô
trương, nhân cách quá tầm thường nhưng cố làm ra mình
tài giỏi, thích dạy dỗ người khác.
Trong muôn kiếp nhân sinh, từ bậc đế vương đến
thảo dân ai rồi cũng đến lúc rời cõi tạm để về chốn thiên
thu. Có những cái chết để lại niềm thương tiếc cho nhiều
người và hình ảnh về sự nhân ái của họ luôn sống trong
lòng nhân thế. Ngược lại có những người sống trong sự
chán ghét của nhiều người thì dù đang sống trong giàu
cóxa hoa cũng coi như đã chết.


Thủ tướng Đức Angela Merkel được đánh giá cao vì
đã dành nhiều công sức để xây dựng nước Đức hùng
cường nhưng bà lại có một cuộc sống giản dị. Trong
những năm làm thủ tướng bà vẫn sống trong căn hộ bình
thường như bao người khác, không sắm nhà lầu xe hơi,
không bổ nhiệm người thân nào làm thư ký, không chưng
diện các loại trang phục, tự dọn dẹp nhà cửa... Nhiều
người cho đây là chuyện lạ nhưng thực ra ở các nước phát
triển, người dân được coi trọng thì những nguyên thủ có

nhiều công lao với đất nước họ thường có cuộc sống đơn
giản. Họ quan niệm dù có chức vụ gì thì cũng là công bộc
của dân, dùng thuế của dân để phục vụ người dân. Thế
mà ở các nước đói nghèo lạc hậu người cầm quyền lại có
quyền tự cho mình là cha mẹ dân, có đặc quyền hưởng thụ
mọi thứ từ lối sống và cách giữ quyền lực.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte từ chối ô tô hào
nhoáng để hàng ngày đạp xe đi làm bình thường. Thủ
tướng Nhật Bản Shino Abe rất nổi tiếng nhưng khi thấy
sức khỏe yếu liền tự nguyện xin từ chức mặc dù nhiệm kỳ
đang còn, đơn giản chỉ là “không muốn bệnh tật ảnh
hưởng đến các quyết sách quan trọng”. Tổng thống Đài
Loan Thái Anh Văn vẫn sống tại một căn hộ chung cư và
suốt 16 năm qua chỉ đi một đôi giày. Bà bộ trưởng Bộ Lao
Động Thụy Điển Ilva Julia Margareta Johansson ăn bánh
sandwich chờ tàu đi làm như một người dân bình thường.
Ở đời, nhiều vua chúa và quan chức, lúc sống thì
mong có cuộc sống xa hoa với nhiều quyền lực, lúc chết lại
mong có các lăng tẩm hoành tráng. Trên đời này những
người thực sự tài đức thường chỉ cần các mộ phần bình
thường như bao người khác. Họ cho rằng một con người
được đánh giá không phải qua độ hoành tráng của lăng
mộ. Các tổng thống Mỹ sau khi chết, thường có mộ phần

khiêm tốn nhưng thay vào đó là hiến tặng các thư viện để
người dân có thể tham quan, học hỏi, nghỉ ngơi. Có mấy
câu chuyện nhỏ có liên quan đến những người nổi tiếng:
- Trong một lần đến nước Pháp, tôi có đến thăm ngôi
làng nhỏ Auvers-sur-Oise cách Paris khoảng 60 km, nơi
mà danh họa nổi tiếng người Hà Lan
Van Gogh đã sống những ngày cuối
đời. Van Gogh được an táng ở một
nghĩa trang nhỏ, ngôi mộ đắp bằng
đất được phủ xanh hoa lá để gần gũi
với đất trời. Tạo hóa sinh ra Van Gogh - một tài năng thiên
bẩm, người đã sáng tạo ra hàng nghìn kiệt tác để lại cho
đời sau, thế nhưng ngôi mộ của ông chỉ nằm khiêm
nhường trong nghĩa trang.
- Abdullah là vua của vương quốc Saudi Arabia. Ông
là vị vua quyền lực và sở hữu khối tài
sản khổng lồ (18 tỷ USD), với quyền
lực và khối tài sản này ông thừa khả
năng xây dựng một lăng tẩm kỳ vĩ.
Tuy nhiên, khi qua đời ông muốn
được an táng trong một ngôi mộ vô cùng đơn giản tại thủ
đô Riyadh.
- Fidel Castro, người sáng lập nhà nước Cuba, được an
táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia
trong một ngôi mộ giản dị, đó là khối
đá với tấm bia ghi duy nhất chữ
“Fidel”. Là người cộng sản nhưng di
nguyện của ông là trên đất nước Cuba

sẽ không có tượng đài, đường phố, công trình tưởng niệm
mang tên ông. Điều may mắn của người dân Cuba là
người ta đã thực hiện theo đúng nguyện vọng đó mà
không làm ngược lại.
- Tổng thống Kennedy được an táng
tại nghĩa trang Arlington nơi chôn cất
của gần 300.000 ngôi mộ. Thay vì xây
dựng lăng tẩm, các tổng thống Mỹ
thường xây dựng thư viện hiến tặng lại cho nhà nước sau
khi mất. Tiền mua đất và xây dựng thư viện không phải từ
ngân quỹ quốc gia mà do tự thân và tài trợ.
- Tổng thống Charles de Gaulle, được coi là vĩ nhân
của nước Pháp trong mọi thời đại,được
an táng ở Colombey. Theo ý nguyện
của ông trên mộ chí chỉ ghi đơn giản
dòng chữ “Charles de Gaulle, 1890-
1970”.
- Đại văn hào Lev Tolstoi, người đã giành được sự
kính trọng trên khắp toàn thế giới qua
nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiến
tranh và hòa bình”… được an táng ở
làng Yasnya Polyana. Ngôi mộ là một
khối đất có hình chữ nhật được phủ cỏ
xanh, không hề có một tấm bia, một bức ảnh hoặc một
dòng chữ nào.
Con người rồi ai cũng phải chết, tuy nhiên di sản để lại
của họ là sự thơm thảo của cuộc sống dâng hiến cho đời
chứ không phải quy mô của những lăng tẩm.

Hoàn cảnh sống
Cuộc sống của mỗi con người rất khác nhau, đều có
những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ rất đa
dạng. Tôi muốn kể lại đây 2 mẩu chuyện về những hoàn
cảnh sống mà tôi từng được gặp.
Cách trở
Oklahoma là một bang của nước Mỹ, nơi mà lần đầu
tiên nước Mỹ tìm ra dầu mỏ và cũng là nơi con trai tôi đã
từng theo học nhiều năm ở trường Đại học Oklahoma.
Trong những lần đến đây tôi có dịp làm quen với nhiều
gia đình người Việt, để lại nhiều ấn tượng nhất là khi tới
thăm gia đình anh chị Tuấn – Cúc đã sống ở đây từ 1975.
Anh Tuấn quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, nguyên là bộ
đội đặc công. Trong trận chiến đánh vào Sài Gòn năm 1968
anh bị thương rất nặng suýt chết và bị bắt. Sau những
ngày bị giam cầm chuẩn bị xử tử thì điều may mắn anh lại
thoát chết vì được một vị linh mục đồng hương tên là Thái
bảo lãnh.Trong thời gian nằm bệnh viện anh gặp chị Cúc,
con một vị tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Duyên số họ đã đến với nhau thành vợ thành chồng. Sau
năm 1975, hai vợ chồng họ sang định cư ở bang Oklahoma.
Họ mong có một cuộc sống yên ổn như bao người khác,
tuy nhiên cuộc đời lại không đơn giản như vậy. Ở trong
nước cho anh là kẻ đào ngũ cho dù anh bị thương nặng và
bị bắt chứ không phải bỏ trốn, còn bà con Việt kiều ở Mỹ
lại coi anh là phần tử Việt cộng. Trong cuộc sống họ ít tiếp
xúc với cộng đồng người Việt và phải khép kín với bao nỗi

ưu tư. Anh bị trầm cảm với sự lặng lẽ âm thầm và nỗi nhớ
quê hương. Niềm vui duy nhất của họ là con cái học giỏi
và ngoan. Hai anh chị tâm sự về “Ra đi cách núi, trở lại
cách sông” và cho biết có lẽ tôi là người Việt hiếm hoi
trong nước sang Oklahoma đến thăm và chia sẻ cùng họ.
Chiến tranh đã lùi dần xa khoảng lặng nửa thế kỷ,
cuộc sống của những người xa xứ có nhiều biến động và
bây giờ đã là thế hệ thứ 2 thứ 3. Có lẽ sự hòa hợp vì một
đất nước bình yên trở nên niềm khát vọng không riêng ai.
“Tìm kiếm sỏi đá trên tuyết”
Trong quá trình làm việc với ngành dầu khí, tôi có
dịp quen Nguyễn Quang Minh, một người Việt sống ở Na
Uy từ năm 1980. Anh là một con người mà cuộc đời có rất
nhiều nghịch cảnh, một người mà số phận đã vượt lên
hoàn cảnh khốc liệt, vươn lên trong thế cuộc đầy biến
động. Anh có nhiều năm làm việc cho tập đoàn dầu khí Na
Uy (Statoil) và đã có nhiều đóng góp cho sự hợp tác ngành
dầu khí giữa Na Uy và Việt Nam.Chúng tôi đã có dịp chia
sẻ, đàm đạo về cuộc đời, về triết lý nhân sinh, cái được cái
mất trong cõi đời đầy thăng trầm đầy nghịch lý này.
Nguyễn Quang Minh có bố là cán bộ quân đội từng
chiến đấu và bị thương ở chiến trường Điện Biên Phủ. Là
gia đình Công giáo, năm 1954 mẹ anh đã mang theo đứa
con thơ là anh di cư theo Chúa vào Nam và tần tảo dành
cả cuộc sống bươn chải để một mình nuôi con. Những năm
tháng tuổi thơ của anh lớn lên ở làng chài Vũng Tàu sau
đó là thời gian vất vả học hành ở Sài Gòn, kể cả học trong
tu viện để thành cha cố và tốt nghiệp ngành Luật. Mối tình

của vợ chồng anh chị cũng là một câu chuyện đầy trắc trở
khi mẹ anh là người Công giáo miền Bắc di cư và chị là cô
gái không theo đạo quê ở miền sông nước Nam Bộ. Anh
đã có những lần đứng giữa cái sống và cái chết khi cùng
một số người vượt biên thất bại. Lần sau cùng là thuyền
nhân được chiếc tàu Na Uy cứu để đến đất nước Na Uy
tận Bắc Âu xa xôi mà mùa đông cảnh vật được phủ trắng
bởi tuyết lạnh. Tại đây anh đã có những năm tháng được
trọng dụng trong ngành dầu khí.
Từ những năm 90 tôi đã được biết đến cuốn Hoa
xuyên tuyết. Khi những lớp tuyết mùa đông tan dần,
những hạt mầm dưới băng giá đã bật dậy, xuyên tuyết
vươn lên để trở thành đóa hoa trắng muốt. Hình ảnh này
gợi liên tưởng tới những số phận vượt lên hoàn cảnh khốc
liệt, vươn lên trong thế cuộc đầy biến động. Và trong
chuyến về Việt Nam lần này vợ chồng Nguyễn Quang
Minh đến thăm tôi và tặng cuốn sách cũng nhắc tuyết với
tựa đề “Góp nhặt sỏi đá trên tuyết”. Cuốn sách tập hợp
những mẩu chuyện có thật về cuộc đời tác giả, một mảnh
đời tha hương đầy nghịch cảnh và trăn trở, những tình
cảm với người mẹ tần tảo đến những khác biệt trong quan
điểm sống với người bố. Các mẩu chuyện đều toát lên
những ký ức nghiệt ngã và đầy tính nhân văn. ( CÒN TIẾP)

9-8-201819-579901461-w680-6002-1533808400



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét