Nhà thơ Vương Trọng
MÈO
ĐI CÂU
Tuyển
thơ Thiếu nhi của Vương Trọng trong tập Tác
phẩm được giải thưởng nhà nước, nhà xuất bản Hội nhà Văn 2014
Vũ Nho
Ở
bài thơ nho nhỏ “ Bác với thiếu nhi”, nhà thơ Vương Trọng viết :
Ngày
thường bao việc lo toan
Với
thiếu nhi Bác chỉ toàn vui thôi
Có
thể xem đây cũng là định hướng, là phương châm viết thơ thiếu nhi của tác giả.
Nghĩa là thơ cho các em phải đem đến toàn niềm vui. Vui vì khám phá những sự
vật quanh em nhiều điều thú vị. Vui vì các quan hệ tốt đẹp giữa người với sự vật. Vui vì có những con vật tưởng như mâu thuẫn, khó bạn
bè, nhưng hóa ra rất thông cảm, rất thương yêu nhau, đoàn kết, gắn bó. Vui vì
rằng không chỉ “ Đã là ngày hội/ Đừng nói xấu nhau”, mà còn vì ai cũng tự nguyện góp vui:
Tre
Nứa nổi nhạc sáo
Khe
Suối góp nhạc đàn
Công
dẫn đầu đội múa
Khướu
lĩnh xướng dàn ca
Kì
nhông diễn ảo thuật
Thay
đổi hoài màu da
Hội rừng
Trong
khi vui vẻ với những quan sát và khám phá về bạn bè, về các con vật, các em sẽ
thấy được điều gì cần tránh, điều gì nên học.
Tính nhận thức và giáo dục của thơ được thể hiện một cách hoàn toàn tự
nhiên. Đấy là mục đích và cũng là thước đo thành công thơ cho thiếu nhi.
Bé
là một trong các nhân vật chính trong thơ của Vương Trọng. Nhưng mà có khá
nhiều bé khác nhau. Một bé có hai răng cửa đi “sơ tán”, thành ra có “hàm răng
mở cửa”. Chuyện cái răng gẫy làm “xấu”
khuôn mặt đi một tí, nên làm cho chủ nhân “ che
che, ngượng lắm”, nhưng rồi thấy bạn cũng giống mình thì hết ngượng, cười
nụ cười rất… mới:
Hàm
răng mở cửa
Cái
cười rộng thênh!
Bé
khác thì là con trai của chiến sĩ biên phòng nên oai lắm, phi ngựa, đeo súng đi
tuần. Chỉ có điều súng là súng nhựa, ngựa là gỗ thôi:
Ngồi
trên mình ngựa gỗ
Phi
bập bênh, bập bênh
Lưng
mang AK nhựa
Mũ lưỡi trai nghênh nghênh
Con trai chiến sĩ biên
phòng
Một bé có bà ở quê ra. Bé rất thương bà. Thế
là tự hóa thành “chiếc gậy” hết sức tin
cậy của bà :
Thương
bà nhớ ngọn gió xa
Cháu
làm chiếc gậy dắt bà đi chơi
Thương bà
Bé
nọ chia lá dong quà rừng của chiến sĩ biên phòng cho mọi nhà để:
Ấp
iu hương nếp thơm lành
Làng
chung cái tết lá xanh biên phòng
Quà Tết
Có
bé đi nhà trẻ bạn với bát, thìa ( Bạn bé). Lại có bé “leo ngược bản Mông” mà
không ngớt thương trường, lớp ( Về Tết). Có bé “ Đi giầy của bố” để làm bộ đội,
nhưng kết quả thì bố đánh giá “ Bố cười :
oai quá/ Giống hệt Táo quân” ( Chuyện nhỏ ngày giáp Tết). Có bé hay hỏi
những câu hóc búa thật là khó trả lời:
Sao
hạt mưa rơi xuống
Ngọn
khói lại bay lên?
Sao
gà mẹ màu đen
Lại
sinh con lông trắng?
Sao
Dê con có râu
Hệt như là Dê cụ?
Hỏi
Còn nhiều điều vui, lí thú liên quan đến nhân vật
Bé.
Ngoài Bé, thì những con vật thân thương, gần gũi
cũng luôn gây cho bé và mọi người niềm vui vì những phát hiện bất ngờ, ngộ
nghĩnh. Này nhé, chú nhện con tập giăng lưới bắt mồi :
Đêm mơ ruồi muỗi dính quanh
Sáng ra bắt được long lanh sương trời
Nhện con
Thay vì thức ăn, chú nhện con lại bắt được cái
đẹp. Cũng bõ công đan lưới lắm chứ.
Đàn
vịt do mẹ gà ấp nở nhảy xuống nước bơi. Trên bờ mẹ gà hốt hoảng kêu cứu. Trong khi:
Vịt con phía dưới
Bơi lội tung tăng
Cười với nhau rằng :
- Mẹ mình đùa đấy !
Mẹ gà con vịt
Gà con thì có một nhầm lẫn đáng yêu vì đã làm đúng
theo lời mẹ miêu tả, thế nhưng gà con lại nhận cái «cây» là bố mình :
Xin phép mẹ đi chơi
Gặp cây mào gà đỏ
Mặt gà con hớn hở
- Bố của con đây rồi !
Gà con tìm bố
Các nhân vật khác như mèo con, chó cún, con bò,
con dê, con chuột, con hổ, con trâu, con ngựa...( chùm thơ 12 con giáp) chúng
ta đều đã gặp ở đâu đó trong thơ của bác Phạm Hổ, chú Nguyễn Hoàng Sơn,...
nhưng nhà thơ Vương Trọng cũng có những phát hiện riêng. Chẳng hạn chuyện của
Mèo con và Chó con :
Chó con thấy
Mèo con
“Meo” được ăn
cơm cá
Cố học theo,
bạnh mồm
Nhưng “meo”
thì khó quá
Thôi chẳng
cần học nữa
Mình “gau
gau” tiếng mình
Rồi
Chó con còn thách:
-
Mèo con kia có giỏi
“Gau gau” thử xem
nào ?
Bên cạnh chú Mèo con vồ...chuột hụt lại túm được
đuôi mình thì chú « Mèo đi
câu » là một khắc họa ngộ nghĩnh về Mèo. Nếu như chỉ chuyển cho Cún con đi
câu hoặc chú Bò đi câu thì sẽ mất thú, bởi vì các con vật ấy không thích ăn cá.
Thêm nữa, Mèo không tìm được cần câu thì « buộc chỉ câu » vào
đuôi...cũng dài dài như là cần câu. Và điều quan trọng nhất là khi ngã nhào xuống sông thì chú Mèo, người đi câu
lại thành « mồi câu » trong sự xôn xao, kinh ngạc của lũ cá :
Cá Mương nhớn nhác hỏi nhau
Ai câu mà thả mồi câu bằng Mèo ?
Mèo đi câu
Với chú chuột thầy thuốc thì mọi người không thể
nhịn cười khi chú kê đơn cho Mèo
ốm :
Từ nay phải ăn kiêng
Nhớ ăn chay càng tốt
Nếu thèm không nhịn được
Thì ăn tạm thịt Chim
Trong khí đó người bệnh không thích Chim lại khăng
khăng : « Nhưng thịt Chuột ngon
hơn ! ».
« Mèo đi câu » là tập thơ thiếu nhi được giải
thưởng của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1996. Nhà thơ Đặng Hấn khi tuyển chọn cho
tập thơ Cây đèn thần, nhà xuất bản
Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh 1999 có viết bài cho tập này và tuyển 20 bài
thơ. Trong tập Tác phẩm được giải thưởng
văn học nhà nước, nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2014, Mèo đi câu là tên chung cho phần thơ thiếu nhi. Tác giả tuyển 62 bài.
Hai mươi bài trong Cây đèn thần,
chỉ được tác giả giữ lại 12 bài. Trong số đó, tác giả vẫn tiếp tục sửa chữa ví
như bài Con tằm sửa thành Tằm ơi, Đôi bạn mùa Đông thành Đôi
bạn mùa Thu... Tuy vậy nếu nhà thơ chọn kĩ hơn nữa về chi tiết về câu chữ
các bài Lời ru mẹ Gióng, Đôi bạn mùa thu,
Lo, Cây sấu, Gà trống thì những bài thơ sẽ thú vị hơn. Trong tập, lại có
những hai bài trùng Đôi bạn ( trang
437 và 471), Chó con ( 447 và 468).
Dẫu
sao thì Vương Trọng cũng là một trong bát tú ( tám ngôi sao) thơ thiếu nhi thành
tựu được nhắc ở trong Cây đèn thần (
Định Hải, Đặng Hấn, Trần Mạnh Hảo, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh, Nguyễn
Hoàng Sơn, Vương Trọng). Bên cạnh đó còn có các tên tuổi khác như Huy Cận và
sau này là Quang Khải, Lê Hồng Thiện, Vũ Xuân Quản, Trần Minh, Phi Tuyết Ba,...
Dù thơ thiếu nhi không phải là đóng góp chính của nhà thơ, nhưng có được kết
quả như vậy cũng rất là đáng trân trọng quý mến !
Hà Nội, 5/5/2015
Đăng báo Quân Đội Nhân Dân cuối tuần số 1013
Cháu muốn tìm lại bài thơ có câu "ai câu mà thả mồi câu bằng mèo" mà không tìm được, nhờ bác chỉ cách với ạ
Trả lờiXóa