Vĩnh
biệt một nhà văn
Lưu Hoàng Khánh
Tôi đến chậm
Ngày cuối đông
rét mướt
Phảng phất trầm
hương
Siêu thoát một
linh hồn…
Thế là hết…
Những buồn vui khôn dại
Giữa nhân gian
biến cải trầm luân
Hạt cát nhỏ
trong muôn ngàn hạt cát
Cũng vừa đủ…
Những bòng bong lốc cuốn
Quân tốt quân
xe lạc bước cuộc cờ
Mộng thiên đàng
khiến đời thực lơ ngơ
Tôi như thấy
phận người đau trượt ngã
Và mải miết…
Những cơn say thái quá
Bước ngược xuôi
khuya sớm chốn kinh kì
Theo thời gian
như lũ xiết trôi đi
Nào kịp thấy
đúng sai trong luận chiến?
Giờ lặng lẽ…
Trăm vòng hoa viếng
Chút tiếng tăm…
Có ấm được nấm mồ?
Khi con người
nhỏ bé trước hư vô
Tưởng cũng đủ
một đời văn đã sống!...
Lời bình của Hoàng Dân
Đám tang của
một nhà văn liệu có gì khác với đám tang của những nhà giáo, nhà báo, nhà thơ,
nhà đài…? Thế nên, đến sớm hay đến muộn không thành vấn đề, miễn là có mặt theo
tinh thần “nghĩa tử là nghĩa tận”:
Tôi đến chậm
Ngày cuối đông
rét mướt
Phảng phất trầm
hương
Siêu thoát một
linh hồn…
Trong cái giá
lạnh của thời tiết và trong không khí trầm mặc khói hương, người đến viếng
dường như muốn thu mình lại để suy ngẫm miên man về người đã khuất:
Thế là hết…
Những buồn vui khôn dại
Giữa nhân gian
biến cải trầm luân
Hạt cát nhỏ
trong muôn ngàn hạt cát
Cũng vừa đủ…
Những bòng bong lốc cuốn
Quân tốt quân
xe lạc bước cuộc cờ
Mộng thiên đàng
khiến đời thực lơ ngơ
Tôi như thấy
phận người đau trượt ngã
Và mải miết…
Những cơn say thái quá
Bước ngược xuôi
khuya sớm chốn kinh kì
Theo thời gian
như lũ xiết trôi đi
Nào kịp thấy
đúng sai trong luận chiến?
Có thể đó là
một nhà văn có sự nghiệp, nhưng hình như hơi ham hố, hơi hiếu thắng và hơi ảo
tưởng? Trong cuộc chơi rũ rối bòng bong (hay còn gọi là “đất bằng nổi sóng”),
nhà văn có “những cơn say thái quá” không tự biết mình là ai, để đến nỗi khi là
quân tốt, lúc là quân xe trong tay kẻ khác. Nhà văn ảo tưởng với “mộng thiên đường”
(hay còn gọi là bệnh “vĩ cuồng”), nhưng thực ra lại rất ngây thơ trước những
cạm bẫy của cuộc đời và phải trả giá bằng những cú “trượt ngã” ê chề. Điều đáng
thương nhất đối với nhà văn đã khuất là, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vẫn
chưa “kịp thấy đúng sai” trong những cuộc “luận chiến” đao to búa lớn của mình.
Trong khi cuộc đời còn đầy rẫy những oan khổ lưu li thì nhà văn ngoảnh mặt làm
ngơ, ngược lại rất thích tất tưởi “ngược xuôi khuya sớm chốn kinh kì” để làm
những việc vô bổ nhưng lại cứ ngộ nhận rằng nó to tát lắm, quan trọng lắm!
Đến đoạn kết của bài thơ thì “chân dung
của nhà văn quá cố” đã hiện ra rõ hơn:
Giờ lặng lẽ…
Trăm vòng hoa viếng
Chút tiếng tăm…
Có ấm được nấm mồ?
Khi con người
nhỏ bé trước hư vô
Tưởng cũng đủ
một đời văn đã sống!...
Trăm vòng hoa viếng thì rõ là một
đám tang khá to rồi. Nhưng để làm gì? Và có khác gì đám tang chỉ có mười vòng
hoa viếng hoặc ít hơn nữa? Bởi khi tất cả đã bốc khói trong lò điện táng thì
nghìn vòng hoa cũng chỉ là một bãi rác lớn mà thôi!
Tôi nghĩ câu
thơ “Chút tiếng tăm… Có ấm được nấm mồ?’ là một câu thơ tinh tế và sâu sắc.
Tinh tế bởi người viếng dường như cố giấu một tiếng thở dài cám cảnh cho một
kiếp người múa may bắng nhắng, làm thằng hề mua vui cho thiên hạ nhưng lại cứ
đinh ninh mình là một yếu nhân, một nhà lập thuyết! Sâu sắc bởi nó khiến người
đọc giật mình liên hệ và chợt ngộ ra một chân lí sơ đẳng: Với cái chết, mọi
loại “nhà” đều chỉ là một hạt bụi của HƯ VÔ mà thôi!
23h tối thứ bảy,
22.3.2014
" Với cái chết, mọi loại “nhà” đều chỉ là một hạt bụi của HƯ VÔ mà thôi! " Bác Hoàng Dân ơi, tôi thấy nhiều " nhà " chết lịch sự lắm, hoành tráng lắm... Có lẽ họ không chỉ là một hạt bụi đâu, họ là vô vàn hạt bụi họp lại đấy, có khi to bằng nắm tay ấy, chứ lại không à. Kính nể thật.
Trả lờiXóaDù đám ma có to bằng GIỜI thì kẻ nằm trong quan tài cũng chỉ là một cái xác khô, chờ trở thành tro bụi!
Xóa