ĐÊM CUỐI CÙNG BÊN SÔNG
Truyện ngắn của Nguyễn Hiếu
I
Ông Liên đứng lặng, cô đơn trước dãy hàng quán - nơi
mà cách đây gần ba chục năm
đoàn xe của ông đã từng dừng lại trong cuộc hành trình đi về phía Nam.
Ông nhớ dạo đó, bến phà còn hoang vắng lắm, tất cả chỉ
có một thanh chắn bằng tre
đực gầy tong bé teo chắn trước con đường lổn nhổn đá dăm dẫn xuống bến phà. Thanh chắn hao hao như người thanh niên da đen, bé nhỏ, có ống điếu cày
quá khổ luôn dính chặt nơi cạp quần, ngồi thu
lu như bất động trên cái ghế đẩu chỉ còn ba
chân, chân thứ tư được nẹp bằng nửa vỏ pháo sáng.
Ban ngày bến phà vắng teo. Nhái bén dưới đầm hoang nhảy lên ngồi chồm chỗm bên cạnh mấy hòn đá vỡ,
cặp mắt lồi ngơ ngác nhìn trời, nhìn người gác bến phà, nhìn mấy túp lều xơ xác trống hoang, lổng chổng
bàn và ghế gãy. Sóng dòng sông thản nhiên vỗ ì oạp vào bờ.
Đêm xuống, bến phà như bừng tỉnh hẳn sau giấc ngủ ngày mê mệt. Xe ở đâu ra nhiều vậy, xe nào cũng rùng
rùng lá ngụy trang. Đèn pha các loại xe chiếu
vào làm người ta
tưởng như có cánh rừng nào đấy đột nhiên mọc ra bên bến phà. Tiếng huyên
náo, bẩn gắt, tiếng còi Ô tô đan chéo nhau. Dân bán hàng đủ các lứa tuổi từ đâu
trào ra đông như kiến sắp lũ. Đám trẻ con thì nhao nhao quanh những chiếc xe. Chúng
trèo lên bậc ca bin, léo nhéo mời mua hàng. Cánh bán hàng có lều -thì ngồi yên lặng đợi
khách trước những ngọn đèn được bọc kín chỉ để lóe ra chấm sáng nhỏ hơn đầu
đũa. Khách mới vào chưa thích ứng với bóng tối, chỉ thấy lờ mờ một bóng đen động đậy, một
lúc sau mới nhận ra một vệt trắng lấp loáng của hàm răng người đang nói:
- Anh có ăn gì không? Tối nay có khoai luộc, nước chè xanh.
Bóng
người đu đưa và giọng con gái lảnh lót cất lên. Anh bộ
đội lái xe chưa
kịp đáp lời
thì người đồng đội từ đâu xộc vào:
- Thôi chuẩn bị giường chiếu mà ngủ đì, kiểu này khéo phải đến ngày kia mới
xuống được
phà Liên ạ.
- Sao lại
thế, Quân?
-
Cậu đi mà hỏi mấy
thằng phà ấy. Làm ăn ấm ớ hội tể bỏ
cha ra.
Nói chưa dứt,
Quân đã đùng đùng bỏ đi.
Tiếng khúc khích từ bên kia bàn vẳng lên.
-
Em biết ngay mà.
- Sao lại
biết? - Cơn cáu giận bất ngờ từ đâu ập đến làm giọng nói của Liên rè hẳn. Tiếng
cười vô tư lại cất lên ỡm ờ:
- Em xui các anh nhà phà đấy. Mấy khi có con trai Hà Nội đến đây, cứ tìm mọi cách giữ lại để ngắm, để xem
người Hà Nội có khác dân trong
này không.
- Vớ vẩn! - Liên định
quát to một tiếng rổi rời quán hàng, nhưng chùng xuống khi nghe giọng nói
nghiêng nghiêng lại cất lên lảnh lót.
- Em nói đùa đấy! Thôi, vào trong này mà ngủ, chẳng ai ăn thịt đâu mà sợ Khoai đây, ngọt lắm. Ăn đi
một miếng cho vui đã.
Cô bán
hàng quài người quạ mặt chõng, đặt vào
tay Liên củ khoai nóng hổi. Chiếc chõng tre mỏng manh rung lên vì tấm
thân con gái chắc nịch. Bàn tay ram ráp miết mạnh lên làn da tay khô khốc của Liên, rồi cứ thế để yên một lúc lâu
- Nào
sợ chưa? Con gái Quảng Bình toàn thế cả, em là
lành nhất đấy,
chứ cánh bên Bố Trạch í à,
biết anh đẹp trai thế này, chúng nó xé xác anh chấm
muối ngay.
- Dễ
thế.
Cơn giận nguôi dần, Liên vui hơn. Tính tếu táo từ thuở học trò trở lại trong
anh.
- Ăn
xong cho ngủ nhờ thật chứ?
- Có
dám không ?
Mạ em ngủ ở hầm trong làng xa lắm. Mạ cũng chẳng ra đâu,
mạ chỉ bảo em là con một làm thế nào kiếm được
đứa cháu cho bà bế xuống hầm cho vui. Thời buổi này thì giờ đâu mà cướỉ với xin.
- Thật
không?
- Em nói dối làm gì! Dám chứ? - Tiếng cười khanh khách
lại bật lên.
- Thế o xin được mấy đứa rồi?
Tiếng
cửờỉ bỗng dừng lại.
-Thôi,
không nói lăng nhăng nữa đâu. Em đùa cho vui đấy mà.
Tiếng thở dài vẳng lên...
Mỗi bận nghĩ lại chuyện cũ là y như rằng ông Liên nghĩ đến sự
xui khiến của định mệnh. Nếu không có lệnh đột xuất tạm dừng
phà ngày rưỡi. Nếu
Quân không đi vào làng tìm thức ăn tươi. Và nếu người con gái lần
gặp đó không
phải là Ngàn...
II
Nằm chán trên ca bin vẩn vơ ngắm sao trời, thấy bụng có vẻ ngót ngót, Liên nhảy xuống, từ từ đi vào quán
của Ngàn. Cô gái vừa nhận ra anh đã khúc khích cười, giọng trầm hẳn:
- Em biết ngay thể nào anh cũng vào? Đêm còn dài lắm, em nhường cho cái chõng, tha hồ ngả
lưng, còn hơn chán vạn nằm trên xe, vừa đau lưng, vừa khó giở mình.
- O quen nhiều lái xe lắm hả? - Liên đay lại với vẻ hơi bực.
- Không phải ghen, ông tài xế nào vào quán em chả nói thế, em biết hết Nhưng thôi,
đói chưa?
Không đợị Liên trả lời, thoắt một cái Ngàn đã bưng ra một rổ khoai bốc khói.
-
Em biết ngay là anh
đang đói. Thôi ăn nhanh lên rồi chợp mắt đi một chút cho
đỡ mệt, em trông xe cho, không sợ nó trôi mất đâu.
Nhà văn Nguyễn Hiếu
Liên
im lặng, ăn một mạch ba củ khoai. Mùi khoai ngập nước, làm anh nhớ đến cánh
đồng cửa Trẹm của làng anh. Những luống
khoai xấp nước, và những củ khoai đỏ au như vừa được rửa nằm lấp ló trong những
tảng đất sệt quánh như bùn. Không biết làng mình vụ này khoai còn bị ngập nước
không? Thấy bảo, chỗ ruộng trồng khoai bây giờ có một trạm tên lửa.
- Ngủ đi.
Tiếng Ngàn êm như một thoáng gió,
- Ừ thì ngủ.
Bát nước trà xanh âm ấm có những mảnh
vỡ của vài vì sao lạc. Chiếc
chõng tre kêu
lên khe khẽ khi Liên ngả lưng xuống. Anh cố nhắm mắt, nhưng người cứ bổng bềnh. Ngoài kia
tiếng còi ô tô, tiếng người cãi
nhau bằng đủ mọi thứ giọng. Chốc
chốc lại có tiếng nổ xa
xôi từ đâu vọng đến như
một sự cầm canh lạnh lùng của chiến tranh. Bỗng Liên giật mình khi thấy một
bàn tay hơi ráp chạm vào bắp tay xắn cao của anh. Trong chốc lát, bàn tay ấy đã nằm gọn trong
tay anh. Một thân người nóng rực ngả xuống người Liên, tiếng lào thào không rõ nói gì vẳng bên tai anh. Hình như người con gái nào đó thì thầm
rằng: "Em yêu anh, yêu lắm
đấy, đừng làm khổ em”...
Cả hai mê đi trong
tiếng sột soạt của áo quần. Dòng sông và cả bờ sông hình như đang có sóng, tiếng cột buồm nào đó kêu rin rít,
lá buồm phập phồng trong gió.
-
Anh phải ra ngoài xe
ngủ!
- Răng
rứa? Cứ nằm đó, không đi mô
cả.
Ngàn vừa nói vừa nhằn nhằn vành tai Liên.
- Có cái ảnh nào cho em một cái, không rổi lúc đi em nhớ răng chịu được Cánh tay của Ngàn đua trên vầng ngực Liên.
III
-
Báo cáo thủ trưởng!
Hay là thủ trưởng trực tiếp lên nói một tiếng, họa chăng anh em gác cầu nể. Chứ nếu không, thủ
trưởng trông đoàn xe xếp dài thế kia. Em đếm
qua cũng
gần trăm chiếc. Đến xe mình mèng cũng ngót ngét năm
chục. Mà đúng cái lũ hình thức
hão, cầu xây xong rồi, cứ cho đi thoải mái việc quái gì phải đợi cắt băng với chả khánh thành.
Nom khuôn mặt cậu lái xe đỏ bừng vì giận dữ, ông Liên cố nén cười.
- Sao
lúc đầu cậu không nói, bây giờ
mình bị kẹt giữa thế này lên được cũng khó.
- Khổ quá, lúc mới đến em đã nói quánh cả nước bọt với họ rồi. Rằng đây là xe
của thứ trưởng, đồng chí đang có cuộc họp gấp tại Hà Nội. Bọn họ lại không
tin bảo, bây giờ chẳng ai hơn họ, họ chỉ biết thi hành lệnh trên, thứ trưởng cũng chưa phải là to. Mà thế này mớỉ khốn nạn, ngay lúc này một chiếc phà lại lăn quay ra có
sự cố Đúng là chúng nó cố tình để vét mẻ cuối cùng đây.
- Bình tĩnh
đã, đừng phát
ngôn bừa bãi!
Nói xong ông thủng thẳng bước đi...
Đúng
là nơi đây chẳng mấy đổi thay so với hồi nào. Những mái lều lợp rạ xơ xác, tựa lưng vào con đê chắn
mặn, mấy con còng
nhút nhát lấp ló bên gốc sú cằn.
Khác chăng, có lẽ là ở đứa trẻ bán hàng rong ăn mặc lành hơn một chút. Không biết bây giờ Ngàn ở đâu,
chồng con gia
đình ra sao?
Liên thấy tim ông
thắt lại trong giây lát. Chiến tranh quái ác thật, nhắn cho nhau vài lời cũng không được. Chẳng bù bây giờ. Chỉ cần ông rút chiếc điện thoại di động ra, lập tức mọi công
việc việc cơ quan cách xa hàng
trăm, thậm chí hàng nghìn cây số đều nắm được. Mặc
dù với ông, vật liên lạc hiện đại đó lắm lúc như một vật thừa. Ông chẳng mấy khi sử dụng đến nó. Còn lần này, ngày mai có
cuộc họp khá quan trọng ở Bộ mà phải chủ trì nhưng một cảm
giác kỳ lạ lại như cố giữ
ông lại chốn này....
Đôi môi gọn gàng hơi rung. Ông
bước vào quán hàng mà ông mường tượng, nó đúng ở vị trí chiếc lều của Ngàn ngày trước. Vừa ngẩng đầu lên, vị thứ trưởng chợt sững lại, đôi mắt
mở to ngó trân trân lên ô bàn thờ nhỏ xinh, có chiếc bình hương đầy ắp những
chân hương và những tàn hương xoăn tít, quấn xen vào nhau. Đằng sau bình hương
là chiếc ảnh thời trai trẻ của ông
Đôi
mắt trong ảnh, mặc dù đã hơi nhòe vì nước ảnh lâu ngày; vẫn nhìn ông không có chút nào buồn mà lại lộ nét
tinh nghịch. Có tiếng kẹt cửa. Một người đàn bà trẻ bước vào. Ông Liên suýt ờ lên một tiếng. Khuôn mặt người đàn bà có nét nào đó quen quen, hình như ông
đã gặp ở đâu rồi. Chị ngạc nhiên nhìn vị khách rồi hỏi:
-Bác mua gỉ ạ?
Hỏi xong chị ngây người ra hết nhìn trân trân người đàn ông đứng tuổi đứng trước chõng lại nhìn
lên bức ảnh. Ông ta
như đang ngỡ ngàng điều gì đấy, đôi môi run run. Rồi "ớ" một tiếng và
sau đó thoắt một cái, chị quay đi thật nhanh nhự biến
sau tấm liếp.
Gió sông như lồng lên, ràn rạt trên mái lều.
IV
Bà Ngàn đang đứng trước cửa chuồng lợn. Mấy con lợn thấy động, hơi ngọ
nguậy cái đầu lười biếng nhìn lên, thờ ơ, lạnh lùng. Đúng là chưa
đến bữa có
khác. Còn bà cũng không biết làm gì; mặc dù trong bà
hình như có điều nào đó đang khuấy trộn....
Mấy hôm nay tự nhiên
bà sinh ra những điều
nghĩ ngợi vẩn vơ, mà thoạt đầu bà không biết duyên đo từ đâu. Chiều qua đứa cháu đi học về, vui mừng lộ ra mặt, Nó oang oang khoe: chỉ vài ngày nữa thôi, lúc nào nó muốn sang Bố Trạch cũng được. Khánh thành cầu thì tha hồ thoải mái, nhà phà, nhà đò không bắt nạt được đâu.
A,
thì ra thế! Thế là từ bây
giờ sẽ không còn bến phà nữa . Ô tô đến đây sẽ chạy một mạch. Mấy chục công nhân nhà phà sẽ
chẳng còn biết
làm gì nữa. Họ sẽ
không phải dầm
mưa dãi nắng, suốt ngày huỳnh huỵch với xích, với neo.Họ
cũng chẳng còn
được hò hét, quát nạt ai nữa.
Nhưng dù sao họ
cũng là người Nhà nước sẽ có chính phủ lo. Còn dân buôn bán hai bờ, từ đứa trẻ con, đến
người già và cả lũ con gái không biết rồi sẽ làm gì? Hàng chục chiếc lều, trong đó có lều nhà bà, vài chục năm nay, chịu cơ man nào
cơn mưa gió, đạn bom vẫn cứ trơ ra. Đổ, cháy chán, rồi
lại dựng lên, ngoi dậy.
Thế mà giờ đây, tất cả đều yên bình trời quang mây tạnh, chẳng ai động chạm mảy may mà tự
nhiên phải dỡ bỏ
hết.
Cuộc đời đang bình ổn, ngon lành, đang xuôi chèo mát mái, mặc dù tất cả đều vất vả, đều khốn khổ trong sự kiếm
sống. Nhưng dù vất vả, khốn khổ,
thì vẫn còn có cái để hy vọng. Giống như ngày xưa khi bà
còn là còn gái. Ôi cuộc đời kỳ lạ thật, mảnh đất này có gì quyến rũ đâu! Toàn những sự khốn khó,
Nhìn ra chỉ thấy những bãi hoang, những đầm nước,
những trảng cát, đến cây cối,
ếch nhái còn
khó tồn tại.
Ai chả muốn sống làm ngưởi. Bé thì được thầy mạ chăm bẵm, lớn con trai có vợ, con gái có
chồng, sinh
con đẻ cái, vui vầy bên nhau.
Ai chả muốn yên lành từ khi cất tiêng khóc oa oa cho đến khi ván thiên đậy
xuống. Nhưng ở
mảnh đất này, con trai không thể bỏ sức mình để phụng dưỡng mẹ già, con
gái không kiếm nổi tấm chồng để sinh đẻ, nuôi
nấng,
chiều chuộng chồng con. Thế đấy!
Vậy ông trời thương người xứ này cho một dòng
sông. May nhờ dòng sông ấy nên bom đạn thế nào
con người vẫn có cái để sống, để tồn tại làm ăn. Con gái đất này nào kém con
gái đất khác, vậy mà muốn có tấm chồng lại khó lắm thay.
Bà
Ngàn thờ dài thầm nghĩ: “ Phận mình thôi thế cũng còn là được. Một người đàn
ông tự nhiên qua đời mình như một chiếc xe đang phóng nhanh đột nhiên dừng lại,
từ từ rẽ vào ngõ nhà. Thế là...Âu cũng là nhờ dòng sông này.
Đứa
con gái ra đời, lớn lên và cũng tại dòng sông , nó lại gá nghĩa với thằng con
trai làm cái nghề giống như nghề của người đàn ông dạo ấy bất chợt đến với bà.
Rồi thằng bé lại ra đi, không hẹn hò, không thề thốt. Chao ôi! Kiếp đàn bà khốn
khổ sinh ra, chợt lóe lên niềm hạnh phúc nhỏ nhoi để rồi dằng dặc những năm
tháng đợi chờ. Thế mà bến phà đầy sóng gió và đầy hy vọng. Hàng trăm, hàng nghìn đêm ngập tràn, đầy ắp
những tiếng xích sắt, neo buông, những tiếng reo khàn giọng trong khua khoắt ấy
sắp biến mất hẳn chẳng bao giờ và
chẳng thể nào có thể hiện ra,
trở về những hình bóng quen thân của thuở con gái với bao trông đợi, ao ước.
Người đàn ông kỳ lạ, mà mình bất chợt gặp rồi gắn bó máu thịt trong cái đêm bom
đạn ấy chẳng bao giờ trở lại nữa. Ông ấy biến mất hệt như vệt sao băng ngang
qua đời mình, cả cái thằng của con mình cũng thế. Và bến phà này cũng chẳng bao giờ còn nữa.
"Ôi! Đời tôi, số phận tôi, số phận con gái
tôi”...
-Mạ ơi !
Mạ ơi! Thầy con, thầy con.
Hình nhự mọi điều mơ tưởng của bà đang vang lên trong hơi gió. Chỉ lạ một điều, đứa con gái bằng xương, bằng thịt của bà đang tất tả băng qua
những luống lang bạc trắng màu cát, hốt hoảng kêu rất to, làm lũ sẻ gầy đang đậu trên ngọn phi lao giật mình bay ào đi hết.
V
Không để cho bà kịp hiểu ra điều gì, cái Ngần cứ kéo tay bà đi. Mấy lần bà bảo nó dừng lại nhưng con bé
vừa thở hổn hển, vừa bảo:
-Mạ cố lên, không có thầy con đi mất.
- Thầy nào?".
Bà sững lại. Mười đầu ngón chân bấm lún vào lớp cát âm ấm.
- Dừng lại đã con, tao nói là tao không đi đâu. Cơm chưa
nấu, thằng bé đi học về lại không có gì ăn.
- Kệ nó. Mạ rảo chân lên!
- Thì cũng để tao thở đã chứ!
Bà
cảm thấy mình không cưỡng lại được với con gái.
- Kia rồi.Thôi để con chạy trước, cố giữ thầy con lại.
Con gái bà buông tay, nói đứt quãng trong hơi thở dồn
dập.
Bà đứng sững, người hơi lao về phía trước.
Trời hôm nay có gió, dáng cái Ngần như hơi chao đảo.
Sao hôm nay nhiều xe thế, y
như trong những đêm hồi chiến tranh. Chỉ khác, xe bây giờ cứ trơ ra thế, không
lá ngụy trang, không "dàn mướp", đèn kính sáng choang dưới nắng. Đằng sau dãy xe là chiếc cầu to lớn,nghễu nghện vừa làm xong, Bà chẳng
oán hận gì chiếc cầu, nhưng bà cứ thấy nó "thế nào ấy".
Bà
khẽ thở dài, cập rập đi về
phía lều nhà. Vừa cúi đầu bước qua đòn nứa chắn ngang, bà nghe thấy tiếng người
đàn ông nào đó ồm ồm hỏi:
- Mẹ
cháu tên là Ngàn
à?
- Vâng, còn bác đúng là Liên chứ ạ?
Giọng con Ngần lắp bắp. Bà Ngàn thấy ngực mình nhói khẽ. Tay trái bà vịn vào vách lều,
tay phải đưa lên ngực. Bà cố đứng im
nén tiếng thở dổn dập. "Không có lẽ, không có lẽ” Đôi môi bà run run.
- Mạ, mạ kìa !
Tiếng ghế đẩu xô lộc cộc.
Rồi có bàn tay cứng chắc nắm vào
tay bà. Bà Ngàn nhắm mắt lại. Đôi môi bà run run, tiếng nói của bà tự nhiên
khàn khàn, bà cố lấy hơi
bật qua hơi thở đứt quãng:
-
Ông Liên thật đấy à?
- Tôi đây, Liên lái
xe bộ đội đây. Ngàn! Bà Ngàn!
Ngần đứng im nhìn hai người. Tay o
tự nhiên đưa lên mắt. Một tiếng thở dài khe khẽ. Hình như có tiếng gió. Không
biết bao giờ thầy đứa con của Ngần đến và mọi chuyện giống hệt như lúc này...
Đâu đây tiếng ca nô phà đã lại xinh xịch nổ. Tiếng anh công nhân nhà phà nói
thật to.
- Nào, ai đi thì nhanh lên chuyến này là chuyến phà cuối cùng đơ... ới...
Kỉ niệm sông Gianh 1976- Quỳnh Mai 2016
Nguyễn Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét