Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

AI CHUYỂN NGỮ THƠ VIỆT RA TIẾNG ĐỨC ?




                                                                                                                                                                                   TS NGUYỄN VĂN HOA










AI CHUYỂN NGỮ THƠ VIỆT RA TIẾNG ĐỨC ?

Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương – Bắc Ninh )



Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được hai người Đức Irene  & Franz Faber chuyển ngữ sang tiếng Đức ;Thật tuyệt vời !

Riêng tôi rất quý trọng hai người Việt có công quáng bá thơ Việt sang tiếng Đức.

Công đầu là  dịch giả Trần Đương  - phóng viên Việt nam thông tấn xã tại Đức , năm 1975 đã trực tiếp dịch và in thơ Tô Hữu ở Đức (Tham khảo bài Vũ Quỳnh Trang ( Báo văn nghệ  CAND) - Dịch giả Trần Đương: Người bắc cầu nối hai nền văn hoá Việt Đức.

Còn người thứ hai nhiệt tâm quảng bá Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Tôi vẫn nhớ như in, năm 1987  nữ nghiên cứu sinh Nguyễn Mai Hương ( từ  Viện nghiên cứu văn học Hà Nội tới Leipzig làm tiến sỹ ) kể chuyện với tôi : 

Tại đại học tổng hợp KMU,Trương Hồng Quang học ngữ văn rất giỏi , dân chuyên môn Đức rất khâm phục.

Khi trình bày xong một bản tham luận “ So sánh Kịch thơ Faust của Goethe ( Đức ) và Truyện Kiều của Nguyễn Du “ , tại hội thảo Literaturgeschichte und Literaturtheorie (Lịch sử văn học và lý thuyết văn học) tổ chức nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của Claus Träger ở Leipzig ngày 03.02.2007, cả hội trường hội thảo đều bật dậy vỗ tay như sấm rền. Mai Hương nói thêm họ khâm phục vì có một sinh viên châu Á ( Việt Nam) mà làm chủ tiếng Đức, làm chủ khoa học ngữ văn tiếng Đức.

 

Họ thú vị có lẽ vì Việt Nam có Nguyễn Du sánh ngang Goethe nhà thơ số 1 của Đức . Kiều vì hiếu bán mình  sánh ngang Faust vì hám danh mà bán linh hồn cho quỷ dữ …

 Mai Hương nói tiếp , chờ tiếng vỗ tay ngớt , ông thầy của THQ bước tới vỗ nhẹ vai THQ và nói : “Đây là học trò của tôi “;

Cả hội trường hội thảo Goethe lại bật dậy vỗ tay như sấm rền, bởi ông là một giáo sư danh tiếng trong làng ngữ văn tiếng Đức.

Sau này Mai Hương sang ký túc xá của trường tôi giúp tôi đóng thùng về nước, sau 27-2-1987 tôi đã bảo vệ thành công luân án tiến sỹ “về kinh tế tư nhân ở Việt Nam” !

Mai Hương còn nói với tôi THQ ( ngữ văn ) và Nguyễn Văn Thạch ( Luật ) là hai sinh viên đặc cách bảo vệ tiến sỹ ở Đại học tổng hợp Leipzig, Ai ở Leipzig thập niên 80 thế kỷ 20 đều biết hai sinh viên thông minh xuất chúng này !

 Ý kiến nông cạn cá nhân thì hiện nay (2019) THQ và Lê Bá Dương ( thầy dạy tiếng Đức tôi những năm 1980 ở Đại học ngoại ngữ Thanh Xuân Hà Nội – nay là Đại học Hà Nội ) , có lẽ là 2 dịch giả hàng đầu ở Đức.

 Ai cần , họ  giúp đỡ thiết thực cho người Việt Nam đang mưu sinh ở Đức.

Qua mạng biết  nhà luật học Nguyễn Trọng Cử gốc Hà Tĩnh,  mùa hè đi hái cà chua cùng chúng tôi ở Hợp tác xã nông nghiệp ( LPK) , sau ở lại  lấy vợ Đức , ông nay là Vua nuôi cá tầm ở Tam Đảo và  Hòa Bình, đã vượt phương Tây 150 năm lấy nước lạnh 50 mét lòng hồ Hòa Bình, cho cá tầm đẻ thành công  . Số phận run rủi  Nhà Luật học thành Vua nuôi cá tầm lừng danh trong và ngoài nước ?

Có lần trên FB Vua cá tầm kể THQ đã   tự vẽ chân dung Việt Kiều gần 40 năm xa xứ  “ Trán nhăn -Tim đau- Đầu bạc “;

Tôi bồi hồi nhớ lại gần 40 năm trước tôi và Nguyễn Ngọc Thiện ( nay pgs ts ) gặp THQ ở GUM Leipzig-Bách hóa tổng hợp to nhất thành phố này. Người Việt ai cũng  mua giường gấp Liên xô, áo lông , giấy ảnh, đường , vải , xà phòng ,vải lụa hoa con bướm …để đóng thùng đi đường về nước. Hồi ấy lưu học sinh Việt Nam ai cũng song song học tập còn phải lo 1 cái thùng gỗ gửi theo đường biển và hành lý 20 kg xách tay đi đường hàng không . Tôi nhớ khi bay đi thì qua Nội Bài -Ka ra si – Tasken – Berlin  ; còn bay về Berlin- Mac tư khoa _ Can cut ta  – Nội Bài

Tôi thấm thía câu THQ nói với Nguyễn Ngọc Thiện về chuyện mua hàng đóng thùng: “ …không ăn thua gì anh ạ”.

Một người Nghệ Tĩnh hiếu học để “ đặc cách" bảo vệ tiến sỹ , sức vóc lại học trò , thì làm gì có thời gian kiếm thêm tiền mua hàng?

Ví  như ở  Leipzig,  chúng tôi ra đồng làm ruộng thuê cùng  sinh viên Cu Ba ,vợ sỹ quan Liên Xô, dân Chi Lê lưu vong sau đảo chính của Pinoche . Gieo hạt vào khay , trồng cây ra bầu , đặt bầu xuống đất , đóng cọc , buộc giây , bón phân , làm cỏ , phun nước , hái cà thu , thu hoạch dưa chuột , bắp cải …

Ôi vô thức nhớ một tài năng Nghệ Tĩnh! THQ đã tham gia Dự án làm sách song ngữ  Đức Việt Truyện Kiều của Nguyễn Du ở Đức.

Tôi vẫn âm thầm khâm phục người tài này ; Nhưng vì mưu sinh phải sống lưu vong , Khác biệt không giống 50.000 người du học Đức thời đó  THQ vẫn đau đáu với chuyên môn .

Mời độc giả  : Tham khảo thêm Trương Hồng Quang: Goethes „Faust“ und Nguyễn Dus „Das Mädchen Kiều“ – ein komparatistischer Versuch (Faust của Goethe và Truyện Kiều của Nguyễn Du –một thể nghiệm so sánh). Tham luận bằng tiếng Đức tại hội thảo Literaturgeschichte und Literaturtheorie (Lịch sử văn học và lý thuyết văn học) tổ chức nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của Claus Träger ở Leipzig ngày 03.02.2007. Nguồn:  https://drtruong.wordpress.com/2014/03/31

(Trích đoạn từ bài tham luận “Về bản dịch tiếng Đức Nàng Kiều của Irene và Franz Faber và dự án Truyện Kiều song ngữ Đức –Việt” đọc tại Hội thảo “Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tại Hà Nội, ngày 8-8-2015. Toàn văn bài viết sẽ in trong Kỷ yếu Hội thảo và sách “Truyện Kiều – So sánh và luận bình” sẽ ra mắt cuối năm nay);



Tóm lại

Cá nhân tôi quý trong hai người Đức chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Đức. Tuyệt vời!

Đồng thời cũng kế thừa nhiệt huyết của dịch giả Trần Dương và dịch giả lừng danh mưu sinh ở Đức Trương Hồng Quang.

 Có họ đi trước đã là tấm gương trợ lực cho tôi ngẫu hứng vô thức làm điều ngược lại chuyển ngữ thơ Đức sang tiếng Việt.

Qua đó tự an ủi có lẽ góp phần bé tí ti  thúc đẩy giao lưu hai chiều thơ hai quốc gia ,/,

----------

Kỷ niệm những ngày Đà Lạt mà nhiệt độ Hà Nội nghe tin  nóng 40 độ C tháng 4-2019




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét