TRẦN KHÁNH TOÀN YÊU ĐỂ SỐNG, SỐNG ĐỂ YÊU!
Đọc tập thơ SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG c ủa Trần Khánh Toàn, nxb Hội
Nh à văn, 2019
Vũ
Nho
Là người yêu thơ, có thơ đăng rải
rác trên các báo Trung ương và địa phương khá sớm, nhưng mãi đến bây giờ ( cuối năm 2018)Trần Khánh Toàn mới tập hợp các
bài thơ để in cuốn thơ đầu tiên. Phải chăng do nhiều lí do khách quan và chủ
quan khác nhau, chỉ đến khi theo học lớp viết văn Nguyễn Du khóa 12 của Hội nhà
văn Việt Nam, được anh chị em học viên tín nhiệm bầu là lớp trưởng, trong không
khí văn chương náo nức của bạn bè, của lớp học, tác giả mới thấy cần phải công bố thơ thành tập? Và
quả thật, hầu hết các bài thơ trong tập đều được ghi ngày tháng dưới bài. Những
ngày tháng đó phần lớn thuộc về năm 2017 và đặc biệt là năm 2018. Như vậy việc
học lớp viết văn Nguyễn Du với Trần Khánh Toàn là một cú hích vô cùng quan trọng!
Theo những câu thơ bộc bạch của tác
giả thì thơ là một trong 4 ngăn quan trọng của trái tim người lính trên mặt trận
An ninh. Tổ quốc, Em, Gia đình và Thơ ca.
Giời đày thì biết làm sao
Yêu thơ nên phải cất vào
trong tim
( Tim anh chỉ có bốn ngăn)
Có lẽ “giời bắt làm
thi sĩ”, giời đày phải làm kiếp nhà
thơ bắt đầu từ Nguyễn Bính, được một số người làm thơ sau này tán thưởng ảnh hưởng
đến tác giả. Cả cái việc dại khờ, lơ ngơ
, chỉ yêu thơ này của tác giả nữa, cũng là một cái đặc điểm
có ở không ít thi sĩ bậc đàn anh:
Anh vẫn là anh vẫn dại khờ
Không ham tiền bạc, chỉ yêu
thơ
Anh vẫn là anh, vẫn dại khờ
Chỉ
yêu đất nước và yêu thơ
( Dại khờ)
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở Phạm Công Trứ: “Người
đi kiếm cái giàu sang/ Ta về gảy khúc trăng vàng ngõ quê” (Độc huyền
tự khúc), ở nhà phê bình kiêm thi sĩ Trần Trung : “Người ta lăn lóc, kiếm tiền/ Còn ta nênh nổi Con - Thuyền- Tình…Thơ”
( Thơ ta).
Tác giả Trần
Khánh Toàn không giấu tình yêu thơ khiến cho “tâm tư trăn trở nỗi lòng bâng khuâng” và sự thôi thúc viết đến nỗi không thể kìm nén:
Nhiều khi những nhớ những mong
Nửa đêm vùng dậy viết xong một bài
( Tâm sự thi nhân)
Chỉ có người yêu thơ, say thơ mới có hành động đọc và viết
như thế này:
Người yêu thơ viết mê say
Đọc thơ cũng thấy tràn đầy tin yêu
Nâng niu từng sớm, từng chiều
Từng câu, từng chữ…
(
Tâm sự thi nhân)
Có thể coi tập thơ đầu tay này là một tập thơ tình. Bởi tác
giả tự chia hai phẩn Tình yêu đất nước
quê hương và Tình yêu đôi lứa. Tất nhiên sự phân chia này cũng chỉ có tính
chất tương đối. Và tên tập thơ, tác giả cũng muốn bày tỏ một quan niệm của mình
về cuộc đời của cá nhân và của mọi người “Sống
để yêu thương”. Điều này không mới, vì
nhà thơ Nga A. Puskin nổi tiếng đã từng viết “Trái tim không thể một ngày không yêu”; còn nhà văn Nga V. Raxputin
đã có một cuốn sách “Còn sống, còn yêu”.
Ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu cũng từng mơ ước : “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người với người, sống để yêu nhau”. Nhưng
không sao, đó là một quan niệm sống của riêng thi nhân Trần Khánh Toàn, nhưng cũng
là quan niệm chung của rất nhiều người,
tuy họ không bộc lộ.
Với quan niệm
như thế nên không ngạc nhiên, khi chúng ta bắt gặp trong tập chỉ đôi ba bài có nhan đề yêu “Tôi yêu Hà Nội”, “Tôi yêu phụ nữ Việt Nam”, nhưng tình yêu đất nước, yêu quê hương, yêu
những ngày thường đang sống, yêu giọt mưa,
hạt nắng, yêu những bông hoa, yêu những khúc dân ca, yêu món quà quê giản dị mà
đậm đà tình nghĩa là tình cảm thấm đượm
và đậm nét trong mỗi bài.
Tâm hồn người viết là tâm hồn của một người yêu đời, yêu cuộc
sống dù cho cuộc đời này còn nhiều vất vả, còn lắm gian nan. Yêu đời nên cảm thấy
sống để yêu, yêu để sống thêm hạnh phúc. Sống hòa thuận nhịn nhường (Nhường), sống
phóng khoáng, thanh thản, không bon chen, ganh tị, không đua danh lợi “ Chớ quá coi trọng đồng tiền/ Công danh lợi lộc
dính liền khổ đau” ( Lời cụ Nguyễn
Du). Sống vui và tặng người khác niềm vui cho cuộc đời thêm đẹp “ Hãy cho nhau những nụ cười/ Cho nhau tha thứ
để đời đẹp hơn” ( Sống để yêu thương). Quan niệm thế nên tác giả cảm thấy
cuộc sống thật đáng yêu:
Bốn mùa cầm ở trên tay
Sao tha thiết thế, từng ngày
yêu thương
( Quà quê)
Ngắm những bông hoa tháng Ba, tác giả không dấu được lòng yêu
hoa, yêu cuộc đời nhiều màu sắc, ngọt ngào:
Sao yêu thế? Hoa tháng Ba
Tháng tràn mật ngọt cho ta
yêu đời
( Hoa tháng
ba)
Vui trong lòng nên tác giả nhìn cuộc sống thành phố thấy vẫn còn những
lo toan, những ùn tắc giao thông, những tất bật mưu sinh, nhưng gương mặt
người thì niềm vui rạng rỡ:
Trên phố vắng ai đạp xe lặng lẽ
Gánh hàng hoa tươi màu phố trẻ
Khuôn mặt người rạng rỡ những
niềm vui
( Hà Nội
cuối mùa thu)
Tác giả coi những tháng năm đất nước “ Vất vả và gian lao/ Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”
(Thanh Hải) như một bài ca thời gian, bài
ca bốn mùa Việt Nam tươi đẹp:
Tháng ngày đất nước quê hương
Cánh cò bay lả thân thương tuyệt vời
Trải qua lịch sử ngàn đời
Bốn mùa đẹp mãi đất trời Việt
Nam
(Bài ca năm tháng)
Trong phần thơ Tình
yêu đất nước quê hương, người viết đề cập đến nhiều mặt của đời sống. Anh
ca ngợi Bác Hồ khi người về tát nước gầu giai chống hạn với những câu thơ giàu
hình ảnh cụ thể:
Đi khắp năm châu vẫn dép này
Ka ki mũ cát chẳng đổi thay
Thương dân lội ruộng quần xắn
ống
Gầu giai tát nước vẫn dẻo tay
(Bác về chống
hạn)
Anh rưng rưng biết ơn cha mẹ với bao lo toan vất vả (Vu lan nhớ cha, Bông hồng cài áo, Cảm xúc khóc cười, Cánh võng ngày xưa, Mùa hoa bưởi, Những điều
nhỏ nhặt). Những bài thơ ấy thể hiện
lòng hiểu thảo với các bậc sinh thành:
Những gì làm được hôm nay
Là do mẹ chắp cánh bay thuở
nào
Những điều nhỏ nhặt năm nao
Từ đôi tay mẹ đi vào đời con
Muốn dâng mẹ tấm lòng son
Tỏ lòng hiếu thảo BIẾT ƠN MẸ
HIỀN
( Những điều nhỏ
nhặt)
Tác giả ca ngợi những chiến sĩ Gạc Ma (Vòng tròn bất tử Gạc Ma), ca ngợi những chiến sĩ lái máy bay hy
sinh khi làm nhiệm vụ (Hãy trở về),
ca ngợi người mẹ anh hùng (Tấm lòng của mẹ),
ca ngợi những người thầy giáo trên núi
cao hay ở đồng bằng đem cái chữ và dâng
hiến cả tuổi xuân cho đàn em nhỏ (Cô giáo
vùng cao, Người lái đò). Tác giả suy ngẫm về tục giỗ quốc tổ Hùng Vương (Lời thề), về việc chào cờ và hát quốc ca
(Chào cờ tổ quốc). Lại còn thác lời
Nguyễn Du, thác lời chồng nàng Bân ( Lời
cụ Nguyễn Du, Dặn nàng Bân),… Điều đó cho thấy sự đa dạng trong chủ đề thơ
của người viết.
Suốt cả hai phần của tập, người viết đều
nhất quán trong tư tưởng yêu đất nước quê hương, yêu thương lứa đôi đằm thắm.
Phần thư hai nghiêng về những tình cảm riêng tư, những kỉ niệm “Phượng hồng”, “Phượng tím”, những câu hỏi “Vì
sao”, những nỗi nhớ dạt dào mạnh
mẽ “Ùn ùn”, “Nhớ
ai”, những kỉ niệm “Hoa sưa”, “Hoa gạo
tháng ba”, “Hoa sữa Hà Nội”,… Nhân vật được nói đến nhiều, trực tiếp và gián
tiếp là EM ( trong các bài Nói với em, Chùm
thơ không đề 1,2; Cho em 1; Cho em 2; Đố em; Em là…; Cải ngồng;
Hoa sữa Hà Nội; Hoa gạo tháng ba; Khi em cười…).
Người viết là người nâng niu, trân trọng những kỉ niệm đẹp của tình yêu:
Mỗi năm chỉ nở một lần
Hoa sưa trắng muốt, trong ngần
mưa xuân
Cánh hoa rải thảm dưới sân
Rơi rơi như tuyết, bước chân
ngại ngùng
Hoa sưa ơi! Đẹp vô cùng
Bên nhau e ấp, xin đừng quên
nhau
( Hoa sưa)
Có thể thấy tác giả làm nhiểu thể thơ khác nhau, nhưng Trần
Khánh Toàn nghiêng về thơ lục bát. Anh làm cả một bài thơ để ca ngợi thể loại này:
Lục bát nói hộ yêu thương
Cầm tay xao xuyến yêu đương
trao tình
Lục bát vang vọng sân đình
Từ ngàn xưa vốn có mình có ta
Lục bát gắn bó gần xa
( Thơ lục bát)
Nhìn chung thơ lục bát của tác giả viết chắc tay, vần luật
chỉn chu, mềm mại. Một đôi bài, tác giả
cố gắng đưa những nghĩ suy có tính chất triết lí làm tăng chất trí tuệ . Chẳng
hạn : Bay cao mới biết nhìn xa/ Mở mang tầm mắt nhìn ra ngoài đời (Đi máy
bay). Hoặc : Ngẫm trong nênh nổi phù sinh/ Nhấp li đắng mới thấu tình thế gian (
Pha cà phê). Tiếc là số bài như vậy không nhiều. Một số bài nhuần nhuyễn có thể
xếp vào những bài thơ, câu thơ hay. Ví dụ:
Em đi sông vắng nụ cười
Cánh đồng ven bãi đã lười sang xuân
Tàn đông đốt đuốc bới sao
Bóng em, ai có cất vào trời đêm…?
(
Cải ngồng)
Ai đem thả xuống trần gian
Bao khuông nhạc ruộng bậc
thang yêu kiều
Mù Cang Chải sóng sánh chiều
Mâm Xôi gợi nhớ bao điều khát
khao
( Mù Cang Chải)
Tuy vậy, khi làm các
bài thơ dài, lục bát dễ bị biến thành diễn ca,
vừa phần trùng lặp vần, vừa phần
giảm sút chất thơ. Các bài ở thể thơ khác cũng vậy. Nhìn chung, thơ kị viết quá
dài.
Có một số từ ngữ chưa thật chắt lọc
hoặc được quá nhiều người dùng đến không
còn nhung tuyết như chênh chao, quyết
không ngơi, ngất ngây tình nồng, tiến xa
vẹn toàn, bước chân xao xuyến ngập tràn,... có thể sẽ làm giảm sút phần nào ấn tượng
đẹp của bạn đọc.
Với tập thơ đầu tay của
một người yêu thơ, có thể nói là tác giả đã ghi được dấu ấn đáng kể của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét