Hằng Thanh
· Hà Nội ·
Hôm
qua họp Hội đồng PBLL VHNT TW, có nói đến chuyện dạy văn trong trường
đại học, thị chợt nhớ đến chuyện thời sinh viên của mình và các thầy
trong Khoa Ngữ văn ở trường Đại học.
1. Năm học thứ 4, thị bảo vệ khóa luận nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao, thuộc phần Văn học Việt Nam hiện đại. Hôm đó, có khá đủ các thầy ở nhiều bộ môn trong Hội đồng phản biện, trong đó, có thầy Vu Nho, dạy môn Giáo học pháp. Thị bị các thầy “quay” nhiều câu hỏi nhất trong số mấy bạn cùng bảo vệ. (Hồi ấy, một khóa chỉ có mấy sinh viên được làm khóa luận, vì phải đạt tiêu chuẩn về điểm trong suốt 4 năm. Không biết giờ còn lệ đó không?)
Có 7 câu, các câu hỏi khác thì là “tép”, riêng câu của thầy Vũ Nho khiến thị “nhớ lâu thù dai” đến tận giờ: “Đến tôi còn phải gọi con trai Nam Cao là anh, mà cô lại gọi Nam Cao là “anh”? Vì nếu còn sống, cụ cũng đã gần 70 tuổi rồi?”(hồi ấy, thầy mới đi nghiên cứu sinh ở Nga về, nên tiếng nói oách xà lách lắm) :D :D :D
Thị, đầy lo lắng, nhưng cũng nở nụ cười cầu tài và giải thích: Vì cuộc đời Nam Cao dừng lại khi mới ở tuổi ngoài 30, nên trong trái tim mọi người, Nam Cao vẫn mãi còn trẻ. Gọi Nam Cao bằng “anh”, là muốn nói rằng, nhà văn vẫn trẻ mãi trong lòng bạn đọc!
Nhưng, có vẻ, câu trả lời chưa làm thầy Vũ Nho kính mến thỏa lòng, nên thầy cứ cười cười rất chi là … nhạo.
Hôm sau, thầy trò lại gặp nhau ở Hội nghị sinh viên tiên tiến. Vừa thấy thị, thầy đã cười trêu, như để cho bõ sự chưa vừa lòng từ hôm trước: “Dám gọi Nam Cao bằng “anh” mới kinh chứ!”
Thị, dù bất ngờ khi thấy thầy vẫn chưa “buông tha” vụ dùng đại từ nhân xưng với Nam Cao, nhưng không còn áp lực của buổi bảo vệ khóa luận nữa, nên mạnh dạn cười hỏi lại: “Thế em hỏi thầy, thầy gọi chị Võ Thị Sáu bằng gì?” Lần này, chắc thật sự hài lòng với câu trả lời của trò, nên thầy cười thật tươi: “Tôi thua 1-0 nhé!”
Có lẽ, không mấy ông thầy dám thừa nhận trước trò như thế. Thỉnh thoảng gặp thầy, 2 thầy trò vẫn nhắc lại câu chuyện rất vui này.
2. Hồi năm thứ 2, trong giờ Ngôn ngữ, GS. Nguyễn Minh Thuyết giảng: “Từ “rất” không bao giờ đi với động từ! Nhưng tối đó, thầy có việc xuống ký túc xá và kể chuyện về cậu con trai nhỏ rồi bảo “cô giáo RẤT KHEN”. Thị hỏi lại: “Sao sáng nay thầy giảng từ “rất” không đi được với động từ, mà câu này vẫn đúng nghĩa ạ?” GS. Nguyễn Minh Thuyết cười bối rối vì bất ngờ, rồi giải thích: “À, chỉ trong trường hợp này thôi! Vì có những ngoại lệ!”
3. Thầy Phạm Luận dạy văn học Việt Nam cận đại cũng luôn khuyến khích sinh viên tư duy độc lập và sáng tạo. Bản thân thầy cũng không bao giờ giảng bài theo giáo trình, mà đều bằng quan điểm của thầy. Các giáo trình đều phân tích các tác phẩm của Nguyễn Dữ, Nguyễn Khuyến vv… có nội dung chống phong kiến, nhưng thầy là nhìn bằng quan điểm riêng: Ở Nguyễn Dữ là cái nhìn nhân văn với người phụ nữ, còn Nguyễn Khuyến là sự rung cảm trước thiên thiên vv…Vì thế, thị đã học được ở thầy cách tiếp nhận tác phẩm văn học khách quan, chứ không theo lăng kính chính trị… Thị từng bị gọi lên phân tích tác phẩm "Thu" của Nguyễn Khuyến và đã phán theo cảm nhận, chứ k theo giáo trình và được thầy Phạm Luận gật gù khen (thầy rất, rất hiếm khen :D )
Thị thấy mình may mắn khi được là học trò của các thầy giáo không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn có tư cách rất sư phạm, để sinh viên được phát huy và thể hiện khả năng của mình.
Không biết bây giờ, các sinh viên có dám “vặn vẹo” thầy giáo như hồi của thị không và các thầy có tiếp nhận điều đó một cách thoải mái như thế không? Hay lại trù ẻo, cho rằng như thế là “cãi” lại thầy” và “trứng khôn hơn vịt”?
(Đôi khi, chán nhậu bạn bè và lũ em, đành lôi các thầy yêu quí ra để đổi món vậy. Xin được các thầy lượng thứ ạ! :D :D :D )
1. Năm học thứ 4, thị bảo vệ khóa luận nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao, thuộc phần Văn học Việt Nam hiện đại. Hôm đó, có khá đủ các thầy ở nhiều bộ môn trong Hội đồng phản biện, trong đó, có thầy Vu Nho, dạy môn Giáo học pháp. Thị bị các thầy “quay” nhiều câu hỏi nhất trong số mấy bạn cùng bảo vệ. (Hồi ấy, một khóa chỉ có mấy sinh viên được làm khóa luận, vì phải đạt tiêu chuẩn về điểm trong suốt 4 năm. Không biết giờ còn lệ đó không?)
Có 7 câu, các câu hỏi khác thì là “tép”, riêng câu của thầy Vũ Nho khiến thị “nhớ lâu thù dai” đến tận giờ: “Đến tôi còn phải gọi con trai Nam Cao là anh, mà cô lại gọi Nam Cao là “anh”? Vì nếu còn sống, cụ cũng đã gần 70 tuổi rồi?”(hồi ấy, thầy mới đi nghiên cứu sinh ở Nga về, nên tiếng nói oách xà lách lắm) :D :D :D
Thị, đầy lo lắng, nhưng cũng nở nụ cười cầu tài và giải thích: Vì cuộc đời Nam Cao dừng lại khi mới ở tuổi ngoài 30, nên trong trái tim mọi người, Nam Cao vẫn mãi còn trẻ. Gọi Nam Cao bằng “anh”, là muốn nói rằng, nhà văn vẫn trẻ mãi trong lòng bạn đọc!
Nhưng, có vẻ, câu trả lời chưa làm thầy Vũ Nho kính mến thỏa lòng, nên thầy cứ cười cười rất chi là … nhạo.
Hôm sau, thầy trò lại gặp nhau ở Hội nghị sinh viên tiên tiến. Vừa thấy thị, thầy đã cười trêu, như để cho bõ sự chưa vừa lòng từ hôm trước: “Dám gọi Nam Cao bằng “anh” mới kinh chứ!”
Thị, dù bất ngờ khi thấy thầy vẫn chưa “buông tha” vụ dùng đại từ nhân xưng với Nam Cao, nhưng không còn áp lực của buổi bảo vệ khóa luận nữa, nên mạnh dạn cười hỏi lại: “Thế em hỏi thầy, thầy gọi chị Võ Thị Sáu bằng gì?” Lần này, chắc thật sự hài lòng với câu trả lời của trò, nên thầy cười thật tươi: “Tôi thua 1-0 nhé!”
Có lẽ, không mấy ông thầy dám thừa nhận trước trò như thế. Thỉnh thoảng gặp thầy, 2 thầy trò vẫn nhắc lại câu chuyện rất vui này.
2. Hồi năm thứ 2, trong giờ Ngôn ngữ, GS. Nguyễn Minh Thuyết giảng: “Từ “rất” không bao giờ đi với động từ! Nhưng tối đó, thầy có việc xuống ký túc xá và kể chuyện về cậu con trai nhỏ rồi bảo “cô giáo RẤT KHEN”. Thị hỏi lại: “Sao sáng nay thầy giảng từ “rất” không đi được với động từ, mà câu này vẫn đúng nghĩa ạ?” GS. Nguyễn Minh Thuyết cười bối rối vì bất ngờ, rồi giải thích: “À, chỉ trong trường hợp này thôi! Vì có những ngoại lệ!”
3. Thầy Phạm Luận dạy văn học Việt Nam cận đại cũng luôn khuyến khích sinh viên tư duy độc lập và sáng tạo. Bản thân thầy cũng không bao giờ giảng bài theo giáo trình, mà đều bằng quan điểm của thầy. Các giáo trình đều phân tích các tác phẩm của Nguyễn Dữ, Nguyễn Khuyến vv… có nội dung chống phong kiến, nhưng thầy là nhìn bằng quan điểm riêng: Ở Nguyễn Dữ là cái nhìn nhân văn với người phụ nữ, còn Nguyễn Khuyến là sự rung cảm trước thiên thiên vv…Vì thế, thị đã học được ở thầy cách tiếp nhận tác phẩm văn học khách quan, chứ không theo lăng kính chính trị… Thị từng bị gọi lên phân tích tác phẩm "Thu" của Nguyễn Khuyến và đã phán theo cảm nhận, chứ k theo giáo trình và được thầy Phạm Luận gật gù khen (thầy rất, rất hiếm khen :D )
Thị thấy mình may mắn khi được là học trò của các thầy giáo không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn có tư cách rất sư phạm, để sinh viên được phát huy và thể hiện khả năng của mình.
Không biết bây giờ, các sinh viên có dám “vặn vẹo” thầy giáo như hồi của thị không và các thầy có tiếp nhận điều đó một cách thoải mái như thế không? Hay lại trù ẻo, cho rằng như thế là “cãi” lại thầy” và “trứng khôn hơn vịt”?
(Đôi khi, chán nhậu bạn bè và lũ em, đành lôi các thầy yêu quí ra để đổi món vậy. Xin được các thầy lượng thứ ạ! :D :D :D )
Hằng Thanh Ke ke ke
Sa Hoang Nguyễn Riêng stt này em lai thật sự chị ạ
Việt Hồng Trần E rất thích phụ nữ như chị. Thông minh, dí dỏm có lẽ ở ngoài đời chị xinh nữa...he he
Hằng Thanh Việt Hồng Trần: Ở ngoài á? da đen, tóc bạc, mặt nhăn nheo như táo tầu :D
Hằng Thanh Tại phương pháp dạy của thầy nữa, chị Mai Mai ạ :D
Việt Hồng Trần Thế cũng may cho cánh đàn ông chị ạ. Không thì chị bỏ một tá vào quanh gánh chị gồng đi chơi...he
Hằng Thanh Em cũng thấy bác nói đúng và đó là sự thật, bác Mõ ạ :D
Hằng Thanh Túc Điên: Hôm thầy mất, các cô và các thầy ở khoa ngồi quanh thầy đọc kiều ... Chúng ta có may mắn được học thầy
Hằng Thanh Thì lỗi cả 2 phía, Mai Mai :D
Thư Vân Nguyễn ôi, chị cũng học sư phạm Văn à chị?
Hằng Thanh Túc Điên: thế à? Cô vào mấy lần nhưng thầy chả nhận ra được nữa. Thầy mất vào gần ngày 20-11. Thương lắm ý
Hằng Thanh Anngocthu Anngocthu: dân "ăn như sư, ở như phạm' đây :D
Thư Vân Nguyễn hôm nào nhé, em xem chị ăn có giống sư không nhóe, :D
Hằng Thanh Ka ka ka .... Chị có định đi tu đâu mà, Anngocthu Anngocthu :D
Thư Vân Nguyễn oaayf, không định đi tu mà lại ăn như sư,thế thì phí phạm cuộc đời, chị phải ăn như hổ báo ấy nhá
Hằng Thanh Túc Điên: May trước khi thầy ốm chục ngày, cô về hội Khoa cũng vào thăm thầy. Cháu là học trò của Din cơ à?
Hằng Thanh He he, ừ, chị ăn như hổ báo thật chứ Anngocthu Anngocthu :D
Hằng Thanh Ô thế à :D
Ban Nguyen Hèn chi anh cứ thấy rất yêu... thị!
Đấy lại phạm phải lỗi... "rất" kg đi với động từ rồi,...
Hề hề, lại phải nhận lỗi với thị rồi,...
Đấy lại phạm phải lỗi... "rất" kg đi với động từ rồi,...
Hề hề, lại phải nhận lỗi với thị rồi,...
Hoài Hương Hoi
minh hoc o DHSP SG cung la mot sv uong buong vi rat hay "van veo",phan
bien cac thay.Nhg cung la su may man,duoc hoc cac thay co pp su pham rat
Tay nhu thay Hoang Nhu Mai,thay Le Tri Vien,thay Doi Xuan Ninh,thay Cu
Dinh Tu,thay Tran Thanh Dam,thay Mai Quoc Lien...Va cac thay luon to y
thu vi voi hoc tro biet tu duy khac thay.
Hằng Thanh Hoài Hương: Mình chỉ được học giáo trình của thầy Viễn thồi
Hằng Thanh He he he, thầy Vu Nho đây rồi. Tưởng đêm hôm khuya khoắt thế này, kể xấu thầy không biết .... :D :D :D
Trần Ngọc Kha mình dân ngoại đạo chẳng biết tý gì về ngôi trường này
Ngô Thị Minh Thúy Cô ơi mình ko ăn được như Sư đâu. Sư bây giờ ngang bằng với Bộ Trưởng đó. Sư ở TL cũng ko kém.
Hằng Thanh Be Tiu: hồi xưa dân sinh viên sư phạm có câu "Ăn như sư, ở như phạm". Nhưng đấy là sinh viên SP xưa và sư cũng ngày xưa thôi :D
Linh Vĩnh Ngay
từ những phút giây đó, người ta đã biết chắc Thanh Hằng có tư chất của
một phóng viên có hạng. Có lẽ chúng ta phải thay đổi cách gọi đi, bởi
Kim Đồng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá NGọc đều xứng và vượt chức cụ sạch
rồi. Túm lại ngày nay cứ gọi Cụ Tô Vĩnh
Diện, Cụ Bế Văn Đàn, Cụ Thanh Hằng mới...oách xà lách lắm. He he. Không
biết có nước nào như chúng ta, cứ chính trị hóa một số tác phẩm của
người xưa không? Chắc có chăng cũng chỉ có Lô Xiên thui. Không những
thơ Nguyễn Khuyến, mà thơ của Bà Huyện Thanh Quan cũng bị bẻ hướng sang
chính trị. Như câu:
"Đỗ Vũ thương tâm thanh cuốc cuốc
Giá cô hôn đoạn tác gia gia"
Vậy mà bài dịch bắt học sinh thuộc lòng là:
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Xỉu
"Đỗ Vũ thương tâm thanh cuốc cuốc
Giá cô hôn đoạn tác gia gia"
Vậy mà bài dịch bắt học sinh thuộc lòng là:
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Xỉu
- · Trả lời
- · 5 năm
- · Đã chỉnh sửa
Hằng Thanh Hoàng Vũ:
Nhờ các thầy cho phép sinh viên được nói quan điểm của mình, được nhận
thức đúng với thực tiễn chứ không gò vào các quan điểm chính trị. Vì tác
phẩm thì tồn tại mãi, chứ các quan điểm chính trị nay đúng mai sai, chả
biết đằng nào mà lần. Như hồi xưa cái gì cũng đấu tranh chống phong
kiến,giờ thì lại "khôi phục truyền thồng" và coi là "Di sản văn hóa"
vv.... :D :)
Cong Thanh Vu Em
thì chả học văn nhưng lại học vẽ. Nhớ hồi học môn Mỹ học, thầy giáo gọi
1 thăngf dân phố cổ hịn lên hỏi quan điểm về vẻ đẹp kiến trúc đình
làng. Nhân lúc lũng không tỉnh lắm từ trận liên hoan hôm trước, cu cậu
phán luôn: em thấy chả đẹp gì cả, cổ lỗ…Xem thêm
Vu Nho Với bác Trần Hữu Đạt : "Đỗ Vũ thương tâm thanh cuốc cuốc
Giá cô hôn đoạn tác gia gia"
Vậy mà bài dịch bắt học sinh thuộc lòng là:
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Xỉu" Bác Đạt căn cứ vào tài liệu nào mà viết thế ạ? Bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan là bài thơ NÔM, đã là thơ NÔM thì không ai DỊCH, mà chỉ phiên âm thôi. Vậy ai dịch? Ai bắt học sinh? Xin bác chỉ giáo!
Giá cô hôn đoạn tác gia gia"
Vậy mà bài dịch bắt học sinh thuộc lòng là:
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Xỉu" Bác Đạt căn cứ vào tài liệu nào mà viết thế ạ? Bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan là bài thơ NÔM, đã là thơ NÔM thì không ai DỊCH, mà chỉ phiên âm thôi. Vậy ai dịch? Ai bắt học sinh? Xin bác chỉ giáo!
- · Trả lời
- · 5 năm
- · Đã chỉnh sửa
Vu Nho Với
Thanh Hằng và GS Thuyết: Thật ra thì "rất" không đi với một loạt động
từ. Đúng. Không có rất ĐI, rất ĐỨNG, rất CHẠY, rất NGÃ, rất ĐÁNH...Nhưng
nếu bảo "rất khen" là NGOẠI LỆ thì e rằng cũng chưa thật chuẩn. Với một
loạt động từ chỉ hoạt động tình cảm, khả năng kết hợp với RẤT là vô
cùng rõ ràng. Chúng ta có rất YÊU, rất GHÉT, rất CHÁN, rất MỪNG, rất
GHEN, rất BỰC, rất KHEN, rất OÁN...Một lô như thế sao gọi là ngoại lệ
được?
Hằng Thanh Thầy Giáo học pháp bắt bẻ thầy Ngôn ngữ ạ :D Thì GS. Thuyết nói là NHỮNG ngoại lệ ạ, thưa thầy Vu Nho :D Hôm nào em lại alo hỏi thầy Thuyết rồi "tranh luận" với thầy sau ạ :D
Hằng Thanh Thầy Vu Nho:
Hay là so với 30 năm trước, ngôn ngữ đã phát triển hơn ạ? Ví như hồi
1982-1986, chỉ được dùng là "luôn luôn", giờ có thể dùng "luôn" cũng
được?
Vu Nho Tôi
nghĩ ngôn ngữ luôn phát triển. Nhưng nó cũng không quá nhanh như thế.
Hồi đó thì các kiểu kết hợp của RẤT với nhóm động từ chỉ hoạt động tình
cảm là bình thường. Tôi không chuyên về tiếng Việt. Nhưng có thể khảo
sát các bài báo, các truyện ngắn, tiểu thuyết thời đó để chứng minh cho
nhận xét này.
Hằng Thanh Thầy Vu Nho: Vụ này em hứa sẽ "cãi nhau" với thầy sau khi hỏi GS.Thuyết ạ :D
Vu Nho Về
cái chuyện "luôn luôn" và "luôn" không phải là sự phát triển. Đây là từ
láy và không láy trong tiếng Việt. "Luôn" phải có trước hoặc cùng thời
với "luôn luôn". Cũng như thế chúng ta có thể dùng "mau" hoặc "mau mau",
"nhanh" hoặc "nhanh nhanh", "băng" hoặc "băng băng" tùy theo ngữ cảnh
và thói quen.
Hằng Thanh Ngày trước, học sinh k được dùng "luôn" mà phải "luôn luôn", giờ được chấp nhận, đó cũng là một cách phát triển ạ, thầy Vu Nho. Chỉ là 1 ví dụ nhỏ thôi ạ :D (em nghĩ thế và em cãi thầy vì thầy dạy Giáo học pháp) he he he
Linh Vĩnh Thưa
bác Vũ Nho Em không nhớ rõ ai dịch, nhưng chắc chăn có người dịch, hoặc
nói theo cách nói của bác là phiên âm cũng được. Còn từ " nhớ nước" và
từ "Thương nhà" em lấy nguyên bản bài viết bằng chữ Nôm, hỏi các cụ
nhiều chữ Hán Nôm từ Thanh Hóa đến Quảng
Trị, ai cũng nói: Nếu dịch( hoặc cho là phiên âm) đúng nghĩa thì trong
bài thơ không có hai từ trên. Thầy giáo dạy văn nói:" Hãy thống nhất với
bản dịch cũ, bởi văn học luôn có tính ước lệ hơn nữa cảm tác trước vẻ
đẹp của quê hương đất nước đã thể hiện lòng yêu nước. Do đó bài thơ trên
dịch như vậy cũng không sai" Nhưng không sát.
Còn ai bắt học. Sách giáo khoa in ra,Thầy giáo giảng, thì học sinh phải học thuộc, chứ ai bắt nữa. Không lẽ ngoài đời bắt nhau học à? Chắc thầy quên rằng sách giáo khoa cấp 3 đã học. Nay ở chương trìnhlớp 7 Bài 8 – Tiết 29 -Phân tích bài "Qua Đèo Ngang"
Còn ai bắt học. Sách giáo khoa in ra,Thầy giáo giảng, thì học sinh phải học thuộc, chứ ai bắt nữa. Không lẽ ngoài đời bắt nhau học à? Chắc thầy quên rằng sách giáo khoa cấp 3 đã học. Nay ở chương trìnhlớp 7 Bài 8 – Tiết 29 -Phân tích bài "Qua Đèo Ngang"
Vu Nho Với
bác Trần Hữu Đạt : Bác không nhớ rõ tên người DỊCH là đúng, vì không có
người DỊCH, chỉ có người phiên âm. Mà phiên âm thì viết thế nào, phiên (
đọc) như thế. Các cụ nhiều chữ Hán Nôm từ Thanh Hóa đến Quảng Trị mà
bác dẫn ra là một cơ sở đáng tin cậy.
Nhưng, những tác giả của Hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập 3 gồm các vị :
Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Văn Phú, Lê Thước, Hoàng
Hữu Yên là những tên tuổi cụ thể có uy tín về học thuật chả lẽ không
đáng tin? Bác có "nguyên bản" chữ NÔM do ai viết, in ở sách nào, bác hãy
chụp, gửi về Viện Hán Nôm để "đính chính" những sai sót. Tôi không tin
lắm vào nguyên bản của bác đâu. Còn bác nhắc đến sách lớp 7 thì bác
phải biết rằng chả có ai dịch ở đây hết. Những người soạn sách ghi rõ
nguồn gốc văn bản. Chúc bác có được một phản biện thuyết phục, đặng sửa
lại cái sai của sách vở ( nếu quả thật có sai), trả lại nguyên bản bài
thơ cho Bà Huyện Thanh Quan!
- · Trả lời
- · 5 năm
- · Đã chỉnh sửa
Hằng Thanh Thầy Vu Nho:
em nghĩ trong các ví dụ thầy nêu, thì nó đã là tính từ chứ không phải
là động từ ạ? Vì GS. Thuyết không thể không biết vụ này? Có nhẽ nào lại
nhẽ con vờ thế nhỉ :D
Linh Vĩnh Thầy
đã có lời hỏi thì em xin thưa. Tuy nhiên vì đang trong bản quán nhà
Thanh Hằng, nên em muốn thầy sang đọc bài tự bạch của em. Tuy nhiên về
bản viết bằng chữ Nôm bài thơ "Qua đèo Ngang" Hiện trên mạng không ai
post. Em cố gắng tìm lại bản gốc chụp ảnh gửi thầy sau (Nếu còn). Tất
nhiên những dịch giả mà bộ Giáo dục dã tin tưởng trao cho làm công việc
thì bao giờ cũng dáng tin hơn các cụ nhà quê.
Hằng Thanh Trần Hữu Đạt: thầy Vu Nho
vừa là thầy giáo dạy ở đại học, vừa từng biên soạn sách ở Bộ giáo dục
và mới về hưu. Tôi nghĩ, ông k nên tranh luận về việc này với một người
như thầy, nhât là lại k có bằng chứng thuyết phục.
Vu Nho Với
bác Trần Hữu Đạt :Tôi không nghĩ như bác Đạt. Bởi vì các cụ nói : Thiên
ngoại hữu thiên. Ngoài trời còn có trời khác. Không nhất thiết các vị
túc nho làm sách luôn giỏi hơn, đáng tin hơn các cụ ở nhà quê. Có điều
về chuyện chữ nghĩa, chúng ta cần hết
sức thận trọng. Bác đọc bài của bác Hoàng Tuấn Công thì thấy có phải lúc
nào các tên tuổi đáng kính cũng đúng cả đâu! Tôi rất vui nếu bác gửi
cho tôi bản chụp bài thơ Qua đèo Ngang bằng chữ NÔM. Cám ơn bác đã trao
đổi!
- · Trả lời
- · 5 năm
- · Đã chỉnh sửa
Vu Nho Với
Thanh Hằng : Đó là cô Hằng "nghĩ", từ điển lại không nghĩ như thế. Ví
dụ từ Ghét trang 381 Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ. Chỉ có Danh
từ và Động từ, không có Tính từ. Ngay cả từ như MỪNG, tưởng là tính từ,
nhưng trang 648 của Từ điển đã dẫn, vẫn
chỉ có MỪNG là động từ thôi. Trong thơ Tú Xương : Nó lại mừng nhau sự
lắm con.( Tôi không nhớ kĩ lắm, nhưng có lần góp ý cho bản thảo sách TV,
tôi đã bác từ Mừng với tư cách tính từ mà cho rằng mừng là ĐỘNG TỪ
trước đã, rồi nếu nó có chuyển nghĩa thành tính từ ( được dùng như tính
từ) kết hợp với "rất" - " rất Mừng" hoặc láy " mừng mừng tủi tủi"
thì cũng không thể coi nó như một tính từ thuần túy như đỏ, xanh, dài,
ngắn...
- · Trả lời
- · 5 năm
- · Đã chỉnh sửa
Hằng Thanh Lần này, em k nghĩ nữa, mà là chắc thầy đúng ạ, thầy Vu Nho :D
Khang Taduy Luc tre hoc cung gioi ghe do nhe ...
Hằng Thanh Vụ này thầy đúng, thầy Vu Nho ạ (dù gì em cũng bảo đúng ) he hehe
Hằng Thanh Ơ hay, thấy thầy và bạn tranh luận về vụ động từ và tính từ này, các cô Mai Huong Phan, Thanh Kim Hoàng, Chanh Hoàng của 17K1 ngày ấy sao cứ im thin thít thế nhở? Hoặc phải bênh thầy Vu Vu Nho, hoặc phải bênh tao (tức bênh thầy Thuyết :D ) đi chứ. He he...
- · Trả lời
- · 5 năm
- · Đã chỉnh sửa
Hằng Thanh Ý của em là, em theo thuyết của thầy Thuyết, thầy Vu Nho ạ. Gớm, thầy "chấm" bài sinh viên cũ chặt quá :D :D :D
Chanh Hoàng Thực
ra không muốn làm bạn phật lòng thôi mà, tớ làm luận tốt nghiệp môn
phương pháp giảng dạy, môn của thầy Vu Nho ấy, mặc dù thầy không trực
tiếp hướng dẫn nhưng thầy có chỉ cho cách trình bày trước hội đồng, tớ
được những 9 đ, đương nhiên tớ bênh thầy rôi nhé, nhưng mà tớ cũng quý
cái cô bạn xinh đẹp, thông minh ,cá tính của tớ nên tớ hổng nói gì, cậu
bắt tớ phải nói đấy nhé Hằng Thanh
Hằng Thanh Ô, thế nói như Chanh Hoàng thì thầy Thuyết k đúng à? Tớ nghĩ GS. Thuyết k thể k biết các ví dụ mà GS. Vu Nho nói :D
- · Trả lời
- · 4 năm
- · Đã chỉnh sửa
Chanh Hoàng Tớ
vốn dốt môn ngôn ngữ mà, luôn được điểm thấp, nên tớ chỉ dựa cột nghe
thôi. Ngày xưa và cả bây giờ luôn ngưỡng mộ thầy Thuyết Hằng Thanh ạ.
Thanh Kim Hoàng Mình
thì ko dám "cãi " thầy rồi .Còn Thanh Hằng thì khó " cãi " vì bạn lúc
nào cũng như nòng súng đang lên đạn ..sẵn sáng nhả đạn...pằng ..pằng
liên thanh ..Bút chiến,nhà báo .. đó là nghề nghiệp mà Hằng đã chọn hoàn
toàn phù hợp với bạn .Chính vì vậy …Xem thêm
Thanh Kim Hoàng Em
chào thầy Võ Nhu ( tên thầy ngày xua thời SV bọn e hay gọi như thế)em
đã đọc .bình luận của thầy .Thanh Hằng cứng đầu dám cãi thầy ,bọn em
hổng dám đâu ạ .
Hằng Thanh Thầy Vu Nho làm em chả nhịn dc cười. Em quên mất là Chanh Hoàng
nó làm khoá luận môn của thầy, nên nó bênh thầy là đúng. Còn em, thực
lòng em vẫn nghĩ thầy Thuyết có cơ sở vì GS Thuyêt chuyên nghiên cứu về
ngôn ngữ. Nhưng cũng có thể thầy Nho đúng, vì …Xem thêm
- · Trả lời
- · 4 năm
- · Đã chỉnh sửa
Hằng Thanh Em sẽ gặp trực tiếp thầy Thuyết sau. Vì vừa gọi điện, sư phụ k nghe máy, thầy Vu Nho
ạ. Em nhớ từ hồi em học, đã có các quan điểm khác nhau cùng về một vấn
đề trong ngôn ngữ. Vì thế, quan điểm của thày và GS Thuyết k giống nhau
cũng là bình thường ạ. (Dĩ nhiên, em vẫn "nghiêng nghiêng" về thày
Thuyết, 1 phần vì thầy ấy điệp chai ạ. He he ...)
Thanh Kim Hoàng Thấy
Vũ Nho ơi .! Hằng nó ko caĩ thầy ko được ,nó còn dám nói là " răng thầy
thừa " nữa .Nhưng cũng lâu rồi em ko nhớ răng thầy có thừa ko nhỉ . Hi
hi ..Em hay khuyên Hăng là: bớt xinh đẹp đi,bớt hiêu chiến đi ,bớt cãi
đi ..thì sẽ ổn hơn thầy ạ .
Hằng Thanh Thầy Vu Nho chỉ dc cái lói đúng thôi ạ. :D
Hằng Thanh Thanh Kim Hoàng: bớt mọi thứ ấy đi thì là ai ý nhỉ ? Hi hi
Thanh Kim Hoàng Là tao .Đúng chưa Thanh Hằng .he he .
Hằng Thanh Mày nói chứ k phải tao nhé, Thanh Kim Hoàng. Thầy Vu Nho làm trọng tài vụ này đi ạ. Thày mà bênh nó thì.... Em sang nhà thầy em ném đá đấy hơ hơ hơ...
Thanh Kim Hoàng Thầy Vũ Nho ơi .! Thầy làm trọng tài đi ..thầy đừng sợ Hằng dọa ném đá nhà thầy nhé .Em là bộ đội e biết bắn súng thây a ...
Hằng Thanh Thưa thầy em chẳng nói gì
Em chỉ ném đá rồi thì đi luôn
He he
Em chỉ ném đá rồi thì đi luôn
He he
Thanh Kim Hoàng Sao thầy bảo vệ hai cô / bảo vệ như thế phải đâu trọng tài / .
Hằng Thanh Có thầy dạy mới lên người
Nhưng mà không được chỉ cười chúng em
Kim Thanh nó bắn mà xem
Kiểu gì đạn chẳng lem nhem trên trời
Nhưng mà không được chỉ cười chúng em
Kim Thanh nó bắn mà xem
Kiểu gì đạn chẳng lem nhem trên trời
Thanh Kim Hoàng Thầy vui thầy có hai cô / học trò lớn tuổi đáng yêu không thầy .?
Thanh Kim Hoàng Thầy
ơi ,nếu thầy mở lòng /thì em quyết chiên tranh đua với Hằng/ Thanh Hằng
sắc sảo ngoan khôn/ Hằng hay châm chọc,hay đâm mọi người / còn e nhỏ
nhẹ nhu mì / hiền lành ,tình cảm dễ yêu hơn Hằng /thầy ơi thầy cứ trai
lòng/hai e trò cũ thầy yêu đứa nào ?.
Nguyễn Thị Hoàng Hoà Cái này xin được đặt tên là " lục bát thày trò " được không thày V N ?
Hằng Thanh Kim Thanh hỏi khó làm sao
Trong 2 đứa ấy, đứa cao giành phần
Thầy Nho thì vẫn bần thần
2 trò như thế, k phần cho ai
Trong 2 đứa ấy, đứa cao giành phần
Thầy Nho thì vẫn bần thần
2 trò như thế, k phần cho ai
Thanh Kim Hoàng Đâu phải là cứ giành phần
Đứa cao cứng cổ là quyền được hơn
.Hằng xem thiên hạ mà trông
Đứa thấp ngoan ngoãn còn yêu hơn mày .
Ha ha .
Đứa cao cứng cổ là quyền được hơn
.Hằng xem thiên hạ mà trông
Đứa thấp ngoan ngoãn còn yêu hơn mày .
Ha ha .
Hằng Thanh Thôi thì em cũng chịu thua
Thầy Nho như thế em chừa cho Thanh
Kẻo nó bảo em đành hanh…Xem thêm
Thầy Nho như thế em chừa cho Thanh
Kẻo nó bảo em đành hanh…Xem thêm
Thanh Kim Hoàng Thầy ơi ,e ko phải tranh .
Hai đứa trò cũ thầy yêu đứa nào ?
Quan điểm thầy phải rõ ràng.Thầy ko thể cứ trọng tài chung chung .…Xem thêm
Hai đứa trò cũ thầy yêu đứa nào ?
Quan điểm thầy phải rõ ràng.Thầy ko thể cứ trọng tài chung chung .…Xem thêm
Hằng Thanh Thanh Kim Hoàng
nói tớ hay châm chích, mà cả còm trên phây lẫn ngoài đời, nó đều châm
chích mình. Tình hình này hôm nào ngồi cà pheo cà phế mình bỏ lá ...
Ngón tay vào cho nó uống. Thầy Vu Nho thấy sao ạ? :D
Thanh Kim Hoàng Hẹn sáng mai tại quán ca phê nào đó .Nhận hoa sen rồi hòa giải nhé .
Hằng Thanh Hòa là hòa thế nào, cứ là cho uống lá ...ngón tay, Thanh Kim Hoàng ạ! He he he
Thanh Kim Hoàng Ngón tay nhà báo nhiều gai lắm ..
Hằng Thanh Nó còn có cả thuốc độc nữa ý, Thanh Kim Hoàng ạ. Dọa thế cho sợ, lần sau cấm dám cãi chị mà ủng hộ thầy nữa nhé :D
Thanh Kim Hoàng Nhà báo hay dọa kiểu thế à ..ha ha
Hằng Thanh Chị cứ dọa thế, đứa nào sợ thì ... sợ, k sợ thì chị ... sợ lại, Thanh Kim Hoàng ạ :D :D :D
Thanh Kim Hoàng Mai hai chị e mình dọa lẫn nhau nhé .Mai e có rảnh ko đấy ?
Hằng Thanh Có gì maichị alo lại. Với chị thì cứ cách hẹn 5 phút mới chốt, cho chắc, em Thanh Kim Hoàng nhé :D
Thanh Kim Hoàng Ok .Mai chị mang hoa tặng e ,kiểu gì chị cũng dc mời cà phê ,nếu ngồi lâu chắc chị còn dc xơi bữa trưa nữa .hi hi
Hằng Thanh Yên tâm, kiểu gì chả có món canh lá ngón ...tay đãi em, Thanh Kim Hoàng :D
Thanh Kim Hoàng Đãi chị canh lá ngón ,chị ăn nhưng chị sẽ không nhe răng đâu ,chị sợ đứa ý nhe trước chị ..hứ hứ .
Thanh Kim Hoàng Sáng mai tại quán ca phê
Sẽ có trận đấu Thanh Hằng ,ThanhKim.
Hai em rất muốn mời thầy
Trọng tài phân xử công minh rõ ràng .
Bọn em rất muốn gặp thầy .
Bao năm xa cách thầy trò hàn huyên .
Sẽ có trận đấu Thanh Hằng ,ThanhKim.
Hai em rất muốn mời thầy
Trọng tài phân xử công minh rõ ràng .
Bọn em rất muốn gặp thầy .
Bao năm xa cách thầy trò hàn huyên .
Thanh Kim Hoàng Dạ
thưa thầy ko a .Mai gặp bọn e thầy sẽ mục sở thi ,Thanh Hằng hay châm
chọc người ,e dọa lai thôi ..E dịu dàng duyên dáng lắm thấy ơi !
Hằng Thanh Giờ mới biết Thanh Kim Hoàng hẹn hò thầy Vu Nho ở đây! Xin đại xá!
Hằng Thanh Thầy Vu Nho: học cùng khoá thì có hơn 5 tuổi tụi em cũng coi ...bằng vai phải lứa hết ạ :D
Hằng Thanh Can tội nói xấu thầy Vu Nho.
Chị Xin Đào Thị, Thanh Kim Hoàng, Thu Thủy Đỗ 😀😀😀
Chị Xin Đào Thị, Thanh Kim Hoàng, Thu Thủy Đỗ 😀😀😀
Hoài Hương Hồi
học Ngữ văn ĐHSP mình cũng nhớ nhất kỷ niệm với thầy Ngôn ngữ(Đinh Xuân
Hiền- đã mất). Tiều luận của mình được thầy cho điểm tuyệt đối, gần như
tạo thành bom của khóa học. Chỉ vì mình làm không giống như thầy đã
giảng, mà hoàn toàn theo cách nghĩ, và
phát hiện của mình... Nhưng sau đó thầy có nói: Đây là với tôi, chứ các
thầy khác thì không nên(hồi ấy HH gọc các thầy Lê Trí Viễn, Hoàng Như
Mai, Cù Đính Tú, Trần Thanh Đạm, Nguyễn Khoa Diệu Biên, Mai Quốc
Liên....)
Hằng Thanh Vớ phải thầy Mai Quốc Liên là nàng ... đi tong rồi nhé Hoài Hương :D
Lê Quang Dực Còn
cháu lúc học văn năm lớp 7; nhớ hôm học ca dao tục ngữ VN, cô giáo
Thanh Hằng cháu cao giọng: các em biết không Trong đầm gì đẹp bằng sen /
lá xanh bông trắng lại xen nhụy vàng/ nhụy vàng bông trắng lá xanh/ gần
bùn mà... chẳng... hôi... tanh...., đọc
đến đây cô thần mặt ra, trò há hốc mồm chờ, khoảng 2 phút sau cô hạ
giọng mà rằng ".... gần bùn mà chẳng hôi tanh GÌ SẤT CẢ..." bọn cháu
được bữa " vỡ bầu bỉm..." rùi nhớ mái cô giáo Thanh Hằng. Giờ cô ở đâu?
Bác bá nào biết, mách cháu tri ân tí ạ! Cháu cảm ơn.
- · Trả lời
- · 4 năm
- · Đã chỉnh sửa
Lê Trung Lập Cụ Nho tưởng dễ tính chứ nhỉ?
Trường Sơn Cái cô HT này, đúng là nhớ lâu... thù dai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét