Vũ Nho và cô thuyết minh Bảo tàng Chuông
Chuyến thăm Nga của Đoàn nhà văn Việt Nam 2010 ( tiếp)
Bảo tàng chuông
Trong tập sách :
ĐẤT VAN ĐAI mà mỗi thành viên của Đoàn được tặng.
Vũ Nho dịch khi về
Việt Nam
Những quả chuông ở
nước Nga có vị trí đặc biệt trong đời sống của dân chúng. Những tiếng chuông
canh phòng, báo động, phong tỏa, báo giờ, truyền tin, gọi người đi cầu nguyện,
mang tin vui, báo tin buồn, răn đe thiên tai, hỏa hoạn, kêu gọi mọi người đoàn
kết, đón tiếp khách quý bằng tiếng ngân vang trang trọng. Từ xa xưa VanĐai đã
nổi tiếng với những quả chuông nhỏ, chuông to kì lạ của mình. Những quả chuông
đến từ đâu, khi nào chúng xuất hiện, ai làm nên chúng- Tất cả điều đó có thể
biết được trong Bảo tàng chuông. Ở đây, có thể nhìn thấy bên cạnh quả chuông cổ
Trung Hoa từ thế kỉ XVI trước công nguyên là những quả chuông Nga thế kỉ XVI,
chuông Ytalia thế kỉ XII, chuông con trong nhạc ngựa Van Đai đầu thế kỉ XIX và
nhiều loại chuông khác. Những quả chuông trong nhiều trường hợp là mối liên kết
con người từ những đất nước khác nhau, các nền văn hóa, tín ngưỡng khác nhau.
Sự hoàn thiện của những quả chuông thật đáng kinh ngạc vì trải qua nhiều
thế kỉ, hầu như bề ngoài chúng không hề suy suyển tí nào. Những truyền thuyết
khẳng định rằng những quả chuông đạo Cơ đốc ra đời ở Ytalia được làm bởi
Pablinhie theo hình ảnh và mô phỏng những bông hoa đồng nội xuất hiện trong tầm
nhìn như là giọng của bầu trời.
Hiện vật trong bảo
tàng không chỉ được nhìn mà còn được nghe. Ở đây, có thể nghe không chỉ tiếng
chuông ngân do những người phụ trách bảo tàng gióng lên, mà còn có thể
nghe tiếng chuông tự mình kéo dây. Bảo tàng trưng bày hiện vật mở cửa tháng Sáu
năm 1995. Hiện vật được bày trong nhà thờ thuộc lâu đài nghỉ mát của Nữ
hoàng Ekatêrina Đệ nhị, được xây theo thiết kế cuả N.A. Lvov.
Đến thư viện thành phố Vanđai. Đây là một
thư viện cấp huyện nhưng rất to. Thư viện đặt trong ngôi nhà cổ xây từ năm
1903, giờ đã được tân trang. Trên tường thư viện, có ảnh đoàn nhà văn Việt Nam.
Chỉ nhận ra hai người là Đào Kim Hoa và anh Vân Long. Các sách dịch ra tiếng
Nga khá nhiều. Trong đó có tuyển tập Tô Hoài, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Tuyển truyện ngắn Việt Nam, Tuyển thơ Việt Nam,...
Giám đốc thư viện giới thiệu những cuốn sách Việt Nam
được dịch ra tiếng Nga. Trong lần tham gia Hội nghị quốc tế quảng bá Văn học
Việt Nam,
Oleg Pavykin cũng đã nhắc đến thư viện này. Cả đoàn tặng một số sách tiếng Việt
mang theo để làm kỉ niệm. Sau đó, Trưởng đoàn Lê Văn Thảo ghi cảm tưởng vào sổ Lưu niệm của Thư viện. Rồi
tiết mục không thể thiếu là chụp ảnh chung. Chắc chắn rằng lần sau, nếu có Đoàn
Việt Nam
nào ghé qua đây, sẽ được thấy ảnh của các nhà văn Lê
Văn Thảo, Hoàng Minh Tường, Y Ban và Vũ Nho cùng Oleg chụp với
lãnh đạo Thư viện.
Có một chương trình mà đoàn không có
thời gian để thực hiện. Đó là thăm tu viện Iverxki được xây dựng từ năm 1653
trên đảo Xenviski của hồ Van Đai. Ngay từ khi xây dựng, Tu viện này đã có vai
trò quan trọng trong đời sống tôn giáo, chính trị, văn hóa của nước Nga. Đại
giáo chủ đã xây dựng tu viện thành trung tâm sản xuất gạch men, nghề rèn và
nghề đúc, nghề điêu khắc gỗ và đá. Tu viện được bảo quản hầu như nguyên vẹn từ
giữa thế kỉ XVII. Trong cuốn Đất Van Đai, ảnh bìa bốn ghi lại hình ảnh Tổng
thống Pu-tin thăm Tu viện.
Chiều
đi Nopgorot bằng xe ô tô của Oleg.
Nopgorot
tên đầy đủ là Veli ki Nopgorot ( Nốpgorot Vĩ đại) để phân biệt với thành phố
Nhigiơnhi Nopgorot. Thành phố này đã kỉ niệm 1150 năm ngày thành lập vào năm
2009. Người Nga coi đây là Ông tổ các thành phố của Nga. A.X.Pu skin đã từng
viết :
Ở đây là tâm hồn Nga
Chính nơi đây hương vị Nga ngào ngạt!
(
Tôi thấy câu này ghi trên tập Bưu ảnh về thành phố Veliki Nopgorot, nhưng tôi cũng thấy câu thơ
này của A.Puskin được kẻ trang trọng trên tường rào lối vào nhà th ờ gỗ ở Xuzđan. Mới biết các bác Nga ai cũng muốn nhận
phần đẹp về mình).
Xe đến đậu ngay sân khách sạn. Mọi
người xuống xe. Cảm giác thật thanh bình, yên tĩnh. Cứ như là đi vào một
khu nghỉ dưỡng nào đó của Việt Nam.
Mà khu nghỉ dưỡng của ta cũng ồn ào lắm. Có cảm giác thế vì không gian cực kì
thoáng đãng. Xung quanh đầy cây xanh. Những con chim bồ câu bay xuống đậu hiền
lành. Tiếng động cơ xe hơi như được những vòm cây lọc đi trở thành rì rào lẫn
trong tiếng gió.
Nhận phòng xong, mọi người đi ăn. Tiếp đoàn là anh
Nicolai, một kĩ sư viết văn, đồng thời còn là tác giả của bức tượng cô gái đặt
bên cầu đi bộ. Anh không ăn chỉ uống bia và nói chuyện.
Buổi tối đi gặp các nhà văn ở địa phương. Các bạn muốn mọi người đi bộ qua cầu, đến nơi
gặp gỡ để có điều kiện ngắm cảnh. Đích thân chủ tịch Hội nhà văn Nopgorot lái
xe đợi Đoàn ở bên kia cầu. Không khí gặp gỡ thật ấm áp, thân tình. Vũ Nho giới
thiệu thành phần của Đoàn với các bạn Nga. Trưởng đoàn Lê văn Thảo là cây văn
xuôi, đã được giải thưởng nhà nước và giải thưởng Asean. Nhà văn Hoàng Minh
Tường, nhà tiểu thuyết nhiều thành tựu. Nữ nhà văn Y Ban, một cây bút nữ sung
sức. Còn nhà văn Vũ Nho đã từng bảo vệ Tiến sĩ ở Nga, là người viết phê bình và
dịch thuật khiêm tốn.
Đoàn tặng các bạn chiếc đĩa sứ có in câu thơ Xuân
Quỳnh và một số sách : Cơn giông,
tiểu thuyết của Lê Văn Thảo, Truyện ngắn
Hoàng Minh Tường, Hành trình tờ tiền
giả của Y Ban. Vũ Nho có Truyện cổ
tích dành cho người lớn ( dịch của Xantưcov- Sê đrin), Đi giữa miền thơ và Tam ca.
Mọi người hát, đọc thơ, bạn hỏi về khuynh hướng sang tác hiện nay ở Việt Nam.
YBan đọc thơ của Giáng Vân, sau đó hát bài thơ
phổ nhạc. Anh Lê Văn Thảo hát Ru con Nam bộ. Vũ Nho và
Hoàng Minh Tường hát tiếng Nga, đọc thơ. Oleg đọc bản dịch ra tiếng Nga bài thơ
Phan Thiết có anh tôi của Hữu Thỉnh.
Anh Thảo tặng khăn cho Xvetlana, nữ nhà
báo làm thơ và tặng cho cháu bé nhất theo mẹ đến cuộc gặp.
Sau đó đoàn đi bộ, ngắm cảnh thành Novgorot. Tất cả tường
thành, tháp canh giống hệt như kiến trúc khu Kremli ở Mat xcơva. Vừa đi dọc bờ
sông vừa chụp ảnh. Có một nơi đặc biệt là đài nước với các quốc huy của những
nước châu Âu xưa từng buôn bán với Novgorot. Không biết Nicôlai kiếm đâu được
hai đồng tiền đưa cho Vũ Nho một và Y Ban một. Mỗi người ước một điều và tung
đồng tiền vào lòng đài nước để điều ước được thực hiện. Y Ban lầm bẩm ước rất
thành kính. Vũ Nho cũng ước chuyến đi trót lọt, may mắn và sớm về nhà bình yên.
Sau buổi gặp, mọi người đến ăn tối với họa sĩ, mạnh
thường quân của các nhà văn. Anh ta không biết uống rượu. Hiện ở tạm trong Tu
viện đang sửa. Khi mọi người đổ bộ vào nhà, anh vẫn còn đang dở việc. Giá vẽ
được xếp lại, bàn được bày ra. Chủ tịch Hội nhà văn Nopgorot đến muộn. Không
khí rất thân tình. Nhà thơ nữ tóc vàng hát thơ phổ nhạc và tự đệm ghi ta. Y Ban, Hoàng Minh Tường hát. Uống rượu, trò
chuyện. Đặc biệt là uống theo kiểu khát vọng. Y Ban hưng phấn tuyên bố rằng
điều ước đã bắt đầu linh nghiệm và một truyện ngắn cũng đã được thai nghén
xong. Y Ban, Hoàng Minh Tường, Oleg đều đùa tỏ ý muốn ở lại Nopgorot. Lê Văn Thảo nói nếu Vũ Nho muốn ở lại nữa thì
một mình Lê Văn Thảo cũng vẫn đi Xanh Pêtecbua với 4 vai
: Trưởng đoàn, kiêm phó đoàn, kiêm thành viên và phiên dịch. Mọi người thích
thú về quyết tâm quá cao của Trưởng đoàn.
2.VI.
Sau khi ăn sáng, cả đoàn đi Xanh Pêtécbua bằng xe của Oleg. Oleg vượt ẩu, bị
cảnh sát giao thông tuýt còi. May mà có lí
do là đưa đoàn nhà văn Việt Nam
đi tham quan nên không bị phạt. Vui quá, chàng quên lấy lại giấy tờ xe. Nhưng
xe lại hỏng gạt nước và kẹt dây an toàn của người lái. Chiếc ô tô không gấy tờ,
hỏng gạt nước vẫn đưa đoàn tới đích.
Trên đường đi cảm thấy
cánh đồng Nga mênh mông. Xe lúc
thì như đang chạy trong rừng, và lúc thì
như chạy trên thảo nguyên. Thỉnh thoảng mới bắt gặp một khu dân cư với
nhà gỗ cổ điển xinh xắn, gọn gàng. Dọc đường cũng thấy có quán bán bánh rán và
nước chè đun bằng ấm xa-mô-va. Mọi người muốn dừng lại để “thử” xem như thế nào.
Khi Vũ Nho
nói với Oleg, Oleg khuyên không nên dừng lại, sợ rằng bánh rán không đảm bảo an
toàn thực phẩm. Khi đến trạm xăng, Oleg dừng cho mọi người nghỉ và đổ xăng. Nhà
vệ sinh ở Trạm xăng dùng phải trả tiền. Tất cả đều uống cà phê, ăn kem trong
cửa hàng ăn nhanh. Y Ban kiêng kem vì sợ béo.
Hôm ấy Xanh Petecbua trời mưa. Điều đầu tiên Vũ Nho
nhận ra thành phố chính là Metro Công viên Chiến thắng. Ngày xưa, tất cả sinh
viên trường Sư phạm Ghéc xen đều ở khu ốp của sinh viên gần Công viên này. Biết bao lần xuống khu này chơi, hội họp. Không
thể nhận ra nhà nào là ốp thời xưa! Khi Oleg dừng xe để vào khách sạn trường
Ghéc-xen, Vũ Nho nhận ra ngay đây chính là phố Plekhanov
ngày trước. Bởi vì đầu phố là nhà thờ Kadanxki. Hàng rào với trường như một
cánh cung. Và cạnh đó là Đại lộ Nhepxki nổi tiếng.
Chiều 2.VI. Thăm bảo tàng
Đốtxtoepxki. Vũ Nho vẫn tiếp tục dịch ( Vì người mà cô Kim Hiền nhờ, bận nên không đến). Kì lạ là khả
năng ngoại ngữ. Bị lãng quên gần ba chục năm, nhưng khi người thuyết minh nói
bằng ngôn ngữ văn chương, tất cả bỗng trở nên minh bạch và giản dị. Ngày xưa
khi năm đầu học tiếng Nga, cô Nhi Na cũng đã dẫn mọi người thăm bảo tàng này
rồi. Nhưng khi ấy vốn liếng tiếng Nga chưa nhiều. Lần này có vốn nhưng lại quá
lâu không dùng. Tuy vậy, phòng làm việc,
phòng trẻ con, trò chơi Bưu điện của của bố con nhà văn,… đều được dịch thanh
thoát một cách “hết sức chuyên nghiệp”. Đốtxtoepxki có bốn đứa con. Hai đứa trẻ
mất sớm. Một đứa con trai và con gái ở căn hộ này. Người vợ thứ hai của nhà văn rất tháo vát. Bà
đã chép bản thảo cho chồng, lo tổ chức cuộc sống. Phòng làm việc, phòng khách,
phòng cầu nguyện đều được giới thiệu chi tiết.
Sau cuộc thăm, có hai câu hỏi cần làm rõ. Anh
Thảo hỏi có phải Đốt gặp cô thư kí trước, rồi sau mới cưới làm vợ hai? Người
thuyết minh khẳng định là đúng. Y Ban hỏi tác phẩm cuối mà Đốt viết ở căn hộ 6
phòng này là gì? Người thuyết minh trả lời rằng đó là Anh em nhà Karamadov. Căn hộ
đó, Đốt đã sống trong 3 năm cuối đời.
3.VI. Vũ Nho xin phép trưởng đoàn đi thăm tổ bộ môn.
Hôm trước đã hỏi han cẩn thận về đường đi tới tổ bộ môn. Hoặc là xe điện bánh
hơi số 10 và số 11. Hoặc là ô tô buýt. Vé loại nào cũng chỉ mất 19 rúp. Nếu đi
ta xi thì mất hơn 300 rup. Oleg gọi điện cho vị Hiệu phó phụ trách người nước
ngoài của nhà trường để họ tổ chức gặp gỡ. Vũ Nho cám ơn. Nhưng tự nghĩ rằng đã
quá lâu khi quay trở lại. Hồi ấy là một chàng trai mới ba mươi hai tuổi. Nay cũng đã thành người ngoại sáu
mươi. Vả lại đã xem danh sách tổ viên qua mạng, không biết ai và cũng chẳng ai
biết mình. Vì vậy Vũ Nho quyết định đi một mình và một mình giải quyết công
việc. Anh bạn Oleg tỏ ra không hài lòng. Khi Vũ Nho lên xe , anh ta còn cố chạy
theo và nói : ở đó không có ai. Anh ấy vẫn muốn Vũ Nho đi theo nhóm. Nhưng Vũ
Nho kiên quyết từ chối.
Nhóm còn lại đi thăm Ermitaz ( Trong Cung điện mùa
Đông), thăm căn hộ Puskin ở bờ Moika, thăm Bảo tàng Nga, chiều đi xem bale Hồ
thiên nga do văn nghệ địa phương biểu diễn. Tranh và ba lê tự nói bằng ngôn ngữ
màu sắc và hình thể nên không cần dịch. Còn lại thì Hoàng Minh Tường phiên dịch.
Cần phải ghi lại đây câu chuyện trên xe điện bánh hơi.
Trên xe, Vũ Nho hỏi thăm đường đến Khoa Văn. Mọi người
vui vẻ chỉ dẫn. Trước mặt là một anh chàng mặt ngăm đen. Vũ Nho đưa tay bám vào
thanh xà trên xe. Khi xe sắp dừng bánh, bỗng cảm thấy như có luồng điện lạnh
buốt ở ngực phải. Phản ứng tự nhiên, Vũ
Nho biết ngay là có bàn tay móc
vào túi áo com lê nên đã chém mạnh tay xuống và quát: Tại sao thế? Tên mặt ngăm
không nói gì nhanh chóng chuồn xuống xe. Tự nắn túi áo thấy Hộ chiếu vẫn còn.
Thở phào. Lạy Trời lạy Phật! Nếu mà thằng mặt nhọ thành công trong việc móc mất
Hộ chiếu thì một tỉ sự lôi thôi,… Chuyến đi
thăm Nga sẽ biến thành chuyến rắc rối cho cá nhân và cho cả mọi người.
Trên xe có một phụ nữ Nga tốt bụng. Chị nói chuyện và
cho biết con gái mình cũng học ở khoa Ngữ văn của trường Tổng hợp Ghéc-xen. Khi
xuống xe, chị đi bộ một đoạn và chỉ tiếp cho Vũ Nho đến nhà 52. Từ lúc này, ba
cúc áo của com lê luôn được cài đầy đủ.
Tại chỗ thường trực, Vũ Nho đã
trình bày lí do đến tổ Bộ môn. Nhưng một tay nam giới có khôn mặt lạnh lùng
và quan cách trả lời rằng : ở đó không
có ai! Đành phải nhẫn nại ngồi chờ. Độ mươi phút, Vũ Nho lại
yêu cầu xin giúp đỡ với lí do : Tôi không có nhiều thời gian. Tôi chỉ cần gặp
một trong các thành viên của Tổ bộ môn, không nhất thiết là GS.TS Chủ nhiệm bộ
môn kiêm chủ nhiệm khoa N.L. Subina. Lúc
này một phụ nữ trung tuổi cũng ngồi trong phòng thường trực bảo Vũ Nho
đi theo bà. Thật là may mắn khi lại gặp
một phụ nữ Nga tốt bụng nữa. Bà dẫn lên tầng hai, đến đúng Văn phòng khoa và dẫn
vào tận nơi gặp GS.TS. Chủ nhiệm khoa. Vũ
Nho tự giới thiệu mình, giới
thiệu thầy mình là GS.TS khả kính M.G.Kachurin. Sau đó nói rằng đã tìm hiểu tổ
qua mạng. Hôm nay đến đây để tặng tổ chút quà ( Mỗi vị một khăn quàng Việt Nam),
một chút hương vị Việt ( cà phê và chè); đồng thời cũng tặng ba cuốn sách để
làm kỉ niệm. Cuốn thứ nhất là Nghệ thuật
đọc diễn cảm, nội dung từ luận án Tiến sĩ bảo vệ ở Nga, cuốn thứ hai là 33 gương mặt thơ nữ, cuốn thứ ba là Tam ca. Vũ Nho cũng
nói rằng hiện đi với đoàn nhà văn Việt Nam thăm Nga; các đồng nghiệp đang thăm
bảo tàng Ermitaz. Mọi công việc chuyên
môn sẽ trao đổi sau qua mạng. Sau đó Vũ
Nho đề nghị chụp ảnh với GS.TS để
kỉ niệm. GS.TS cũng gọi một nhân viên văn phòng đến chụp bằng máy
ảnh của khoa. Bà khen Vũ Nho
sau nhiều năm vẫn nói tiếng Nga lưu loát. Bà hứa sẽ trao đổi chuyên môn qua
mạng và chúc chuyến đi thăm Nga của Vũ
Nho thành công tốt đẹp.
Sau khi rời Khoa, lòng lâng lâng sảng khoái. Mục đích
trung tâm của chuyến đi đã được hoàn thành mĩ mãn.
Về khách sạn. Sau đó lại xin vào khu ốp 6 trước kia để
thăm lại nơi đã gắn bó những 4 năm trời với bao nhiêu kỉ niệm nhớ đời. Chụp ảnh
trước ốp 6. Lại vào bên trong, lên tầng ba xem lại phòng ở cũ bây giờ đã là Tổ
bộ môn tiếng Đức. Phòng bếp giờ không còn. Phòng đọc ở bên cạnh, nơi trong đêm
lạnh tôi đã từng khóc ròng khi một mình đọc những câu thơ Nguyễn Đình Thi
:
Quê hương biết mấy thương yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng chỉ áo nâu nhuộm bùn
Quả
thật, có ra nước ngoài, có một mình trong đêm lạnh, có nhìn thấy cuộc sống no
đủ của người, nghĩ đến người thân, đồng bào ruột thịt quê hương thì mới có thể
trào nước mắt rưng rưng khi đọc thơ Nguyễn Đình Thi. Đấy chỉ là một trong những
kỉ niệm ốp 6 của tôi.
Cũng ở trong ốp này, tôi đã đón tiếp và chiêu đãi GS
Nguyễn Đức Nam,
anh Nguyễn Văn
Giai, và sau cuộc uống bia, GS đã yêu cầu mỗi người phải kể chuyện tình, đọc
thơ tình…Bây giờ GS và chắc cả anh Giai nữa đã ra người thiên cổ.
Tôi cũng đón tiếp thầy dạy Đại học của tôi, thầy Lê Văn
Trúc sang thực tập, gặp GS. TS Nguyễn
Cương môn Hóa sang thực tập…
Các anh trong Đảng ủy Lenningrat, các bạn trong Ban
chấp hành thành Đoàn Leningrat nhiệm kì 1982-1984 cũng đã từng đến ốp 6 của Bí
thư thành đoàn Vũ Nho.
( Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét