Karolina Xobanxkaia, mỹ nhân người Ba Lan, thần tượng khiến thi hào Pushkin viết bài thơ tình bất hủ “YÊU EM”.
A.X. Pushkin
YÊU
EM
Yêu em giờ vẫn đinh ninh
Trong tim chưa tắt lửa tình đâu em.
Nhưng thôi trả lại bình yên
Cất cho em gánh ưu phiền nặng vai.
Yêu em vô vọng tháng ngày
Khi hờn ghen lúc ngất ngây muộn phiền.
Dịu dàng, chân thực yêu em
Đến như anh – chẳng ai trên cõi đời!
TP dịch
---------
А.С.Пушкин
Я ВАС ЛЮБИЛ
Я васлюбил: любовьеще, бытьможет,
В душе моей угаслане совсем;
Но пустьонавас больше не тревожит;
Я нехочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
Торобостью, торевностьютомим;
Я вас любил такискренно, такнежно,
Как дайвамбог любимой быть другим.
------------------
Ý kiến của chị Irina,
chắc bác cũng biết chị ấy:
ИринаВинсковская:
Да. Всерусскиеэтовыражение "дайвамбог" именнотакинтуитивнопонимают - никогданебудет. Этопростотакоевыражение у нас, немолитва. В русском языке таких выраженийсословом "бог", но в ироническомсмысле, много.
Đúng. Tất cả người Nga đều hiểu trực giác thành ngữ này"дайвамбог" =“sẽ không bao giờ có”. Đó chỉ là một cách biểu hiện của chúng tôi, không phải là một lời cầu nguyện.
Trong tiếng Nga, có nhiều cách diễn đạt như vậy với từ "бог", nhưng theo nghĩa mỉa mai.
Nhưng bác Vũ Nho ơi, theo thông tin của bác Vũ Thế Khôi (mới đây) thì
nàng thơ của bài "Yêu em" không phải là Karolina người Ba Lan, mà là
Maria Raevskaya cơ (2 ảnh kèm theo).
Chắc bác Khôi đúng ạ.
Vu Nho
Trả lờiXóaLạm bàn: Bài thơ này dịch giả Thúy Toàn đã dịch, và đã được đưa vào sách giáo khoa. Tuy nhiên dịch khó, dịch thơ càng khó. Một số người thạo tiếng Nga cũng đã bàn luận. Anh Tạ Phương cũng là một trong số đó. Rất hoan nghênh ý kiến của chị Irina. Tôi chỉ muốn nói về nhan đề. Bác Thúy Toàn dịch "Tôi yêu em" là ổn rồi. Nhưng khi dạy bài này, một số thầy cô nhấn mạnh : Tôi đã yêu em. Động từ yêu chia ở thời quá khứ! Cũng có thể dịch nhan đề hơi khác : "Anh yêu Em" hoặc "Ta yêu Em". Dịch như anh Tạ Phương "Yêu em" không có chủ thể là chủ ngữ cũng được nhưng không thật sát nguyên bản!