THỆ NHƯ MỘT MÔ THỨC TU TỪ TRONG
THƠ TỐ HỮU
LÃ NGUY
Chủ nhật, 22 Tháng 3 2015 02:18
Thệ là “thề”, cũng có thể gọi là “diễn ngôn hứa hẹn”. Thơ
Tố Hữu là một lời
thề lớn. Từ ấy của
ông thực sự là tập thơ thề. Các bài Từ ấy, Như những con tàu, Giờ quyết định, Quyết hi sinh, Con cá chột nưa,
Tâm tư trong tù, Trăng trối… đều là những bài
thơ thề trong tập thơ
này. Việt Bắc trong tập Việt
Bắc, hay Theo chân Bác thuộc
loại thơ thề trường thiên. Có thể kể ra vô số bài thơ
được Hữu được viết theo các mô thức tu từ khác, nhưng chen vào đó vẫn có những câu
thề. Chẳng hạn, Sáng tháng năm là
bàilãnh tụ ca (ca thi), nhưng hai câu sau đây chắc chắn là thơ
thề: “Chúng con chiến đấu hi sinh. Tấm lòng son sắt đinh ninh lời thề”. Hoặc Ta
đi tới, xét về thể loại, nó nửa như ca
thi, nửa như đại cáo, nhưng ở giữa lại có mấy câu:“Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Dù
ai rào dậu ngăn sân. Lòng đa vẫn giữ là dân Cụ Hồ”. Cho nên, thệ thực sự là mô thức tu từ quan trọng
của thơ Tố Hữu. Tôi dùng khái niệm “mô thức tu từ” để chỉ các thể
loại diễn ngôn đã hoàn bị, bộ xương cấu trúc của nó đã đông chắc,
đã hóa thành “hình thức thế giới quan” (thuật ngữ của G.D. Gachev), hay “hình
thức quan niệm” (thuật ngữ của Trần Đình Sử). Chúng được văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa sử dụng như một công thức diễn ngôn nhằm biến thi pháp sáng tạo
thành thi pháp của cái truyền thống, điển phạm, qua đó, làm
cho phát ngôn của nó thực sự thành một quyền lực.
Ta nhận ra “thệ” là mô thức tu từ trong thơ Tố Hữu, vì ở đây chủ
đề của nó đã được gói
vào khuôn mẫu. Mọi lời thề trong sáng tác của ông chỉ xoay quanh một nội dung
cốt lõi:“Dâng tất cả để tôn thờ chủ
nghĩa”. Khái niệm “chủ nghĩa” này có nội hàm không thay đổi.
Nó là “Mác – Lênin”, là “mặt trời chân lí”:“Mặt
trời chân lí chói qua tim”.“Mác
– Lênin, vĩnh viến mặt trời”. Trong bài Ngẫu
hứng viết năm 1984,
Tố Hữu mời gọi: “Hãy hô một tiếng vang trời
đất. Muôn năm, muôn năm Mác - Lênin!”. Hiện thân của “Mác – Lênin”
là “Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại”. Cho nên, “Dâng tất
cả để tôn thờ chủ nghĩa” trước hết là lời thề trung thành tuyệt đối với Bác, với Đảng: “Bác
bảo đi là đi”. “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi. Vững như muôn ngọn giải
Trường Sơn”. “Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng <…> Vững lòng quyết
sống, không rời Đảng ta <…> Cắn răng thà chết, không xa Đảng mình”.
Nhờ có “Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vĩ đại” mà “Trăm năm mất nước mất nhà. Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười. Ta
đã đứng nên người độc lập. Cao bằng người, nào thấp thua ai?”. Cho
nên, lời thề “tôn thờ chủ nghĩa” còn là lời thề ơn nghĩa, “ơn dân”, “ơn Đảng”, “ơn Bác”: “Con chim biết nhớ đàn, nhớ tổ. ta nhớ người đau khổ nuôi ta. Ơn
người như mẹ, như cha. Lòng dân yêu Đảng như là yêu con”. “Lòng
ta ơn Bác đời đời <…> Còn đây ơn Bác nối dòng dài lâu <…> Đời đời
ơn Bác càng sâu càng nồng”.
Chủ thể của lời thề được qui phạm hóa. Trong thơ Tố Hữu, nó xuất
hiện ở những “ngôi” giao tiếp khác nhau. Nó có thể là “Tôi”: “Tôi buộc
lòng tôi… <…> Tôi đã là con…”. “Tôi chưa
chết, nghĩa là…”. Nó cũng có thể là “Ta”, “Chúng ta”: “Ta bước
tới...”. “Chúng ta,
con một cha…”. Trong bàiViệt Bắc, nó là
“Ta”, mà cũng là “Mình”:“Ta với mình, mìnhvới ta”. “- Lòng ta ơn Bác…” …
Có điều không nên quên, trên bức tranh thế giới “phân vai tượng đài”, dẫu phân
thân vào “Mình” hay “Ta”, vào “Tôi” hay “Chúng ta”, thì vai phát ngôn của lời
thề bao giờ cũng được trao cho “con”, “chúng con”. Nó là tiếng nói của “chiến
sĩ đồng bào”: “Chúng con chiến đấu hi sinh. Tấm lòng son sắt đinh ninh lời thề”. “Chúng con tin:
Bác vẫn đi về. Nghìn năm xin trọn lời thề nước non!”.
Cuối cùng, trong thơ Tố Hữu, giọng điệu của lời thề luôn luôn được
phong cách hóa. Hai cung bậc chủ đạo của nó là sục
sôi nhiệt huyết và cung
kính chân thành. Ta biết, hạt nhân ngữ nghĩa của “thề” là “hứa”. Nó
chỉ khác “hứa” ở một điểm cốt lõi: thề là một nghi lễ. Nghi lễ này không thể thiếu hai nghi
thức. Thứ nhất, “thề” phải thể hiện quyết tâm thực hiện lời “hứa”
bằng cách viện ra những gì quí giá nhất mà nó chấp nhận hi sinh để đảm bảo
“hứa” không thành “hão”. Chẳng hạn, lời thề “tiêu thổ kháng chiến”: “Bàn
tay đã nắm lời thề. Ra đi quyết phá, ngày về sẽ xây”. Không chỉ
thế, người chiến sĩ của Tố Hữu còn “hứa” sẵn sàng hi sinh sự sống cho lí tưởng
cách mạng:“Sống đã vì cách mạng, anh em
ta. Chết cũng vì cách mạng chẳng phiền hà”. Tinh thần sẵn sàng hi sinh sự sống,
nguyện “dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa” ấy thường được thơ Tố Hữu thể hiện
qua thủ pháp điệp cú pháp, ví như:
“Chúng ta đã
quyết thì
làm. Đã đi phải
đến hoàn toàn thành công”.
“Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu. Dấn thân vô là phải chịu tù đày. Là
gươm kề tận
cổ, súng kề tai. Là
thân sống chỉ
coi còn một nửa”. “Với cách mạng tôi không hề đùa
bỡn. Và không hề dám
chối một nguy nan”.
Tôi sẽ chết bình
yên không hối hận.
Tôi sẽ chết như
bao nhiêu số phận”. “Tôi
sẽ chết tuy
chưa về đến đích”. “Tôi chưa chết nghĩa
là chưa hết
hận. Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời. Nghĩa là còn tranh
đấu mãi không thôi. Còn trừ diệt cả mộ loài thú độc”. Điệp cú pháp là một
trong những thủ pháp tạo nên giọng nhiệt huyết của lời thề. Thứ hai, khi thề,
bao giờ người ta cũng phải viện tới một sức mạnh siêu cá thể làm “trọng tài”
giám sát. Người xưa thường thề nguyền giữa khói hương nghi ngút tế cáo trời
đất, với sự chứng giám của “Hoàng Thiên, Hậu Thổ”, “quỉ thần hai vai”. Ở đây,
sức mạnh siêu cá thể này là những đấng siêu nhiên. Trong thơ Tố Hữu, lời thề của
“con”, “chúng con” cũng cất lên trước sự chứng giám của một sức mạnh siêu
cá thể. Nhưng“Trời không có thiên thần. Đất
không có thánh nhân”. Tố Hữu quả quyết như thế. Cho nên, sức mạnh
chứng giám lời thề trong thơ Tố Hữu không phải là thánh thần, mà là những con
người đã hóa thành thần thánh. Tố Hữu gọi đó là “đôi mắt thần chủ
nghĩa”: “Từ khi chân dấn bước. Trên con đường đấu tranh. Tôi sẵn có trong
mình. Đôi mắt thần chủ nghĩa”. “Mắt thần chủ nghĩa” là “mắt Mác – Lênin”, “mắt
Đảng”: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt”.
“Cuộc sống lớn có đôi
mắt Đảng. Mỗi bước đi gần, mỗi bước đi
xa”. “Đôi mắt Đảng” soi xét mọi hành vi, chứng giám các lời “thề”.
Ta hiểu vì sao, hình tượng Đảng và lãnh tụ bao giờ cũng được Tố Hữu mô tả bằng
thủ pháp khoa trương, kì vĩ hóa, tạo thành khu vực gián cách giữa sức mạnh
thiêng liêng với thế giới phàm tục: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt. Đảng ta đây, xương sắt da đông.
Đảng ta muôn vạn công nông. Đảng ta muôn vạn tấm lòng, niềm tin”. “Người
đứng trên đài, lặng phút giây. Trông đàn con đó, vẫy hai tay. Cao cao vầng
trán… Ngời đôi mắt”... “Bác
ngồi đó, lớn mênh mông. Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”. Được
đặt vào khu vực gián cách ấy tuyệt đối ấy, lời thề trong thơ Tố Hữu lúc nào
cũng cất lên bằng giọng điệu cung kính, chân thành.
Chép lại từ trang VĂN HÓA NGHỆ AN
Một phát hiện rất hay. Cảm ơn bác VN đã chia sẻ bài viết của LN
Trả lờiXóaCám ơn Nguyễn Xuân Lai đã ghé trang và chia sẻ!
Trả lờiXóa