Hắn nhảy xuống xe, ngước nhìn con
dốc dài ngoằn ngoèo, trơn lầy,ướt nhão. Thấy cậu quay phim vẻ chần chừ ngại
ngần, hắn giật lấy máy quay rồi hối hả chạy lên trước.Trước mắt hắn, hơn chục
xe ô tô lớn nhỏ phải dừng lại trên đường cái. Mưa phùn. Không gian vùng núi
cao biên giới cuối năm càng thêm lạnh lẽo. Chỉ một chiếc Lancruzơ là leo được
lên một cách vất vả, còn lại là phải rời xe đi bộ... Khi chiếc Lancruzơ
chuệnh choạng lướt qua, ống kính của hắn chộp được gương mặt lạnh như tượng
một người ngồi trên xe: ông Tổng giám đốc lừng danh của ngân hàng X… Trước đó
chưa đầy nửa giờ, tại ủy ban xã, cũng gương mặt ấy nhưng tươi cười- cái tươi
cười hớn hở của một người đi ban phát tài trợ biết chiếu cố đến sự sùng kính
và biết ơn cao độ của nhân dân và cán bộ xã…
“… anh và
ngân hàng của anh đã vận động tài trợ hàng trăm tỉ đồng để xây dựng trường
học ở huyện quê hương anh, tài trợ hàng trăm triệu đồng cho một nhà hát miền
Trung, xây dựng miếu thờ các nghĩa sĩ Tây Sơn ở chùa Y, xây dựng Đàn tế trời
ở tỉnh H… anh là người bảo trợ tổ chức hầu hết các hội nghị, hội thảo lớn…
Những nhà lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và địa phương về thắp hương trên bàn
thờ ông bà cha mẹ anh, bởi ai cũng quý trọng tài năng, nhân cách của anh và
quý trọng cái chữ hiếu rất đậm trong trái tim của anh… Lễ khánh thành khu
tưởng niệm ở B.H, có tới 5 Bộ trưởng dự…Chỉ có những con người tài năng, có
đạo đức, có văn hóa mới có những ứng xử văn hóa đẹp, chính vì vậy mà giá trị
văn hóa trong doanh nhân Tổng ngân hàng X ngày càng cao, cho dù có ai đó có
muốn phủ định cũng không thê nào phủ định được, bởi đã vàng mười thì không sợ
gì lửa…”( Tin chính thống cách đó hơn một tháng)
Những lời thống kê và ca ngợi
đến líu lưỡi lộn xộn như chỉ sợ không nói hết được công lao của ông Tổng ngân
hàng X, dù sao cũng làm hắn từng ngây ngất, và tự tin hơn, sau khi nhận ký
cái hợp đồng làm phim tổng kết 10 năm An sinh xã hội của ngân hàng này. Bởi,
những người đi làm phim viết báo thuê như hắn, nếu bên A của hợp đồng mà làm
ăn đàng hoàng tử tế thì sẽ có cơ sở cảm xúc tốt mà ngợi ca, và lúc nhận tiền
thanh lý hợp đồng sẽ vui vẻ, khỏi băn khoăn thậm chí tủi nhục như một vài
trường hợp hắn đã dính phải…
Lúc này, sau khi ghi lại những bàn
chân quan khách lê bùn đất để nhích từng bước leo dốc, hắn lại vội vàng chĩa
máy quay vào đít chiếc ô tô đang như kẻ say rượu hùng dũng bất chấp các rãnh
nước to vật và hố sâu hoắm khẳng định ưu việt của công nghệ và tư thế vượt
trội của vị thủ lĩnh ngân hàng tầm lãnh chúa…
Hành trình của đoàn làm phim do
hắn cầm đầu về hoạt động An sinh xã hội của Ngân hàng X (theo chủ trương 30a
Giảm nghèo bền vững của CP), đã kéo dài trong suốt hơn một tháng trời, qua
nhiều đường đất và không gian - từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển,
từ những Thủ đô của nước bạn tới các làng bản nghèo heo hút miền Trung, miền
biên giới Tây Bắc Tổ quốc... Từ vùng bao la biển động tới miền trùng điệp núi
cao mây phủ, những ngày ấy tất cả đều chìm trong một màu mưa trắng lạnh, hoặc
sương mù dày đặc. Đây là địa điểm cuối cùng…
Sau khi cắt băng khánh thành cụm
trường học tại UBND huyện, hơn hai chục người từ Hội nghị đã tới thăm một
trường mới xây tại xã Nà Nghịu.Từ đường cái vào, một con suối hung dữ gầm réo
bên dưới vực thẳm. Và rải rác mấy bản người Thái đen, người Kh’ Mú tồi tàn xơ
xác, lối đi ngập bùn và phân trâu phân ngựa... Máy quay đã nặng trĩu vai
hắn…Một vài địa điểm tài trợ không có ông Tổng ngân hàng X đi cùng, song ở
đâu cũng in đậm dấu vết của ông và tên tuổi cái ngân hàng nổi tiếng mà các
nhân viên đã cố gắng thể hiện một cách mẫn cán trong khi đi theo phục vụ (và
giám sát) đoàn làm phim… Những cuộc bàn giao long trọng ở thủ đô nước bạn,
sau đó là những cuộc chiêu đãi ngập tràn bia rượu của nơi nhận tài trợ mong
được tri ân và hy vọng sẽ được nhận tiếp tài trợ lớn hơn… Một cuộc sinh nhật
bất ngờ của Tổng ngân hàng X được tổ chức tại khách sạn 5 sao ngoài biên
giới, hôm đóông thức thâu đêm,hát say sưa các bài hát về tình hữu nghị hai
nước như đắm chìm mãi trong kỷ niệm thời làm anh chiến sĩ tình nguyện giúp
bạn diệt giặc, giờ là giúp bạn phát triển kinh tế…
“Vợ, con
trai, con gái ông tổng nhân hàng X là chủ những bất động sản trị giá tính
bằng hàng ngàn tỉ. Chỉ tính riêng Tổ hợp Khách sạn - Thương mại - Căn hộ cao
cấp T. H tại quê nhà do gia đình ông Tổng ngân hàng X đầu tư, giá trị đã xấp
xỉ 3.000 tỉ đồng. Chưa kể hàng chục ngàn tỉ đồng rót sang Lào, đầu tư vào
60.000 héc ta đất trồng các loại trái cây để xuất cảng sang Trung Quốc… Ông
ta và ngân hàng X đã tài trợ vài chục tỷ đồng để phá nát rừng nước ấy thu lãi
cho mình hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng…” (Tin vỉa hè)
“…ông ngủ
là xơi liền mấy phòng VIP. Chân dài cả dàn. Thích chửi ai là chửi thậm chí
bạt tai đá đít mày tao chi tớ với cấp Bộ cấp tỉnh là chuyện thường.” (tin vỉa
hè)
Một người nếu đã có sự xúc động
chân thành trong những bài hát nhạc Đỏ về một thời đẹp như vậy thì những tin
tức trên rõ ràng chỉ là mánh khóe của kẻ “ghen ăn tức ở”, hay của đối tượng
cạnh tranh. Cần phải tin ở phát ngôn của những người có trách nhiệm:
“Tháng 2
năm 201…, tin ông Tổng X bị bắt đột nhiên loang như dầu, thị trường chứng
khoán lập tức trở thành hỗn loạn, chỉ sau một phiên giao dịch, 1,6 tỉ Mỹ kim
vốn trên thị trường chứng khoán bốc hơi. Tổng cục An ninh lập tức tổ chức săn
lùng và đến tháng 7 năm 201…, loan báo đã bắt ba kẻ tung tin đồn nhảm. Tháng
8 năm ngoái lại có tin ông Tổng X bị bắt, giá cổ phiếu các ngân hàng trên thị
trường chứng khoán rớt xuống đáy, hai tỉ Mỹ kim bốc hơi ... Lại thêm mấy kẻ
tung tin đồn nhảm bị bắt… ( Tin chính thống)
Đoạn đường hiểm trở gần ba cây số
rồi cũng tới chỗ chấm dứt. Đứng thở một lát cho đỡ hụt hơi, bớt hoa mắt, hắn
lại chạy theo đoàn người đang lục tục vào trong hiện trường… Mặc dù những lớp
học ở đây đã được kiên cố hóa sau khi xây dựng bằng vốn tài trợ An sinh xã
hội của ngân hàng X, không còn cảnh gió lùa qua kẽ liếp ù ù, mái tranh trống
huếch, bàn ghế long gẫy tồi tàn, ngổn ngang phân súc vật như ở không ít lớp
học vùng cao vùng xa miền núi khác mà hắn từng chứng kiến; nhưng cái khí lạnh
mùa đông của núi rừng biên giới vẫn như thấm vào da thịt những em bé dân tộc
co ro trong những quần áo không đủ ấm, lại tồi tàn, vá víu. Có em gái vừa
viết bài vừa run rẩy đến tội nghiệp... Trong khi hắn dán mắt vào vi-zơ, máy
quay đã chộp được không ít những giọt lệ không cầm nổi của nhiều người trong
đoàn...Một kẻ gần nửa đời người làm phim làm báo như hắnđã quá quen thuộc,
thậm chí chai sạn với những hội nghị lớn nhỏ, những diễn văn khai mạc, khánh
thành cùng các nghi-lễ, khánh-tiết,lúc đó hắn cũng phải rời vi-zơ để thấm nước
mắt... Hắn chợt nảy ý nghĩ: sau khi xót xa cho cảnh ngộ đáng thương của các em
nhỏ, mọi người trong đoàn đã tự nói gì với mình? Ngôi trường thật khang
trang, đẹp đẽ như trong mơ, bây giờ các em đã có rồi... Nhưng, còn biết bao
nhu cầu khác của học hành, của đời sống...Và còn biết bao nơi xa xôi gian khổ
khác cũng đang cần có một ngôi trường cho ra trường để thay thế cho các lớp
học vách nứa mái tranh đang chực xổ tung ra giữa cơn gió ào ạt tựa dao cắt
giữa mùa đông!... Phải chăng, với những giọt lệ chân thực kia,họ đã buộc phải
tự hỏi lòng mình như thế?
Trong ba lô của hắn có các con số
tài trợ cho chương trình giảm nghèo của ngân hàng này được thống kê khá chính
xác và chi tiết; số tiền tài trợ quả là rất lớn (Không kể ở nước ngoài, hàng
trăm triệu đồng tới hàng chục tỷ đồng cho mỗi huyện trong 10 huyện nghèo toàn
quốc mà ngân hàng này nhận tài trợ), nhưng xét cho cùng, cũng chẳng thấm tháp
gì so với những nhu cầu cấp bách của sự nghiệp Giảm nghèo!Và chúng sẽ là
những con số chết chỉ dùng để báo cáo thành tích, để phô trương danh hiệu -
nếu như… Nhưng, theo thói quen nghề nghiệp, hắn bắt đầu tranh thủ phác thảo
những lời bình bộ phim tương lai để làm sao lọt tai người đã chi tiền thuê
hắn: Khi có thêm một ngôi nhà tạm được xóa, thêm một lớp học kiên cố, thêm
một cây cầu dân sinh được bắc qua suối, thêm một chiếc cặp phao cứu sinh, thêm
một suất quà Tết... nghĩa là có thêm những nụ cười ấm áp, thêm những niềm vui
trong trẻo, bớt đi những mảnh đời cơ nhỡ bất hạnh... - hơn thế, khát vọng
chia sẻ và đồng cảm đối với cộng đồng xã hội sẽ được nhân lên không ngừng;
cho tới khi thái độ sống ích kỷ, sự dửng dưng lạnh nhạt trước nỗi khổ đau của
người khác sẽ không còn có đất để tồn tại giữa một không gian nhân quần mà
lòng nhân ái được coi là lẽ sống đẹp đẽ nhất... Hắn bỗng nhớ đến bộ phim tâm
lý xã hội Mỹ "Đáp đền tiếp nối": một chú bé ở một thành phố nọ sau
khi hành động giúp đỡ bạn thành công, đã có sáng kiến phát động một phong
trào: mỗi người cần giúp đỡ một người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn, coi đó
là một sự đáp đền ân nghĩa cho cuộc đời rộng lớn, và cần nối tiếp sự giúp đỡ
cứu trợ đó từ người này sang người kia... Nhưng các bậc phụ huynh và những
quan chức thành phố không thèm để ý tới cái chuyện mà họ cho là lặt vặt, thậm
chí là vô nghĩa ấy! Chỉ tới khi, cậu bé hy sinh tính mạng mình để cứu sống
người bạn cùng lớp, thì sự xả thân của em đã tạo nên một chấn động tình cảm
mạnh trong toàn thành phố, và phong trào do cậu bé khởi xướng được tiếp tục,
trở thành một truyền thống đẹp của địa phương: phong trào "Đáp đền tiếp
nối"...
Đang lan man cảm nghĩ, hắn sực nhớ
ra: trong tất cả những cảnh quay quan trọng vừa rồi không có ông Tổng ngân
hàng X. Ông đi đâu vậy? Hắn vừa tự hỏi xong, ông liền xuất hiện như có bùa chú.
Ông đã kịp thay bộ quần áo nhớp nháp mồ hôi sau chặng đường phong ba bão
táp,thử thách chút lòng dũng cảm của ông còn sót lại từ thời đạn bom ở nước
bạn. Và ông cần lấy lại phong độ vương giả, đầu tiên bằng quần áo, trước hàng
lô ống kính máy ảnh máy quay của các loại phóng viên trung ương, địa phương.
Ông có thể bợp tai một Bộ trưởng ( nếu dân vỉa hè có thể đáng tin được
chút nào), nhưng ông biết hạ cố lấy lòng một anh nhà báo quèn tỉnh lẻ một khi
anh ta biết chộp được thời cơ may mắn ghi lại những giây phút xuất thần của
ông bộc lộ trước công chúng như một người Yêu nước, Thương dân thực sự (theo
một Fb, cũng là của dân vỉa hè). Hắn cũng vô tình được lọt vào sự lựa chọn có
tính chất quý tộc đó của vị thủ lãnh ngân hàng, bởi việc đầu tiên khi ông ta
xuất hiện tại đây, là đến bắt tay hắn thật chặt, và lắc mãi, khiến hắn có đến
mấy giây lâng lâng tự hào và mủi lòng: “Cám ơn nhà báo nhà làm phim đã quay
được cảnh xe lên dốc nguy hiểm! Đời tôi hiếm thấy!”Rồi, ma xui quỷ khiến, hắn
bất giác đáp lại một cách chẳng biết là tinh khôn hay dại dột: “Vâng, cám ơn
anh! Nhưng theo tôi, cảnh đáng giá hơn nhiều là các đồng nghiệp của anh lúc
nãy chảy nước mắt trước các em nhỏ dân tộc đang bị rét... Giá mà có anh…” Một
thoáng nhíu mày. Một vệt mây đen lướt qua cái nhìn sắc như dao cạo. Như muốn
ném ra một lời đánh giá tàn nhẫn: Nhảm nhí! Vớ vẩn! Ông quay ngoắt đi, vẫy
tay ra hiệu. Các nhân viên của ông lễ mê khuân ra các túi quà. Ông tự tay
phân phát quà cho các em nhỏ, từ tay các nhân viên khúm núm bưng tới trước
ông, ông làm điều đó một cách kiên nhẫn, chậm chạp, với nụ cười nhân hậu của
một người cha, người ông, dưới sự chứng kiến của các ống kính và mọi người có
mặt mà ông tin chắc là không có gì được bỏ sót. Sau cùng, ông đứng giữa các
em nhỏ xếp hàng để chụp ảnh tập thể. Nghĩ thế nào, ông bế xốc một bé gái mặc
váy cóm Thái rách rưới lên để chụp ảnh, pô chót đó, ông đề nghị chụp lại mấy
lần. Bức hình này chắc chắn sẽ được in vào tập san của Ngân hàng X dịp tết Âm
lịch tới, và làm tư liệu lịch sử quý giá của hoạt động Ngân hàng X trải qua
những giai đoạn cách mạng gian khó của ngành tài chính- ngân hàng…
Lúc vào nhà vệ sinh của trường còn
mới cóng sực vùi vôi, tôi chợt nhìn thấy ông đang rửa tay rất kỹ bằng xà
phòng Lux do trợ lý mang theo, vẻ mặt chăm chú và có vẻ ghê tởm điều gì đó…
Lúc ông quay ra, ông đã thay bộ quần áo khác, chắc để thoát khỏi hẳn sự lấn
cấn lo nghĩ về độ an toàn vệ sinh sau khi buộc phải bế em bé bẩn thỉu cho
chương trình chụp ảnh. Ông lầm lì bước ra xe cùng bầu đoàn của ông, với gương
mặt của một vĩ nhân đang tiếp tục lo đến những việc trọng đại của quốc gia,
quốc tế đang chờ đợi ông, chẳng hơi đâu đếm xỉa đến sự ngưỡng mộ sùng kính
của thầy cô giáo, nhân viên trường và các em học trò nhếch nhác lạnh cóng
đang xếp hai hàng tiễn ông…
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét