LINH KHUYỂN
CŨNG KHÓC
Lương Hiểu Thanh
Vũ Công Hoan dịch
Mùa
đông năm 1972, sáu thanh niên trí thức đại đội chúng tôi canh giữ một bốt gác bên
sông Usuli.
Cứ
cách nửa tháng đại đội lại đưa bột mì và rau xanh cho chúng tôi một lần. Mùa
đông ở vùng hoang vu mênh mông phía bắc chỉ được ăn ba thứ lặp đi lặp lại cải
trắng, lú bú và khoai tây, rất hiếm được ăn thịt. Chúng tôi bắt đầu bẫy thỏ rừng.
Thỏ
rừng sập bẫy bị chó tha mất. Dấu vết để lại trên đồng tuyết rõ mồn một cho
chúng tôi biết con chó đã chạy qua mặt sông. Sau con đê đất là một xóm bản, có
thể nhìn rõ mái nhà với các dạng các kiểu. Vùng này mặt sông không rộng. Sáng sớm
thậm chí có thể nghe được tiếng gà gáy của xóm bản.Khỏi cần nghi ngờ, con chó
trộm cắp chắc hẳn là của dân Liên Xô.
Một
buổi chiều tối, chúng tôi nghe thấy tiếng chó sủa, lần theo tiếng chó sủa chúng
tôi chạy vào một bụi rậm. Một con chó đã mắc bẫy chúng tôi cài. Con chó lưng
dài, chân dài, tai rủ, lông hạt dẻ màu sẫm, bóng mượt, mặt chó linh tú rất đáng
yêu, là con chó săn Liên xô thuần chủng xinh đẹp. Chiếc thòng lọng dây thép
thít chặt háng sau nó. Sau một hồi dẫy dụa quyết liệt,chiếc thòng lọng xiết chặt
hơn, hằn sâu vào da thịt. Trong ánh mắt đau đớn của nó toát lên nỗi bi ai và
tuyệt vọng. Nó sợ hãi nhìn chúng tôi.Nó cứ há mồm nhe răng rên nhè nhẹ.Nó đang
đau đớn cực độ, chẳng mấy chốc nó nằm co ro bất động trong hố tuyết.
Một
anh bạn đá nó một phát, hậm hực nói:
-
Bọn mình về thôi, cứ mặc xác nó ở đây chịu tội. Nó không bị thít chết,thì cũng
chết cóng, hoặc đêm đến bị sói ăn thịt.
Anh
bạn khác phản đối:
-
Để sói ăn thịt không khỏi đáng tiếc. Đem nó về bốt làm thịt đủ cánh ta ăn vài hôm.
Anh bạn thứ ba tán thành ngay:
-
Đúng. Mình lấy bộ da, gửi về Thượng Hải để bố làm đệm vai áo da. Đệm vai bằng
da chó săn Liên Xô thuần chủng.
Nhà văn Vũ Công Hoan
Trời
đã tối con chó ở ngoài bốt, có lẽ sắp bị thít chết, có lẽ sắp chết cóng. Có lẽ
nó dự cảm không thể thoát thân đã kêu một tiếng ai oán, hình như để chờ đợi cái
chết.
Nước
đã sôi, dao đã mài, anh bạn dơ ngón tay thử lưỡi dao có vẻ hài lòng.
Đột
nhiên chúng tôi nghe bờ sông bên kia có tiếng người gọi. Đầu tiên là tiếng gọi
khẳn đặc của một ông già, sau đó là tiếng gọi khẩn thiết của một bà cụ:
-
“Nacha...”
Trong
đêm yên tĩnh đen ngòm, tiếng gọi bên kia sông vọng sang nghe vô cùng tha thiết.
Chúng tôi hỏi tiểu đội trưởng từng được học tiếng Nga ở lớp bồi dưỡng của trung
đòan bộ họ gọi gì thế? Anh trả lời:
-
Na
cha là tên con gái Liên Xô. Họ đang gọi con.
-
Họ gọi
con có liên quan gì với mình đâu.
Anh bạn mài dao lắc đầu với tôi. Tôi đi ra
ngoài, đang định lôi con chó nửa sống nửa chết vào bốt, thì con chó đột nhiên sủa
ăng ẳng. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một con chó kêu ai oán như thế.Nó y hệt tiếng
kêu trả lời của một con người đang lâm vào cảnh tuyệt vọng.
Tiếng
gọi của ông bà già Liên Xô mỗi lúc một gần. Rõ ràng hai ông bà gọi theo tiếng
chó sủa, dọc theo bờ đê bên kia sông, cả hai người vừa tiếp tục gọi vừa chạy đến
Giữa chúng tôi và hai ông bà chỉ cách con sông Usuli, tiếng người gọi và tiếng
đáp lại của con chó đã rung động bầu trời đêm to rộng gấp hàng mấy lần,mười mấy
lần, mấy chục lần mặt sông đóng băng. Mấy anh em chúng tôi đều đứng lặng người
nghe không nhúc nhích.
Một
đêm tối cực kỳ giá lạnh. Tiếng người gọi và tiếng đáp lại của con chó với một sức
mạnh xuyên thấu màn đêm tối om bao phủ mặt sông băng giá, thậm chí tất cả cảnh vật trong tự nhiên, đã làm rung động
trái tim chúng tôi. Tuy không nhìn thấy
hai ông bà già Liên Xô đứng trên đê trước mặt. Nhưng chúng tôi tin chắc hai ông
bà đang gọi con chó này.
Anh
bạn cầm con dao vứt mạnh xuống đất, đi vào giường mình, ngả lưng nằm xuống.
-
Mình
tuyên bố mình không cần bộ lông chó...
Anh bạn đến từ đại
Thượng Hải lẩm bẩm nói một mình.
Tiểu
đội trưởng rút dao, nhìn con chó.Một khi bị lôi vào bót gác, nó không sủa nữa.
Nó cũng nhìn tiểu đội trưởng, khóe mắt rưng rưng, phải, nó khóc trong im lặng.
Lần đầu tiên trong đời, chính mắt tôi nhìn thấy con chó đang thầm khóc như thế
nào.
Tiểu đội trưởng cúi xuống chặt đứt sợi dây
thép thòng lọng. Con chó từ từ đứng lên. Nó nhìn chúng tôi có vẻ nghi nghi hoặc
hoặc. Ý thức cảnh giác khiến nó không dám rời chỗ. Vết thương nó rất nặng, háng chân sau rụng
lông toạc da, máu và thịt nhày nhụa .
Tiểu
đội trưởng khẽ nói:
-
Hộp
thuốc!
Tôi lập tức xách hộp
thuốc đến.
Tôi
dội đầy thuốc tím lên vết thương của nó, rắc bột tiêu viêm, rồi cẩn thận cuốn mấy
vòng vải xô băng bó vết thương cho nó.
Tiểu
đội trưởng vết trên mảnh giấy mấy dòng tiếng Nga. Viết xong anh đọc cho chúng
tôi nghe: “Chúng tôi không có ý định hại con chó của ông bà. Hy vọng nó sẽ không
bao giờ sang bờ sông bên này”.
Tôi
bỏ ra một phòng bì giấy xi măng, tiểu đội trưởng sai con chó ngậm chặt “bức thư
quốc tế”, đẩy cửa bốt gác. Con chó từ từ đi ra, mất hút trong màn đêm...
Từ đó trở đi thỏ rừng
chúng tôi bẫy được cũng không bao giờ bị mất.
Vũ
Công Hoan dịch ngày 29 tháng
12 năm 2012.
(Theo
Tiểu tiểu thuyết Trung Quốc năm 2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét