VĨNH BIỆT NHÀ THƠ MAI HỒNG NIÊN!
Nhà thơ Mai Hồng Niên
Nhà thơ Mai Hồng Niên chọn bút danh
chính là tên thật, ông sinh năm 1943 tại tại làng Đỉnh Lự, xã Tân Lộc,
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã
xuất bản 15 tập thơ, trong đó có 5 tập in chung. Ngoài thơ, Mai Hồng
Niên còn nhiều tác phẩm bút ký khác.
Nhà thơ Mai Hồng Niên đã mất hồi 05h
sáng 02/1/2019 (tức ngày 27 tháng 11 năm Mậu Tuất) tại Hà Nội, thọ 76
tuổi. Lễ viếng vào hồi 16 đến 17h ngày 03/1/2019 (tức ngày 28 tháng 11
năm Mậu Tuất) tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Trung ương Quân Đội (số 5 Trần
Thánh Tông, Hà Nội). Hỏa táng cùng ngày tại Đài Hóa thân Hoàn vũ, Hà
Nội.
( theo trang vanvn.net)
Xin chia buồn với gia đình nhà thơ!
Cầu chúc cho linh hồn anh siêu thoát miền Cực Lạc!
Chúng tôi đăng lại bài viết về thơ Mai Hồng Niên như một nén nhang vĩnh biệt!
TIẾNG
CƯỜI CHÂM BIẾM TRONG THƠ MAI HỒNG NIÊN
Vũ Nho
Viết nhân dịp
mình sáu mươi tuổi, nhà thơ Mai Hồng Niên tự bạch pha chút tự trào:
Anh
vừa lên lão sáu mươi
Cứ
xênh xang với nụ cười trời cho
Anh vừa
lên lão
Bạn
đọc phần lớn hiểu cái “nụ cười trời cho” ấy là nụ cười vui vẻ, trẻ trung, lạc
quan của nhà thơ. Coi như anh anh người sung sướng nhất trong giới thơ phú vì
tính lãng tử, không bị ràng buộc lợi
danh. Nhưng ngẫm kĩ ra khi đọc thơ anh, chúng ta sẽ bắt gặp một nụ cười khác.
Đó không phải là cười vui vẻ, tuế tóa, mà là tiếng cười buồn, cười ra nước mắt
trước sự đời nhiều nỗi trái ngang, nhố nhăng, kệch cỡm “ ngổn ngang bao thứ sang hèn lại
qua”. Chắc là khi cất tiếng hỏi trong thơ:
Tú
Xương lặn lội phương nào?
Đi qua mấy phố Hà Thành
nhà
thơ không nghĩ rằng chính ông Tú thành Nam với tiếng cười mỉa mai, châm
biếm thuở nào đã nhập vào anh, đã làm nên một vỉa thơ khác trong mạch thơ trữ
tình của nhà thơ.
Thơ
trào phúng, châm biếm của Mai Hồng Niên chứng tỏ với bạn đọc rằng không
phải mọi nhà thơ bây giờ đều véo von ca hát, hoặc tự chui vào cái tôi cá nhân
nhỏ hẹp, khoác bộ cánh sặc sỡ “hiện đại”, “hậu hiện đại”. Nhà thơ vẫn luôn bám
sát thời cuộc, bám sát thời sự xã hội và không bỏ qua cho những sự “nhố nhăng”
ta thường đọc thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh mạch thơ trữ tình về quê hương, đất nước,
tình yêu, tình đồng đội, đồng bào, nhà thơ còn dành không ít tâm huyết cho thơ
thế sự mà anh gọi với cái tên dân dã : nhân thế tình tang. Ta có thể thấy
những chuyện chỉ có ở thời kinh tế thị trường:
Chợ người – Hà Nội; Lấy chồng
ngoại quốc; Tiễn vợ đi lấy chồng; Bố đi lấy vợ; Bệnh viện chó mèo; Con có cha
và không cha, … Ta có thể bắt gặp nhiều chuyện thời sự trong thơ anh. Từ
chuyện ông Tổng Cóc lấy vợ ( Chuyện tình ông
Tổng Cóc”) đến chuyện “Các quan xã Vinh
Quang, Tiên Lãng và”. Từ chuyện “Trùm”
Kiên đá bóng ngân hàng” đến chuyện “ Vinalines
- Ụ nổi- người chìm”. Từ chuyện “Thị
Hến đời nay” đến chuyện một bà nghị
bị xóa tên miễn nhiệm, chuyện “Đồng đội kéo nhau ra tòa”…Ngòi bút Mai
Hồng Niên nhiều khi ghi rõ họ tên đối
tượng. Anh không khoan nhượng trước những thói tật xấu xa hay tội lỗi mà họ đã gây ra cho
nhân dân, cho đất nước. Cũng không ít lần, nhà thơ không chỉ trán, vạch tên, nhưng người đọc vẫn biết đó là ai.
Chẳng hạn với bài thơ “ Món quà tặng Sếp” :
Mang
vợ đi để làm quà
Mất
Phúc được Lộc lấy đà thăng quan
Chuyện
đời bao nỗi trái ngang
Đọc
bài thơ, không thể không liên tưởng đến truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, hay những
câu thơ châm biếm xuất hiện cùng
thời Tú Xương với niềm chua chát: “ Con nên danh giá, cha mòn trán/ Em được vẻ
vang, chị nát trôn”.
Hoặc một ông quan tỉnh nọ :
Về
hưu ông vẫn chơi ngang
Đẻ
ra con thiếp, con chàng, con ai
Thuyền quyên ứ hự
chưa già
Viết
về sự xuống cấp của đạo đức xã hội, nhà thơ không bỏ qua sự nhốn nháo, mua quan
bán chức khiến cho “ từ thằng lại hóa nên
ông có quyền”, tất cả chỉ vì một chữ “tiền” :
Vì
tiền- từ trắng bôi đen cổng làng
Nên
chuyện mua chức bán quan
Thông
thương như những quán hàng rượu bia
Chuyện đời
vẫn thế- Ngọc Hoàng
Chuyện mua
chức đã thành “chuyện ngày thường ở huyện”. Báo chí đã nói nhiều. Nhà thơ cũng
góp tiếng nói phê phán của mình, không ít lần nhắc đến chuyện đó như dẫn chứng
vừa nêu, Và đây nữa:
“Trong
tay sẵn có đồng tiền”
Chuyện
mua chức với bán quyền dễ không
“Mua vui” cùng hội-
khác thuyền
Chức
quyền mua bán trao tay
Nên
chi mọi thứ đặt bày cho vui
Cứ trốn đi Dũng ơi
Vì
“mua bán” thế cho nên trong bộ máy công quyền, bên cạnh những cán bộ liêm
khiết, trung thành, là “công bộc”, đầy tớ nhân dân, một “bộ phận không nhỏ”
các cán bộ thoái hóa, biến chất trở
thành các “ông quan” mới. Các vị quan ấy chém gió, tiệc tùng, khai trương dự
án, công trình, oai thật đấy, song thực chất thì ai cũng biết:
Làm
quan nhưng chửa thành người
Kiến
thức dởm, văn hóa ruồi mà nên
Các quan xã Vinh
Quang, Tiên Lãng và…
Những
chuyện chạy dự án, lấy đất của dân xây sân gôn, vẽ ra những dự án ma để bòn rút
của cải của nhà nước được nhà thơ trình bày với sự chua xót, mỉa mai:
Những
dự án khởi công thành ao cá, trại gà
Đất
cấy cày bỏ hoang, người dân nghèo thiếu ruộng
Khát
vọng tập đoàn đi trong tưởng tượng
Giữa thời thế
con người tràn mây khói hư vô
Đồng
đội kéo nhau ra tòa
Vì sao những “con sâu” ấy vẫn nảy nở, vẫn phát triển
ngày càng nhiều trong khi Đảng, nhà nước đều hô hào chống tham nhũng, coi tham
nhũng như quốc nạn, như giặc “nội xâm” nguy hiểm? Nhà thơ đã góp phần lí giải,
tuy rằng chưa phải là tất cả nguyên nhân :
Hết biếu tiền
đến tặng tình
Nên chi mọi
sự bất bình đều qua
“Mua
vui” cùng hội – khác thuyền
Mai
Hồng Niên ngay cả khi nhớ về người nghệ sĩ tài danh vẫn không quên cảnh đời
nhộn nhạo bây giờ:
Nghị
Hách làm chủ tịch phường
Sai
anh dân phố ra đường giữ xe
Nhớ Trọng Khôi-
Nghệ sĩ
Với
các “quan” đời mới, nhà thơ không chỉ khinh bỉ vì chuyện “từ thằng nên ông”,
khinh bỉ tư cách “chửa thành người”, khinh bỉ sự luồn lọt “biếu, tặng”,…mà còn
lớn tiếng nhắc nhở, răn đe:
Đừng
ngạo mạn, chớ hung hăng
Với
nhân dân một lũ thằng cả thôi
Cứ trốn đi Dũng ơi!
Về
tinh thần dám nói, dám mắng thẳng vào
mặt các quan chức, có lẽ chỉ có một nhà thơ khác là có thể sánh cùng với Mai
Hồng Niên, đó là nhà thơ Phạm Đông Hưng. ( Xem Phạm Đông Hưng : Tiếng thời gian, nhà xuất bản Lao Động,
2012; Tiếng tự tâm, nhà xuất bản Lao Động, 2013).
Dưới góc nhìn châm biếm, trào lộng của nhà thơ Mai
Hồng Niên, hình như có rất nhiều khu vực của đời sống đều có những khiếm
khuyết, những trớ trêu, những tiêu cực. Phải chăng với kinh nghiệm và sự sắc
sảo của một người làm báo lâu năm, nhà thơ “soi” các chuyện đó dễ dàng? Hoặc
các thói tật đó nổi cộm, ai chẳng thấy, có điều có dám nói ra hay không? Ngành
giáo dục thì:
Trường
Đại học cứ lai rai
Mọc
nhiều hơn nấm phố ngoài tỉnh trong
Nghề giáo và chạy
xô
Học
hành tính giá thấp cao
Có
tiền mang đến cửa nào cũng xong
Con có cha và không
cha
Ngành
giao thông và giáo dục có quá nhiều thứ “phí” không hợp lí :
Cái
thời giáo dục giao thông
Phí
trùm lên phí đục trong lẫn ngoài
“Mua vui” cùng hội- khác
thuyền
Ngành
văn hóa có thành tích:
Nhà
bảo tàng để nuôi voi
Nấu
dăm bát xáo ăn thời mộng mơ
Như là bâng quơ
Đạo
đức xã hội đáng báo động :
Bây giờ lễ giáo có còn gì đâu
Vợ
chồng cãi vã đánh nhau
Cưới
xin năm trước năm sau ra tòa
Con có cha
và không cha
Và
câu chuyện có thật nhưng cứ như chuyện đùa là chuyện khai trương “siêu thị” chó mèo; hội
thi tuyển chó giống; bệnh viện chó mèo và…Ở đây là tiếng cười phê phán thói
đài các, sang trọng, xa hoa lãng phí,…nhưng cũng còn là tiếng cười ra nước mắt
khi liên hệ lũ “chó ông”, “chó bà” với người dân nghèo dầm dãi nắng sương:
Vào
viện chó- nghĩ thương người
Phận
nghèo chẳng dám đến nơi chó nằm
Bệnh viện chó mèo
và…
Phơi
bày những mặt ngang trái, châm biếm, đả kích những thói tật đó không phải là
cái nhìn bi quan, tiêu cực đối với xã hội. Đó là một cái nhìn thẳng vào sự
thật, một thái độ dũng cảm. Trong thơ của Mai Hồng Niên không ít những người
tốt, những tâm hồn lành mạnh, những cán bộ cần mẫn, thương dân. Thiết nghĩ, dám
phê phán đồng tiền mua quan bán chức, dám đả kích các viên “quan” mới, chỉ ra
những thói tật của xã hội, của các
ngành, của những người cụ thể từng được nêu tên trên báo giấy, báo mạng, báo
hình,… chính là góp phần làm lành mạnh xã hội. Đó là một tấm lòng, một thái độ
công dân đáng biểu dương và khuyến khích.
Nhờ có tiếng cười châm biếm mà thơ của
Mai Hồng Niên thêm đa giọng điệu, giàu
nội dung hiện thực, giàu hơi thở của đời sống, được bạn đọc ủng hộ, được xã hội
đồng tình. Không phải ngẫu nhiên mà thơ của tác giả có thể in với số lượng lớn.
Tập thơ “Đây đó hồ Gươm”, theo Nguyễn Văn Chương, “ nhà
xuất bản Hội Nhà văn in năm 2009, 2010, 2011 với số lượng in 3.500 cuốn, chỉ
trong một thời gian ngắn đã bán hết”. Và theo người bạn của nhà thơ Phan
Thị Thanh Nhàn thì thơ Mai Hồng Niên bán chạy
như thơ của một bậc tiền nhân : “Một
hôm, mình gặp bạn gái không trong giới văn chương, bạn hồ hởi:"Mày đọc thơ
Mai Hồng Niên chưa? Ông mới ra một tập, bán chạy như LỠ BƯỚC SANG NGANG của
Nguyễn Bính ngày xưa ấy. Phải nói là ở các chợ, bà nào cũng mua một tập nhá!"
( Bài “Nhà thơ Mai Hồng Niên” trên FB của Phan Thị Thanh Nhàn).
Thơ Mai Hồng Niên có bạn đọc, có nhiều
bạn đọc. Thơ đó được chuyền tay, được lan truyền tự nhiên. Đó không phải vì kĩ
thuật ngôn từ, cũng không phải vì địa vị xã hội của người viết. Điều cơ bản là
nhà thơ cùng vui buồn với người dân, lo lắng, băn khoăn, phấp phỏng và phẫn nộ
cùng với họ. Tiếng cười châm biếm của anh
phản ánh tiếng nói và tình cảm của
những người lao động. Tiếng cười ấy sẽ còn lan truyền mãi mãi, ghi dấu ấn thời
kinh tế thị trường có nhiều mặt được
nhưng cũng không ít điều chưa được. Đó cũng là một giá trị riêng trong giá trị chung của thơ anh.
Hà Nội, 21/10/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét