Tác giả Huyền Thanh Thanh
NỖI NIỀM CỦA MỘT TẤM LÒNG KHÁT YÊU
Đọc “Trung khúc” tập thơ của Huyền Thanh
Thanh, Nxb Hội Nhà Văn, 2019
Vũ Nho
Không rõ tác giả Huyền Thanh
Thanh say mê “Truyện Kiều” đến mức nào mà chọn hai từ “Trung khúc” để đặt tên
cho tập thơ mới của mình. Không phải đơn
giản “Trung khúc” là khúc giữa, hay khúc miền Trung như một số người lầm tưởng. Trung khúc ở đây là từ
trong câu Kiều số 423: “Đủ điều trung
khúc ân cần/ Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng”. Đó là khi lần đầu tiên,
Thúy Kiều sang phòng Kim Trọng, rồi sau khi đề thơ lên bức tranh Tùng chàng vẽ, hai người bị tiếng sét ái tình ở buổi thanh minh có dịp
trò chuyện và tất nhiên có uống rượu ngà
ngà say. Mà cái say là say tình nhiều hơn say rượu, hoặc là cả hai. “Trung khúc”
được học giả Đào Duy Anh chú giải : Điều
quanh co kín đáo ở trong lòng. Trung khúc chính là nỗi niềm sâu kín trong lòng
của một người phụ nữ trẻ đang yêu, yêu mạnh
mẽ như là một sự khát khao cuồng nhiệt.
Tập thơ gồm 44 khúc nhạc lòng, khúc
thơ, khúc tâm trạng của tác giả, cùng với
8 bài thơ viết khi 16, 17 tuổi, 2 bài thơ dịch và 3 bản nhạc. Những bài thơ viết
và dịch, những bản nhạc phổ thơ Huyền Thanh Thanh như là những phụ bản, những
phụ lục để người đọc có thể cảm, hiểu 44 khúc hay 44 “trung khúc” với một khát khao sâu thẳm, khát vọng duy nhất “Khát vọng về một Tình Yêu thiêng liêng và bất
diệt”.
Với tinh thần như thế, tất nhiên
“Trung khúc” sẽ là những khúc nhạc lòng vừa quen vừa lạ
trong cõi yêu, cõi tình. Quen bởi khi yêu, người ta Khát, Đắm đuối, Nhớ, Thương, Giận, đôi khi Diễn, rồi Một mình, Cô đơn, Uống rượu, Say, Lang
thang, Mỏi mệt (Tên các bài thơ). Lạ vì cái cách yêu, cách thể hiện tình yêu
chẳng giống ai. Đúng như tác giả tỉnh táo tự bộc bạch “Những xúc cảm được vẽ ra trong những con chữ theo một cách riêng nào đó
mãnh liệt, hoang dã, bụi bặm, nguyên sơ, không chải chuốt, không tô điểm, đôi
khi là sự mờ ảo, đôi khi trần trụi”.
Không ít lần người đọc bắt gặp sự “Khát”, trong “Khát”, “Thảng bảy khát”, với những “khát yêu” (tr.11), “Nỗi
nhớ khát hồn chết một
mùa thu” (15), “Giọt nước nào ngăn nổi khát khao?” (17),
“khát
ban mai” (33), “khát mãi giọt đông
rơi” (74), “say ơi! khát, khát mãi”
(77), “Trong giấc mơ khát khao con chữ”
(82).