Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, văn học nghệ thuật không phải là thứ công cụ dùng để hát bài ‘ca tụng’. Bởi vậy, không có tác phẩm nào của ông ca ngợi cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, hầu như tất cả đều phơi bày “mặt tối” của thực tế xã hội.
Mạc Ngôn là một nhà văn người Trung Quốc rất nổi tiếng, vốn xuất thân từ nông dân. Ông được thế giới biết đến qua tác phẩm “Cao lương đỏ” đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim. Sau đó, bộ phim đạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. Năm 2012, ông nhận giải Nobel Văn học danh giá.
Ở Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng 10 năm, độc giả Việt “săn lùng” Mạc Ngôn, sưu tầm Mạc Ngôn với những cuốn sách gây ám ảnh như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ”, “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ”… Ở Mạc Ngôn, người đọc nhìn thấy dũng khí của một cây viết vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa.
Vào tháng 7 năm nay, hội Nhà văn Trung Quốc, tờ báo Đảng “Quang Minh nhật báo” và các tổ chức có thẩm quyền chính thức khác cùng với các phương tiện truyền thông trung ương đã chính thức loại nhà văn Mạc Ngôn ra khỏi danh sách “Các nhà văn Trung Quốc danh tiếng của 100 năm” vì không mang theo “gien đỏ” cách mạng, lại còn có xu hướng “bám gót nước ngoài”.
Truyền thông Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng lúc đã đăng các bài quan trọng, nhấn mạnh rằng văn học và nghệ thuật phải phục vụ ĐCSTQ. Nhấn mạnh rằng, phàm là những tác phẩm bôi đen chống phá Trung Quốc đều thiếu “gien đỏ” phải bị vứt bỏ.
Các tác phẩm của Mạc Ngôn đã phần lớn phơi bày mặt tối của xã hội Trung Quốc. Ông từng nói: “Nói sự thật là phẩm chất đáng quý của một nhà văn. Nếu nhà văn không dám nói thật thì nhà văn ắt phải nói dối, như vậy anh ta vô nghĩa đối với xã hội, đối với nhân dân…”
“Tôi nghĩ văn học, nghệ thuật không bao giờ là công cụ để tụng ca, văn học, nghệ thuật phải vạch trần bóng tối, phải vạch trần sự bất công xã hội, bao gồm cả việc vạch những u tối trong tâm hồn con người”. Bởi vậy, khẩu hiệu sáng tác của Mạc Ngôn dành cho bản thân là: “Tả nhân tính, nói lời thật”.
Dưới đây là 3 câu chuyện ngắn mà ông đã kể lại, rốt cuộc đó là “tả thực” hay “bám gót nước ngoài”, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận.