Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ SÁCH NÀY

 


TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ SÁCH NÀY

Trần Quốc Toàn

 

   1.Tôi học được từ “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” (NXB Văn Học 2022) của tác giả PGS.TS Trần Thị Trâm thật nhiều. 

    Văn học dân gian đương đại ở sách này truyền niềm vui sống cho dân gian chúng tôi, như nó đã từng làm, trăm năm, nghìn năm trước. Vui sống với cả trời xanh trên đầu mình: Bắc thang lên hỏi ông trời / con muốn cưa gái ông thời dạy sao?/ Ông trời quay mặt lại gào / Tao còn đang học, làm sao dạy mày”(tr.255). Hóa ra, trời già còn rất trẻ, còn đang tuổi yêu! Và có phải vì mải yêu mà ông cũng có phần tốn kém như những tình si trần thế, cũng lúng túng chuyện tiền bạc khi “viêm màng túi”: Bắc thang lên hỏi trời cao / Rằng nợ tín dụng làm sao mà đòi / Trời rằng ngu quá thằng này / Tao còn mất trắng, ngữ mày đòi sao! 

    Vẫn bàn chuyện yêu đương đại, văn học dân gian, lại còn biết vui phê phán! Phê những tình si quá đà, ăn theo, ăn vụng miếng ngon của bà hàng xóm: Chồng em áo rách em thương / chồng người áo gấm… gấm…em thường tới lui. (tr.259). Phê bằng cót két chân giường cười, cười thôi chứ không nói, mà ai nghe cũng hiểu, nó nói điều gì: “Cái giường mà biết nói năng/ Thì… ông hàng hàng xóm, hằm răng chẳng còn”.

  1. Văn học dân gian đương đại ở sách này đúc kết kinh nghiệm sống: "Ăn Cấm Chỉ, nghỉ Gia Lâm, châm Thanh Nhàn, tàn Văn Điển"! Nếu không theo quy trình dân gian thuận thiên và thuận chúng sinh như thế, mà chen hàng sống gấp, sống vội, sống thả phanh, cứ "Ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại" thì rồi "an toàn là bạn, tai nạn là... vào hòm"! [Tr.228]

    Trong sách này, những kinh nhiệm sống được văn học dân gian đương đại nâng thành triến lí nhân sinh sắc sảo, quyết đoán: “Ghế thì ít, đít thì nhiều / Cho nên đấu đá là điều tất nhiên! Và cái sự “tất nhiên” cho tất cả chúng ta sẽ là: “Thượng tầng bạc trắng như vôi / Hạ tầng còn lại một vòi nước trong / Nội hàm chiếc có chiếc không / Ngoại diên còn mấy sợi lông bơ phờ / Vận động châm rãi sên bò / Phát triển theo hướng…bàn thơ tổ tiên (tr. 304). Theo triết lí về nguồn ấy, đời ai có dài tới tuổi “…một trăm cưa gái vẫn tài như xưa” thì rồi cũng tới lúc “Trăm hai, ngơi nghỉ trong nhà / Rồi lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân” (tr.298). Bài lục bát ngắn chẳng tầy gang của các tác giả dân gian vẫn đủ chỗ để trí tuệ bác học giăng hàng những khái niệm cao siêu, nào là hạ tầng, thượng tầng, nội hàm, ngoại diên, nào là vận động và phát triển…Nhưng tất cả, tất cả chịu thua một khỏa thân ăn được, thơm tho, mềm mãi, mỡ màng… của người bình dân!

   3.Đọc sách này mới ngộ ra, ở thời văn minh nghe nhìn với bao nhiệu tiện nghi giao thông (tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa…) và tiện nghi truyền thông (báo nói, báo hình, báo treo tường chữ to, báo thả tờ rơi chữ nhỏ…) vậy mà con người hiện đại Việt Nam vẫn tìm ra những môi trường diễn xứơng tuyệt hảo để văn học dân gian sinh nở và trường tồn. Tác giả sách này từng kể với người viết bài:

     “Năm 2011, kỷ niệm 60 năm thành lập khoa văn, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, để tri ân thầy cô giáo, anh Nguyễn Xuân Hiên một doanh nhân thành đạt khóa 23 nhờ tôi thay mặt các bạn đưa các thầy cô đi du lịch Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu… Trên xe du lịch, tôi đắn đo mãi rồi mạnh dạn xin phép thầy cô, tổ chức một trò chơi chữ. 

    Hôm ấy đã là 16/11, gần tới ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi khai cuộc: “Trống trường đã điểm ban mai/ đánh lên mấy tiếng đã dài lại to/ Có cô giáo dạy hoc trò/ Tay cầm viên phấn đã to lại dài/ dạy xong cô lại chấm bài/ với một cái bút đã dài lại to…Tôi dừng lại, lễ phép mời G.S NGND Nguyễn Đình Chú nối vần. Thầy Chú bị “bỏ bom” luống cuống chỉ thầy Nguyên Văn Long, thầy Long dõng dạc: Đêm nằm cô ngáy o o / vớ được một cái đã to lại dài…cứ thế cuộc vui bất tận, giúp quên đường còn xa, quên tuổi đã già. Và thật bất ngờ, cuộc vui khiến G.S NGND Nguyễn Đình Chú trẻ lại. Thầy đưa tay như một học sinh ngoan xin phép phát biều. Thầy thêm một câu vào sáng tác tập thể kia: “Cô Trâm mới thật là tài / Ra đề gợi mở đã dài lại to…”

  1. Tác giả Trần Thị Trâm còn cho hay, văn học dân gian hiện đại, thì có cách “điền dã” hiện đại. Người sưu tầm không nhất thiết cứ phải băng đồng tới thôn cùng xóm vắng, ghi ghi, chép chép. Ở thể kỉ XXI này, người sưu tập VHDG có thể điền dã bằng 10 ngón tay gõ phim và mở các trang in, tuần san, nguyệt san. PGS.TS Trần Thị Trâm mở hổ sơ lưu trữ của mình, cho người viết bài đọc một trang văn nghệ dân gian trên tuần san “Học trò cười” của báo “Thiến niên tiền phong” những năm đầu thế kỉ mới. “Học trò cười” ra đề: “Hãy đối thoại trực tuyến bằng “ca dao… phay” về học sinh thời nay, bắt đâu từ câu ca dao đã học:  “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”. Và báo nhận được đáp án từ một tập thể một học trò cười, ở Cần Đước – Long An:

 “Chàng nàng mới gặp nhau đã phát sóng cảm thông: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy khác giống biếng, nhưng chung gien lười”. Biếng lười chuyện học thôi, những chuyện khác thì họ cùng nhau chuyên cần hết biết. Chuyên ăn ngoài quán: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Bún riêu góp đũa, chào lòng chung tô”. Chuyên xây giấc nồng trong trường:  Bầu ơi thương lấy bí cùng/Ngủ chung một lớp, ngáy chung một bàn”. Phải “ngủ giường không đủ tranh thủ ngủ bàn” như thế để tan trường, mỗi người vào một phòng chát mà: “Bầu ơi thương lấy bì cùng/Đàn keyboard nối đêm trường online”. Học hành như thế, tới ngày thi phải thương nhau là cái chắc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy là khác số (báo danh) nhưng chung phường cóp pi!” Những học trò bầu bí như thế thì: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/Nếu chưa đội sổ, cũng đã  từng… lưu ban!

    "Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” ngoài phần dẫn luận khá tường tận, còn sưu tầm được những 500 câu thành ngữ, tục ngữ, 500 câu ca dao, 150 truyện cười hiện đại!

Còn những 150.000 văn vị thời trân cho mâm cỗ tinh thần của người ham học!

T.Q.T

20230719_1324095   

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét