NHÀ BÁO LỪA ĐẢO VÀ BẠN ĐỌC CẢ TIN
M. Santycov-Sedrin ( Nga)
Vũ
Nho dịch
Có một tay nhà báo và một anh
bạn đọc – tay nhà báo là kẻ nói láo, chuyên bịp bợm, còn bạn đọc vốn cả tin,
cái gì cũng tin. Từ xửa từ xưa trên đời này vẫn thế: quân lừa đảo cứ việc lừa
đảo, kẻ cả tin cứ việc tin. Ai có phận sự nấy.
Người đọc thì đọc, bụng nghĩ tay nhà báo đã mở mắt cho
mình. “ ở nước ta sách báo tha hồ tự do phát ngôn – đâu cũng nhan nhản tin về
bệnh bạch hầu, hỏa hoạn, mất mùa…”
Càng lúc càng táo tợn. Nhà báo hiểu những lời bịa đặt của
anh ta đã lọt tai bạn đọc nên thêm bạo mồm, bạo miệng “ ở ta an ninh
không được bảo đảm! Hỡi các bạn đọc! – tay nhà báo viết – Chớ đi ra phố kẻo lại
bị tống vào đồn giam đấy!”.
Bạn đọc cả tin ra phố, miệng vẫn lẩm bẩm: “ Ôi chà! Nhà báo
nói đúng làm sao về tình hình thiếu an ninh của nước ta”. Lại gặp một bạn đọc
cả tin khác. Người ấy hỏi : “ Bác đọc báo chưa? Hôm nay nhà báo nói về chuyện
mất an ninh ở ta mới khôi hài làm sao chứ!” – “ Sao lại chưa! – Bạn đọc cả tin
đáp- Phải đấy! Không nên, ở ta tuyệt nhiên chớ nên đi dạo phố loanh quanh, kẻo
lại vào đồn sớm!”.
Ai nấy cứ nức nở khen tự do ngôn luận. “ Chúng ta không
biết ở ta có bệnh bạch hầu – các bạn đọc cả tin đồng thanh ca lên- vậy mà nó
lại ở kia chứ đâu xa!”. Và nhờ lòng tin tưởng ấy, họ thấy thật thanh thản, đến
nỗi giá chính nhà báo đó lại bảo căn bệnh bạch hầu nay đã hết, chắc người ta sẽ
thôi chẳng đọc báo của anh ta nữa.
Vậy là nảy ra một tình hữu ái keo sơn giữa tay nhà báo và
anh bạn đọc. Nhà báo càng nói dối, càng giàu sụ ( quân lừa đảo cũng chỉ cần đến
thế!); còn bạn đọc càng bị lừa, càng cung cúc mang tiền đến đổ vào bị của tay
nhà báo.
“ Đồ khố rách áo ôm! – Đám người ghen tị thốt lên- Vậy mà
nay trông mới vênh vác làm sao kia chứ! Kiếm được cả lũ nịnh bợ xung quanh, là
người phát ngôn của nhân dân đấy! Thật rõ sướng!”.
Các nhà báo khác đã thử dùng sự thật để cản đường tay nhà
báo nọ - may chăng bạn đọc đặt mua dài hạn sẽ tới được cùng sự thật, nhưng
không được. Người đọc không muốn, chỉ nhắc đi nhắc lại:
Sự lừa dối nâng chúng
ta cao lên
Tôi quý
hơn bóng tối của sự thật thấp hèn… (
Trích Người anh hùng, thơ A.X.Puskin).
Việc cứ thế tiến triển được khá lâu, nhưng rồi cũng có
những người tốt bụng thương hại bạn đọc cả tin. Họ gọi tay nhà báo lừa đảo đến
bảo : “Anh là đồ trơ tráo, lật lọng! Xưa nay anh rặt buôn chuyện lừa đảo, còn
bây giờ, hãy buôn sự thật đi!”.
Vâng, nhân tiện xin nói rằng bạn đọc cũng bắt đầu mở mang
đôi chút. Anh ta gửi thư cho tay nhà báo : “ Hôm nay tôi cùng con gái mình đi
dạo ở đại lộ Nhepxki, định bụng ngủ đêm trong đồn cảnh sát ( cháu gái thậm chí
đã mang sẵn bánh mì kẹp giò và bảo: - Ôi, thật là vui vẻ!) thế mà cả hai bố con
bình yên về nhà…Cái chuyện như thế có giống gì với lời đoan chắc của ông về sự
mất an ninh ở xã hội ta không?”.
Và ngày ngày anh ta bắt đầu quấy phiền bạn đọc bằng sự
thật! Làm gì có bệnh bạch hầu, làm gì có những chuyện điên rồ, loạn đả! Không
có chuyện giam vào đồn, không có hỏa hoạn; giả sử kho Cônotov có cháy rụi thì
sau đó hàng hóa sẽ lại đầy lên ăm ắp ngay. Mà mưa rơi ấm áp vậy rồi thì tha hồ
mà no đủ.
Có một chuyện rõ rành là tay nhà báo có viết toàn sự thật
thì cũng chỉ được trả giá đến năm xu một dòng. Từ khi bị mang ra buôn bán, sự
thật đâm mất giá. Cuối cùng là dù sự thật hay dối lừa thì cũng rẻ mạt, bèo bọt
ngang nhau. Các cột báo không vì vậy mà trở nên buồn tẻ, kém phần nhộn nhịp.
Mọi chuyện yên ổn, những cột báo chia hàng san sát bên nhau là bức tranh tuyệt
đẹp, và có mấy cũng chẳng thừa.
Cuối cùng, người đọc đã sáng mắt, đã tỉnh ngộ hoàn toàn.
Xưa kia cuộc sống của anh ta khá yên ổn, bây giờ càng yên tâm. Anh ta rẽ vào
hiệu bánh mì, người ta bảo: Có lẽ sau này sẽ có bánh mì rẻ! Anh ta liếc vào
quầy thịt gà, người ta bảo : Chắc về sau gà thông sẽ rẻ như bùn!
-
Thế…
- Một rúp hai mươi xu một đôi! Ơn chúa, vậy là
sẽ có đổi thay!
Một
hôm bạn đọc cả tin đóng bộ đàng hoàng đi ra phố, vung vẩy cây ba toong: Các
người biết đấy, an ninh bây giờ đã hoàn toàn được đảm bảo!
Nhưng,
như một sự cố tình, đã xảy ra chuyện.
Anh
ta chưa kịp đi mấy bước thì bị tóm vào đồn. Suốt ngày, bạn đọc cả tin không ăn
uống. Người ta có mang thức ăn bày ra nhưng anh ta chỉ dám ngó qua và thốt lên
: “ Ra mùa màng bội thu ở ta là vậy!”.
Chính
trong nhà giam, anh ta dính bệnh bạch hầu. Ngày hôm sau, hành vi phạm pháp được
biện bạch, anh ta được tha có bảo lãnh. Bạn đọc cả tin trở về nhà mình và lìa
đời.
Còn
tay nhà báo lừa đảo nay vẫn cứ sống. Tòa nhà kiên cố thứ tư đã xây xong. Từ
sáng tới chiều, anh ta chỉ băn khoăn với ý nghĩ: Để lừa dối bạn đọc, cái gì
hiệu lực hơn – sự thật hay là chuyện dối lừa? ./.
Hi, ông Vũ Bằng có hẳn một cuốn sách về nghề Nói Láo ma bac
Trả lờiXóaĐúng vậy. Nhưng dân gian lại có câu : Nhà văn nói láo, nhà báo nói hay. Thiển nghỉ chuyện dở nói thành hay thì cũng là nói LÁO. Nhà văn Vũ Bằng có hồi kí " Bốn mươi năm nói láo" đọc thú vị. Cám ơn bạn đã ghé và chia sẻ!
Xóa