Vũ Nho - Chủ trang
THƠ NGƯỜI LÀM TOÁN
PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho
Các học sinh chuyên toán, yêu toán, thường hay đọc báo “Toán học và tuổi trẻ” hay “Toán
tuổi thơ”, hoặc từng ngồi trong lò luyện thi chẳng lạ gì tên của thầy Lê Thống
Nhất. Có lần còn thấy cả anh bình luận bóng đá trên
Ti vi. Với tôi, tôi cũng biết anh qua một
số lần gặp gỡ.Thi thoảng, cũng có gặp bài thơ của TS Phương pháp Giảng dạy Toán đăng ở đâu đó trên
báo viết, báo mạng. Nhưng cầm trên tay tập bản thảo dày dặn “ Trong ngôi nhà nhỏ”
thì quả thật có phần ngỡ ngàng. Thầy giáo Toán còn là một người làm thơ, mà thơ
rất được!
Đây là lí lịch
trích ngang của Tiến sĩ - nhà thơ Lê Thống Nhất :
Đi dạy kiếm tiền cũng không sống nổi
Nấu kẹo đi đưa sớm tối đâu nề
Viết kịch tự dưng cũng bước
vào nghề
Quấn thuốc ngày đêm mải mê
thêm thắt
Nói
với cặp song sinh của tôi
Như vậy, thầy giáo toán là người năng động, ngoài Toán, còn
là nhà sản xuất kẹo, nhà sản xuất thuốc cuốn và nhà viết kịch. Thế là có máu văn
chương rồi. Một chỗ khác anh tự bạch:
Cũng đôi lần hí hoáy tập làm thơ
Chẳng tặng ai mà vẫn mơ vẫn mộng
Dù lẻo khoẻo cũng tung tăng
sân bóng
Đầu húi “cua” nhìn hơi giống
sao nào
Tùy hứng năm 2000
Thế là chúng ta biết thêm thi sĩ thuở học trò mơ mộng và từng là “cầu
thủ lẻo khoẻo” nhưng mơ ước thành “sao”. Chưa hết, trong một tự bạch khác,
chúng ta biết thêm anh còn là một nhạc sĩ.
Những năm gần đây các sự kiện của
trường Đại học Vinh luôn xuất hiện các ca khúc mới của anh. Ca khúc “Tâm tình
cô giáo mầm non” anh viết năm 2015 đã được rất nhiều cô giáo mầm non trong cả
nước thể hiện và được Đài Truyền hình Nghệ An giới thiệu. Hành động vì âm nhạc của
anh thì đáng trân trọng và hy vọng anh sẽ có sáng tác mà các bạn yêu thích:
Cái ngày đổi nhẫn lấy đàn
Đêm ngồi sáng tác dâng tràn
âm thanh
Ba
mươi năm…đời ta có Vợ
Nhà Toán làm
thơ nên anh chú ý đến thời điểm hoàn thành. Không chỉ là ngày, tháng mà còn chính
xác đến giờ, thậm chí là đến phút. Một chi tiết thú vị. Và chính vì thế mà tôi
biết bài thơ sớm nhất của anh là viết và được in năm 1972 khi giặc Mĩ ném bom Hà
Nội. Nhưng có lẽ công việc mưu sinh và niềm say Toán đã làm cho chàng thi nhân
ngủ quên trong nhiều năm dài. Thi thoảng
cũng có bài viết rải rác, nhưng có lẽ viết nhiều nhất là những năm 2013- 2015.
Cả phần đầu “Khúc tâm riêng” chỉ có một bài được viết 1999. Toàn bộ thơ trong
phần này nhà thơ viết về bố, về mẹ, về vợ, con trai và con gái, và về các cháu
nội, ngoại. Phải có một bút lực mạnh mẽ mới có thể viết nhiều về một chủ đề hẹp
như thế. Tấm lòng của người con, niềm xúc động trước mất mát lớn lao được thể
hiện trong những bài thơ viết về cha mộc mạc mà cảm động. Chùm thơ viết về con
gái cũng rất độc đáo. Từ ngày chờ con ra đời, ngày 8 tháng Ba trước khi con đi
làm dâu một năm, ngày 8 tháng Ba trước lễ
Vu quy 11 ngày, đến ngàỳ chọn ngày cưới,
ngày tiễn con về nhà chồng, trước ngày con đi hưởng tuần trăng mật, tản mạn sau
hôn lễ, ngày cháu Ben của con gái chào đời… Tất cả đều thể hiện tấm lòng và tình
cảm của cha mẹ dành cho con, tin tưởng con, mong cho con hạnh phúc. Mấy câu thơ này cắt nghĩa vì sao tác giả có thể
viết nhiều, viết dài :
Với con
tin ở muôn phần
Thế mà bao chuyện cứ cần nói thêm
Tản mạn sau lễ của con
Ngỡ bài
thơ này viết mãi không xong
Ôi! Thật miên man bao dòng muốn
viết
Gửi con hôm nay
Có lẽ nếu có một kỉ lục Ghi nét Việt Nam dành cho thơ viết
cho con nói chung và con gái nói riêng
thì hẳn rằng sẽ có tên Lê Thống Nhất…
Tôi được biết
khi nhà thơ làm công việc dạy Toán ở lò luyện thi, học trò rất đông. Trong các
yếu tố “hút” học sinh ấy, ngoài tư duy Toán mạch lạc, ngoài phương pháp dạy tốt,
còn có yếu tố là giờ học vui vì thầy giáo
biết cù để xua tan căng thẳng. Cái tính hài hước vui nhộn ấy, có thể thấy rõ
trong các bài thơ. Đặc biệt là thơ tặng vợ. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ:
Với vợ phải nói dễ nghe
Nhưng không được tán cà kê mấy nàng
Trong nhà đi lại nhẹ nhàng
Nhưng không tha thẩn sang hàng xóm đâu
Bia rượu chỉ uống nửa chầu
Về nhà say khướt thì hầu được ai?
Trong nhà cho hát lai rai
Nhưng không hát quán khoe tài làm chi
Lương đưa phải thật đúng kì
Xưa
- Nay
Phẩm chất hài hước cũng là một phẩm chất quý
giá với mỗi người để có thể sống vui, sống khỏe.
Phần thứ hai
của tập là “ Khúc tâm chung”. Phần này dành cho tâm sự về nghề nghiệp, tâm sự với
các thầy, các em học sinh và những kỉ niệm. Nếu có thể nói hình ảnh vui thì phần
“khúc tâm riêng” là đối nội, còn “ Khúc tâm chung” là đối ngoại. Vẫn một tinh
thần và một bút pháp thống nhất là giàu tình cảm, yêu đời, yêu nghề, yêu mến trân
trọng mọi người.
Đây là tình yêu theo định nghĩa và phát hiện của những người học Toán:
Tình yêu là định lí khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic bị giận hờn dập xóa
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng
Thơ
tình sinh viên khoa Toán
Đây là niềm tự hào của nghề dạy học :
Xung quanh chúng tôi là ánh mắt nụ cười
Đâu chỉ có bảng đen và phấn trắng
Trước mắt chúng tôi là sân trường rực
nắng
Chỉ chúng tôi mới hiểu cánh phượng hồng
Thơ
vui nghề dạy học
Bạn sẽ gặp nhiều người thầy, nhiều vị giáo sư, hoặc các nhà
thơ đáng kính trong những bài thơ tác giả
viết tặng. Tác giả còn tặng thơ những người “Áo trắng” ngành y, tặng cầu thủ nổi tiếng, tặng cổ động viên bóng đá đội Sông Lam,… Vẫn
một giọng vui hài hước thể hiện đậm đà trong chùm những bài thơ vui về mùng 8 tháng Ba, về
tình yêu dân làm toán và dân mê bóng đá.
Không thể không bật cười khi đọc bài “ Quyết kiện FIFA” có phụ đề “ Chép trộm thơ của vợ, tặng bạn đọc…mách nước
cứu tôi với”:
Chồng tôi bỗng hóa nhạt phai
Nhìn vợ con mắt trũng hai cái tròng
Chồng tôi bỗng hóa long đong
Tiền bia thua trận đi tong lương
rồi
Chồng tôi bỗng hóa thiên lôi…
Thêm một nét tài hoa khi tác giả dùng tên những ca khúc của
Trịnh Công Sơn để viết thắp nén hương lòng nhân ngày giỗ của nhạc sĩ tài hoa họ
Trịnh, những tên phim và vở diễn mà Thương Tín tham gia để viết tặng Thương Tín,
tên các bài thơ và tập thơ, ca khúc viết Tặng Người ham chơi – nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo,
tên các bản nhạc để nhớ Lê Thanh Đức, tên các bài thơ để làm thành thơ tặng Nguyễn Ngọc Hưng…
Một người làm
Toán mà làm cả tập thơ trong đó có nhiều kỉ lục là một điều vui.
Không rõ là sau tập này Lê Thống Nhất có
tiếp tục in các tập khác nữa không. Có một điều thú vị là rất nhiều người khi làm việc thì không làm thơ. Đến khỉ nghỉ
hưu mới bắt đầu cầm bút. Còn nhớ trong một buổi giao lưu thơ gần đây, một bác đã đọc :
Hưu là đến tuổi làm thơ
Cho nên thi sĩ bây giờ rất đông
Bây giờ là lúc thầy dạy Toán Lê Thống Nhất “đến tuổi làm thơ”.
Với tôi, anh “viết nữa hay thôi, in nữa hay thôi” cũng không thành vấn đề. Dù sao thì Lê Thống Nhất vẫn
là một thi sĩ đáng trân trọng. Thật là vui, tôi được anh tin cậy nhờ viết đôi dòng
để bạn đọc dễ hình dung khi vào tập thơ khá to mang tên “Trong ngôi nhà nhỏ”.
Hà Nội, 14 tháng 1 năm 2016
Lời giới thiệu tập thơ Trong ngôi nhà nhỏ, nxb Hội nhà văn, 2016
Chúc bác Vũ Nho một năm mới Sức khỏe - An Khang Thịnh Vượng. Cuộc sống tràn đầy An Lạc.
Trả lờiXóaCám ơn bác Hiệp ghé trang!
XóaChúc bác và gia đình năm mới vạn sự như ý!