Chấm phá cách phân tích cụ thể
một bài thơ ở Đức
Ts Nguyễn Văn Hoa
( Tài liệu đọc tham khảo http://www.abipedia.de/gedichtanalyse.php)
1. Đặt vấn đề
Cách đọc một bài thơ ở Đức thế nào
để hiểu tác giả , nội dung , hình thức bài thơ , lịch sử ra đời bài thơ
còn có nhiều ý kiến đa dạng ;
Với khả năng hạn chế nhưng với sự cố
gắng cao nhất , chúng tôi cố gắng sắp xếp lại các thông tin đọc được để rút ra
cách đọc một bài thơ cụ thể ở Đức;
Qua sự chấm phá sơ lược ban
đầu thô sơ này để bạn đọc yêu thơ tham khảo;
2. Nội dung phân tích một bài thơ Đức
2.1 Khi đọc thơ không thể tách rời
Nội dung bài thơ với hình thức bài thơ.
2.2 Cần xác định chủ đề
của một bài thơ là gì? Ngay cả một tác giả viết nhiều bài thơ cùng thời
đại cho một chủ đề ;
2.3 Phân tích từng câu thơ dù rất
khó khăn , phân tích từng phần của bài thơ, nhưng phải tích hợp xâu
chuỗi các phân tích đó trong bối cảnh chung bài thơ , Mục đích là
hiểu chính xác những gì là nội dung cốt lõi của một bài thơ
2.4 Cố gắng tìm hiểu về tác giả thơ
& nguồn gốc bài thơ , ví dụ điển hình Bài thơ “ Ánh trăng đêm “của
Joseph von Eichendorff từ năm 1837 là một bài thơ tiêu biểu của sự lãng
mạn."
2.5 Khi phân tích thơ không nên bỏ
qua việc xác định các ẩn dụ thơ, vấn đề hiệp vần, tu từ , nhạc diệu , nhiệp
điệu, chơi chữ , danh từ , động từ, nguyên âm , chữ cuối câu thơ … mà có
liên quan đến nội dung thơ,
2.6 Cần tôn trọng cảm xúc riêng
cá nhân của độc giả, cảm thụ thơ qua trái tim , khi phân tích thơ ,
nhưng vẫn phải theo quy tắc đọc thơ ; Như vậy sự phân tích thơ là sự tích hợp
cảm xúc riêng với nội dung , hình thức & ngôn ngữ , nhip điệu thơ ,
hiệp vần , tu từ trong thơ của một bài thơ cụ thể .
Như vậy một bài thơ sẽ có nhiều cách
phân tích độc lập của mỗi độc giả .
2.7 Khi phân tích bài thơ không nên
bỏ qua tác giả bài thơ;
Tác giả thơ đã sống thời đại nào?
Vào thời điểm nào tác giả viết bài thơ này ? Khi phân tích bài thơ nên tích hợp
điển hình của thời đại tác giả thơ sống có ảnh hưởng đến nội dung bài thơ
;
3. Kết luận
Đức có nhiều cách tuyên truyền về
Phân tích thơ , để độc giả thoải mái tham khảo khi phân tích thơ ;
Chúng tôi sơ bộ nhận thấy khi phân
tích một bài thơ Đức có sự tích hợp của kiềng 3 chân :”Tác giả thơ- Tác
phẩm thơ & Độc giả thơ” ;
Tam giác phân tích này khi cảm thụ
thơ nó tích hợp cấu kết với nhau , độc giả đọc thơ qua trái tim mà
thăng hoa & khám phá bài thơ ./.
cảm ơn vunhonb, rất nhiều
Trả lờiXóaCám ơn Hoa Dã Quỳ đã ghé trang!
Xóa