Vũ Nho - Chủ trang
BA
ĐIỀU CẦN LÀM RÕ TRONG BÀI THƠ “THỤY BẤT TRƯỚC” CỦA HỒ CHÍ MINH
Vũ Nho
Bài
thơ nguyên văn chữ Hán của Hồ Chí Minh ở
“Nhật kí trong tù” được phiên âm như sau:
Thụy
bất trước
Nhất canh…nhị canh… hựu tam canh,
Triển chuyển bồi hồi thụy bất
thành;
Tứ ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm
tinh.
Bản
dịch thơ của Nam Trân:
Không
ngủ được
Một canh… hai canh… lại ba
canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc
chẳng thành;
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn
quanh.
1. Trong bài viết đã công bố của mình (1), chúng
tôi chỉ ra rằng hợp nhãn ( khép mắt, nhắm
mắt) mà dịch thành “chợp mắt” là không ổn. “Chợp mắt” trong tiếng Việt có nghĩa
là “nhắm mắt ngủ trong khoảng thời gian rất ngắn”. Trong bài thơ
lại nói đến những hai canh là canh bốn và canh năm. Vậy Bác chợp ngủ trong khoảng thời gian bao lâu? Hay
là chợp mắt trong cả hai canh? Mà ngủ
cả trong canh bốn và canh năm thì sao còn gọi là chợp mắt được nữa? Nhan đề của bài thơ
là Ngủ không được, vì vậy Bác khồng
hề ngủ, dù là chợp mắt. Bác nhắm mắt, thức mà “mơ” thấy sao vàng. Bác thức suốt
năm canh, trằn trọc trọc băn khoăn suốt năm canh. Và khi nhắm mắt lại là khi
bằng cái nhìn tâm linh “tinh thần như vào
trong cảnh mộng” ( Đào Duy Anh – Hán Việt từ điển – in lần thứ ba – Trường
Thi xuất bản 26, Võ tánh- SAIGON, trang 569), Người nhìn thấy sao vàng.
2. Một điều cũng đáng lưu ý ở trong câu thơ thứ nhất:
Nhất canh…nhị canh… hựu tam canh
Ta
biết số từ trong tiếng Việt có hai loại chỉ số lương và chỉ thứ tự. Khả năng có
thể dịch số từ chỉ số lượng như là các số đếm, một canh, hai canh lại ba canh như trong bản dịch của tác giả Nam
Trân đã quen thuộc. Nhưng lại còn một cách hiểu khác là Nhất, nhị, tam được hiểu
như là số thứ tự. Canh( thứ) nhất, canh
thứ hai, lại canh thứ ba. Canh một… canh hai… lại canh ba. Điều này sẽ thống nhất với cách hiểu ở câu thơ
thứ ba: Tứ ngũ canh khi dịch thành Canh bốn, canh năm. Vì vậy, nếu dịch
thống nhất theo một cách hiểu chính xác thì
chúng ta sẽ có hai phương án:
a) Một canh… hai canh… lại ba canh
Bốn canh, năm canh…
b) Canh một… canh hai… lại canh ba
Canh bốn, canh năm…
Bản
dịch thơ của Nam
Trân kết hợp cả hai phương án a và b (dòng
một của phương án a, dòng 2 của phương án b) nhưng chúng ta vẫn cảm thấy bình
thường vì sự gần gũi của số đếm và số thứ tự. Khi chúng tôi công bố bài viết
của mình trên Blog Yahoo, có bạn đọc đã thắc mắc và chúng tôi đã lí giải như
trên. Nghĩa là cả hai cách dịch đều có thể chấp nhận, và bản dịch của Nam Trân
kết hợp cả hai phương án. (2)
3. Nên hiểu thế nào về câu thứ tư:
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh
Có
nhiều người tinh thông chữ Hán đã giải thích rõ : ngũ tiêm tinh là sao năm
cánh (nhọn). (3) Như vậy sao năm cánh nhọn có thể là sao vàng, cũng có thể là
sao đỏ, sao trắng…
Vậy thì dịch sao vàng năm cánh có phải
là dịch sai, cần đính chính hay không?
Chúng tôi quan niệm như sau:
- Thứ nhất, sao năm cánh và sao vàng
năm cánh là khác nhau. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng vì là thơ, cho nên không
thể nói đầy đủ các định ngữ như văn xuôi. Cụ thể là không thể viết “sao vàng
năm cánh”.
- Thứ hai, về lịch sử, cờ đỏ
sao vàng năm cánh xuất hiện đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì năm
1940. Bác không thể không biết sự kiện này. Tài liệu lịch sử cũng cho thấy là
Bác đã dùng lá cờ đó tại Hội nghị Pác Bó . “Theo Võ Nguyên Giáp,
hiệu kỳ này do Hồ Chí Minh mang
về từ nước ngoài và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày "19/5/1941, lá cờ được treo
giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội". ( Theo Bách khoa toàn thư mở). Mãi đến tháng 8 năm
1942, Bác mới sang Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Cho
nên sao vàng năm cánh trên nền cờ đỏ là
quen thuộc với Bác.
- Thứ ba, bản dịch của Nam
Trân được công bố năm 1960. Bác đã xem và không có ý kiến về điều này. Như vậy
“sao năm cánh” dịch là “sao vàng năm cánh” tuy không sát nghĩa, nhưng phù hợp
với sự thật lịch sử. Với nhà thơ Hồ Chí Minh vào thời điểm bị giam trong tù,
sao năm cánh là sao vàng năm cánh trên lá cờ của Việt Minh. Sau này, chính
Người đã đề nghị Quốc Hội chọn lá cờ có
ngôi sao thiêng liêng đó làm quốc kì của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa : “Trong
cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong
Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu
Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì
trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca" ( Theo Bách khoa toàn
thư mở)
Như vậy, bài thơ “ Không ngủ được” của Hồ Chí Minh là
một bài thơ hay về tinh thần yêu nước của người chiến sĩ bị tù đầy, lúc nào
cũng canh cánh với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bản dịch bài thơ cần làm rõ mấy điều trên để người đọc
thấy hết cái hay của nguyên tác.
Hà
Nội, 3/9/2013
---------
1)
Vũ Nho – Đi giữa miền thơ, nhà xuất bản Văn Học, 1999, trang 248.
2)
Theo tác giả Lê Xuân Đức trong cuốn sách : “TINH HOA THƠ HỒ CHÍ MINH”, nhà xuất
bản Văn Học, 2010, trang 120, còn có hai
bản dịch khác về bài thơ này.
Bản
dịch của Xuân Thủy
Canh
một…canh hai…lại canh ba
Trằn
trọc băn khoăn, khó ngủ mà;
Canh
bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao
vàng năm cánh quyện hồn ta.
Bản
dịch của Quách Tấn
Bồi
hồi trở lại trăn qua
Giấc
nuôi canh một canh ba mới thành
Mắt
vừa chợp lúc tàn canh
Sao
vàng năm cánh quẩn quanh mộng hồn.
Chúng
tôi thấy:
Cả hai dịch giả đều dịch “hợp nhãn” là chợp
mắt, không đúng với nguyên tác là nhắm mắt.
Cả hai đều dịch “ ngũ tiêm tinh” ( sao năm cánh nhọn)
thành sao vàng năm cánh.
Riêng nhà thơ Quách Tấn dịch canh ba mới thành thoát li nguyên tác. Hồ Chí Minh viết “ Thụy
bất thành” ( ngủ không được) kia mà. Vì vậy xin được sửa lại một từ của dịch
giả: “ Giấc nuôi canh một canh ba chưa thành”.
3)
Có vị còn đề xuất “ ngũ tiêm tinh” có thể được hiểu là “5 sao nhọn”. Chúng tôi
chấp nhận về ngữ pháp có thể hiểu như vậy. Nhưng thực tế không có khái niệm
“sao nhọn” hay “sao tù” về phương diện hình học. Có lời hát “ Súng trên vai sao vuông đầu mũ” nói về
sao trên mũ tự vệ. Sao vuông là nói khung hình vuông bao quanh ngôi sao vàng năm
cánh. Không có khái niệm “sao vuông”.
Đăng trên Tạp chí THƠ của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 8/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét