Nhà văn Vũ Công Hoan
THẠCH THIẾU SỬU VÀ NHỮNG TẤM ẢNH CŨ
Lăng Đỉnh Niên
Vũ Công Hoan dịch
Thạch Thiếu Sửu, trong mắt vợ, anh là
một con người kỳ quặc khó hiểu. Bởi vì xưa nay anh hầu như không khi nào làm việc
nhà. Suốt nhày từ sáng đến tối chỉ cầm chiếc máy ảnh của mình. Người ta làm
nhiếp ảnh, tham gia Hội nhiếp ảnh tỉnh, Hội nhiếp ảnh Trung Quốc, hoặc tổ chức
triển lãm ảnh, xuất bản các tập ảnh, bét dem nhất cũng đăng ảnh chụp trên báo
hoặc tạp chí. Nhưng anh thì không, chỉ có bỏ sức vào không có gặt hái. Vì vậy vợ
anh thường oán thán chồng, còn anh thì sao? Coi như gió thổi ngoài tai, vẫn việc
ta ta cứ ý ta ta làm.
Khác với các nhà nhiếp ành thông thường,Thạch
Thiếu Sửu hầu như không chụp phong cảnh, không chụp danh lam cổ tích, không chụp
ảnh tin tức báo chí. Tóm lại, anh không mấy hứng thú đối với hoa xuân trăng
thu, em xinh anh đẹp Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào anh cũng không
rời máy ảnh. Cứ đến ngày thứ bảy chủ nhật, anh đi xuyên thôn này xã kia, chuyên
chụp những con người và vật mà người khác
không muốn chụp.Toàn những nghệ nhân thợ rèn, thợ khóa, thợ gò thùng và công việc
của nghệ nhân. Anh rất có hứng thú đối với
những thứ có nguy cơ sắp tiêu vong hoặc thất truyền, anh thường chụp đi
chụp lại, chụp hết lần này đến lượt khác. Ví dụ anh chụp bác thợ rèn, bắt đầu
chụp từ cửa hiệu, thổi bễ lò rèn, cho đến khi nung đỏ sắt, đỏ lên như thế nào,
rèn ra sao, tôi thế nào, thành hình thế nào, thành thành phẩm ra sao, không bỏ
qua khâu nào. Có khi chụp cả ngày nửa buổi. Ôi, anh hớn ha hớn hở, vui không biết
mệt. Người thợ được anh chụp ngược lại tỏ vẻ xấu hổ.
Dần dần, các nghệ nhân ở các xã, các
thị trấn gần như được anh chụp khắp lượt. Anh chỉnh lý từng người, tổng hợp
thành “ Bộ sưu tập 360 ngành nghề ”.
Một hôm anh mua được một quyển “ngành
nghề cũ ” ở hiệu sách Tân Hoa, mỗi ngành nghề là một bài, in còn xen kẽ những tranh
ảnh minh họa.
Sau khi đối chiếu với ảnh mình chụp,
Thạch Thiếu Sửu phát hiện còn mấy chục
ngành nghề mình chưa chụp, hay nói theo cách khác đã mất, không chụp được ở Lâu
thành.
Sau đó, hễ cứ đến ngày nghỉ thứ bảy chủ
nhật, ngày lễ tết, anh lại đến các huyện thị chung quanh, hoặc đi đến các thôn
xã xa hơn chụp những ngành nghề cũ , nghệ nhân cũ đang tiêu vong, như các gánh
hàng bán rong đổi kẹo, kéo mía, cửa hàng đồng nát, cửa hàng da, thợ vá nồi, thợ hàn bát, thợ bật bông, thợ thêu thùa, người
thổi kẹo, thợ nặn tượng, kẻ
hát rong, người bán võ, trêu chọc khỉ, đổ bô, lấy ráy tai, đánh giác,
bắt sâu răng, vắt bột, chấm nốt ruồi, xem mộng, xem bói, bắt quẻ, nặn than quả
bàng, thợ đá, thợ nhuộm, chim bói cá, người bán thuốc chuột, kẻ bán thuốc bọ
xít vv.
Lâu
thành có một câu “một nửa dại một nửa khôn”, Thạch Thiếu Sửu có lần chụp ảnh ở nơi khác, vô tình gặp nhà nhiếp ảnh
Đài Loan Đàm Tu Trúc đang sưu tầm dân ca tại đó. Hai người nói chuyện rất ăn ý,
Đàm Tu Trúc cố tình đòi xem những ảnh cũ
Thạch Thiếu Sửu chụp nhiều năm qua,
Đàm
Tu Trúc đến tận nhà Thạch Thiếu Sửu tại Lâu thành, sau khi dở xem “Bộ sưu tập
360 ngành nghề”, ông xúc động đến mức cứ nắm chặt tay Thạch Thiếu Sửu mà nói:
- Anh đã làm một việc tốt, một việc rất tốt
không thể đo lường công đức.
Đàm
Tu Trúc nói, những tấm ảnh cũ này, đưa ra nước ngoài, tối thiểu có giá trị một
triệu đồng. Đồng thời hỏi Thạch Thiếu Sửu, anh có đồng ý bán không?
Đây
chẳng phải là mạng sống của Thạch Thiếu Sửu đó sao? Đương nhiên anh không chịu để
bị cắt mất mạng.
Đàm
Tu Trúc nghĩ, mình yêu cầu như thế có phần quá đáng, liền thôi đòi mua. Trước
khi đi, ông đề nghị Thạch Thiếu Sửu sang Đài Loan tổ chức một cuộc triển lãm ảnh chụp những ngành nghề
cũ đã và đang bị mất và tỏ ý sẽ cung cấp tài trợ, đồng thời xuất bản tập ảnh của
Thạch Thiếu Sửu tại Đài Loan.
Thạch
Thiếu Sửu không nén nổi xúc động, nhưng anh đề nghị, trước khi sang Đài Loan tổ
chức triển lãm, phải làm một “cuộc triển lãm ảnh 360 ngành nghề”ở Lâu Thành hoặc
ở tỉnh nhà trước đã.
Đương
nhiên Đàm Tu Trúc không có lý do từ chối. Hai người hẹn nhau, chờ sau khi Thạch
Thiếu Sửu tổ chức triển lãm nhiếp ảnh tại Lâu thành hoặc tỉnh thành, sẽ bố trí
sang Đài Loan triển lãm.
Thạch
Thiếu Sửu hăng hái đi Trung tâm văn hóa nghệ thuật thành phố thường tổ chức triển
lãm tranh ảnh liên hệ tổ chức triển lãm.
Ông
chủ nhiệm Ngao của Trung tâm hỏi anh:
-
Anh
có là hội viên Hội nhiếp ảnh Trung Quốc không?
-
Không
phải – Thạch Thiếu Sửu trả lời.
-
Anh
có là hội viên Hội nhiếp ảnh của tỉnh không? – Lại hỏi
-
Không
phải – Lại trả lời.
Ngao chủ nhiệm lại hỏi- Anh đã từng xuất bản tập ảnh chụp
nào chưa?
-
Chưa!
-Thạch Thiếu Sửu thật thà đáp.
Ngao chủ nhiệm nói như có lỗi:
-Ngay
đến Hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ành của tỉnh anh cũng không phải, lại cũng chưa
từng xuất bản tập ảnh nào, trung tâm chúng tôi làm sao có thể bố trí tổ chức triển
lãm ảnh cá nhân của anh được? Ý của ông Ngao là căn cứ vào đâu anh đến đây xin
tổ chức triển lãm ảnh.
Thạch Thiếu Sửu trả lời rất tự tin:
- Hãy xem tác phẩm của tôi cái đã rồi sẽ quyết định được
không?
Vừa nói anh vừa lấy trong túi ra một tập
ảnh đã chỉnh lý.
Thấy anh cố chấp, ông Ngao đành phải
nói thẳng:
-
Khỏi cần xem, không phải vấn đề chụp có đẹp hay không đẹp, mà là anh chưa đủ tư
cách tổ chức triển lãm ảnh cá nhân. Nếu
anh Mèo, chị Chó cũng đến đây đòi triển lãm ảnh cá nhân, thì Trung tâm văn hóa
nghệ thuật, há chẳng giống như nhà chứa
tranh gà rừng, liệu còn có đẳng cấp gì nữa?
Người nọ truyền người kia, chuyệnThạch
Thiếu Sửu định triển lãm ảnh, trong phạm vi giới văn hóa ai cũng biết, có người
nói, anh ta không biết mình nặng nhẹ thế nào, chê anh không biết gì tình tình
trong nghành…
Thạch
Thiểu Sửu sôi máu lên. Anh mang tập ảnh đến một nhà xuất bản của Thượng Hải.
Anh hoàn toàn bất ngờ, câu hỏi mà ngài biên tập đeo kính của Nhà xuất bản hỏi
anh sao laị hầu như giống y hệt từng câu của ông Ngao. Cuối cùng ngài biên tập
nói với anh bằng khẩu khí của kẻ yêu mến mà không thể giúp được:
-“Xin
thông cảm, nhà xuất bản ra sách phải có lượng phát hành, không có tên tuổi gì, đào
đâu ra sức kêu gọi thị trường. Anh bảo tác phầm của anh tốt thế này đẹp thế
kia, nhưng người đọc không chấp nhận, không
mua, sẽ uổng phí, sẽ mất công toi, xin lỗi, xin lỗi anh!”
Thạch
Thiếu Sửu uất ức trở về nhà. Đương nhiên chị vợ lại dè bửu, nói bóng nói gió
khiến anh cảm thấy xấu hổ mất mặt.
Thạch
Thiếu Sửu buồn tức mấy hôm, thì bỗng nhiên nhận được điện thoại của ông Đàm Tu
Trúc từ Đài loan gọi về cho biết, có một ông chủ muốn bỏ ra hai triệu đồng mua toàn bộ cảnh chụp
cũ của anh và nói ngày mai ông sẽ đến Lâu thành gặp mặt, tiền trao cháo múc,
đưa tiền nhận hàng luôn.
Nghe biết cơ hội ngàn năm hiếm có, vợ anh tươi
cười như hoa, chị thúc chồng mau mau nhận lời: “những hai triệu đồng chẵn cơ
mà, anh bỏ qua thôn này sẽ không tìm thấy cửa hàng ấy nữa đâu, đã có tiền con
trai cưới vợ mua nhà mới, cũng không thành vấn đề.”
Cứ
nghĩ đến con trai không có tiền mua nhà, lễ cưới cũng cứ phải trì hoãn mãi, Thạch
Thiếu Sửu cảm thấy có lỗi với con. Nghĩ đến những tấm ảnh của mình bị ghẻ lạnh
mãi, cuối cùng anh đã hạ quyết tâm bán bộ ảnh cũ.
Từ sau khi con trai mua được nhà mới, chị vợ
không còn phàn nàn gì chồng, hầu hạ anh như vua, sống như vậy được sáu tháng,
chỉ được 6 tháng mà thôi, từ đó trở đi toàn thân anh không còn được tự nhiên tự
tại như xưa. Anh vẫn cảm thấy sống thiếu một thứ gì.Cảm giác này mỗi ngày một lớn.
Anh thường nhớ lại bộ ảnh mình chụp, hễ cứ nghĩ đến những tấm ảnh cũ ấy, anh lại
đau lòng, lúc nào cũng hối hận.Về sau anh cảm thấy trái tim mình như bị khoét rỗng,
trông anh xanh gầy, ốm yếu, khí sắc mỗi ngày một xấu đi.
Vũ Công Hoan dịch ngày 11 tháng 4 năm 2011
(Theo tạp chí “Kim Sơn” tháng 5 năm 2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét