Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Pgs ts NGUYỄN NGỌC THIỆN LÀ AI ?

Pgs ts NGUYỄN NGỌC THIỆN LÀ AI ?

Nhân đọc cuồn cuốn “Thăng hoa sáng tạo thẩm mỹ tiếp nhận văn chương ( 1974-2018) của pgs ts Nguyễn Ngọc Thiện 
                              
                                                  TS Nguyễn Văn Hoa
 



                                      Bạn bè  nhóm " Chúng tôi yêu nghệ thuật" chúc mừng sinh nhật PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện
                                                                Tiến sĩ, dịch giả Nguyễn Văn Hoa

Tiến sỹ nhà thơ dịch giả thơ Đức Nguyễn Văn Hoa ( Tháp 
Dương-Bắc Ninh ) 


1-     Tư cách viết bài này

Ngày 17-9-2018 tác giả cuốn “Thăng hoa sáng tạo thẩm mỹ tiếp nhận văn chương ( 1974-2018) khi đưa sách tặng tôi  đã ghi vào trang đầu tiên  : “ Thân quý tặng Nhà thơ ts Nguyễn Văn Hoa- Bạn đồng nghiệp-đồng hương thân thiết “( tác giả ký tên & đóng dấu đỏ tên mình )’’

:Giới hạn trong bài này , sau khi nghiên cứu 832 trang sách này , với cách tiếp cận cá nhân tôi ghi lại cảm xúc của mình với tư cách “ đồng nghiệp “ & “ đồng hương “ Kinh Bắc.

Bởi vì đã có trên 70 tác giả có bài nghiên cứu chuyên sâu về sự nghiệp lý luận phê bình văn học của tác giả ( 1974-2018) Nguyễn Ngọc Thiện  ( dưới đây xin phép viết tắt NNT)

2- PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện (NNT)  là ai ?

 NNT là ai trên báo mạng:

Nếu tra cứu trên google với cụm  từ  khóa  “pgs ts Nguyễn Ngọc Thiện” , chúng ta dò tim sẽ có nhiều kết quả  khác nhau , sau khi loại trừ  trùng tên nhạc sỹ , trùng tên bộ trường ;

 Ví dụ chúng ta sẽ thấy :
















v.v…

Như vậy với các thông tin trên mạng & đối chiếu với thông tin cuốn sách này trên 800 trang , cá nhân tôi thấy NNT có 4 danh phận:

-         A-Nhà khoa học nghiên cứu Lý luận phê bình văn học

-         B-Nhà giáo đào tạo về lĩnh vực Lý luận phê bình văn học 

-         C-Nhà báo viết về Lý Luận phê bình văn học

-         D-Nhà quản lý với tư cách Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam ;



Tôi đối chiếu với

Lời nói đầu ;

Tiểu sử tự thuật;

Phụ lục cùng một tác giả ;

&  hệ thống hóa nội dung  cuốn sách này ;

Tôi nhận thấy 4 nhà ( BỐN NHÀ)  này của NNT nó hài hòa nhất quán suốt từ 1974- nay ; NNT nhất quán chuyên sâu –chuyên canh về Lý luận phê bình văn học ; Như có người nói vui về NNT : “ Ông ấy giống hàng phở chỉ bán 1 loại sản phẩm như phở bò “ ;

Tôi thấy có nhà lý luận phê bình quay sang làm thơ , rồi in sách thơ , rồi báo chí liên tục đăng thơ của họ . Nhưng có lẽ trong đầu các nhà chuyên môn thì họ chỉ là nhà lý luận phê bình văn học ( Ví dụ Hà Minh Đức , Nguyễn Hồng Vinh… ) ;

Hoặc có người viết thơ hoặc văn xuôi tay ngang nhẩy sang viết sách lý luận phê bình văn học , thậm chí được giải lĩnh vực này ; nhưng những người làm chuyên môn có lẽ cũng không coi người sáng tác thơ văn là nhà lý luận phê bình văn học ( ví dụ Vũ Quần Phương , Nguyễn Huy Thiệp… ) ;

Tôi quý trọng NNT là sự hy sinh với nghề , thủy chung với nghề , kiên trì với nghề , Dù cuộc đời thăng trầm theo dòng chảy của lịch sử , tốt nghiệp ngữ văn Đại học tổng hợp khóa 8 ( 1963-1967 ) . xem ảnh tại Phụ lục ảnh  III  (cùng lớp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ) nhưng 6/1968 NNT lại đi bộ đội làm Chủ nhiệm thư viện Trường sỹ quan Hậu cần . Xem ảnh tại Phụ lục ảnh  V .



Rời quân ngũ về Viện Văn học ,NNT đã bén duyên với thơ Phạm Tiến Duật , Anh đã có bài viết về thơ Phạm Tiến Duyệt  với tâm thế của người lính vẫn rừng rực cảm xúc ( Tham khảo  trang 466-472 “ một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật “ công bố trên Tạp chí Văn học số 4 tháng 6-7-1974). Nhờ bài này viết trước 30-4-1975 , nên ngầm định NNT thuộc thế hệ nghiên cứu lý luận phê bình văn học trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ , NNT được tính cùng lứa với Vương Chí Nhàn , Lại Nguyên Ân , Đàn em ngồi cùng chiếu làng  với Nguyễn Văn Hạnh  Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê… sự nghiệp cùng lớn lên trong kháng chiến chống Mỹ ;

Nhưng về Viện Văn Học ngồi chưa ấm chỗ , thì Chiến tranh xâm lược của Trung Quốc nổ ra ,  6/1978  NNT lại được điều động tăng cường cán bộ cho các tỉnh biên giới phía Bắc , Xem Phụ lục ảnh V; . Cá nhân tôi khi ấy cũng được tăng cường cho miền Nam , khi ấy chiến tranh biên giới với bọn Pol Pot đang rất khốc liệt ;

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ  tăng cường biên giới về lại Viện văn học  , NNT vẫn chung thủyvới sự nghiệp  nghiên cứu lý luận phê bình ‘

Duyên kì ngộ , tôi & NNT sau khi thi đỗ nghiên cứu sinh , lại học chung một lớp tiếng Đức tại Đại học ngoại ngữ Thanh Xuân ( nay là Đại học Hà Nội )’

Xem Phụ lục ảnh  VI . Tháng 8-1983 chúng tôi bay sang Đức . Nhớ nhất là  toàn đoàn mặc đồng phục của Bộ Tài chính cấp phát giầy , tất , áo len , áo khoác chấm đầu gối , quần , áo sơ mi , gọn trọng một va ly ;( sau về nước phải nộp lại trang phục do Bộ Đại học, ở khuôn viên gần đại học Bách khoa nay ; thì mới được phân công công tác ). Thày cô giáo Đức thấy cả lớp mặc áo len cổ lọ một màu , hỏi chúng tôi có phải ở Trại trẻ mồ côi ra không !

Nay thế hệ đi du học tự túc đã khác xa cha ông đi nước ngoài du học bằng tiền của Nhà nước.Ví dụ con gái duy nhất của vợ chồng  NNT làm thạc sỹ Úc , Tiến sỹ Mỹ khác xa vợ chồng NNT làm tiến sỹ khi chồng đi Đức , Vợ đi Nga , Còn  Con gái NNT là pgs ts nữ thuộc lớp trẻ nhất Việt Nam .

 NNT đã bảo vệ thành công luận văn tiến sỹ ngữ văn tại khoa ngữ văn  Trường Đại học Tổng hợp Kark Mark Leipzig. Xem Phụ lục ảnh VI &  V II tr) của NNT ;

Nhờ thẩm thấu văn hóa Đức và được học tập cơ bản ngữ văn ở Đức , nên NNT càng có kiến thức chuyên môn để gắn bó lâu dài với sự nghiệp nghiên cứu lý luận phê bình văn học ;



2.1. NNT nhà khoa học nghiên cứu Lý luận phê bình văn học Việt nam

Sự nghiệp của NNT phản ảnh qua

7 cuốn sách riêng ( phụ lục trang 811);

21 cuốn đồng tác giả hoặc chủ biên

           49 cuốn in chung

Đánh giá công trạng trong sự nghiệp của NNT ; năm 2013  Hội đồng Lý Luận –phê bình văn học nghệ thuật trung ương đã tặng thưởng cho NNT ( Trang Phụ lục ảnh  XI) ;
2.2. NNT nhà giáo

Tại Phụ lục ảnh XIII

NNT có giới thiệu ảnh tặng hoa tân tiến sĩ hoặc ảnh cùng học viên cao học đứng cạnh tượng Hải Triều trong Ngày thơ Việt Nam 2011;

NNT đã hướng dẫn

 6 người bảo vệ thành công luận án tiến sỹ

70 người bảo vệ thành công luận án thạc sỹ

 Thuộc 2 chuyên ngành Lý luận văn học và Văn học Việt nam hiện đại ;

Với tư cách nhà giáo ( pgs ts ) NNT còn tham gia chấm hang trăm luận văn cao học ( cương vị Chủ tịch hoặc ủy viên phản biện hoặc phản biện độc lập hoặc Phản biện giám định sau bảo vệ ;

Với trọng trách người thày – nhà giáo NNT đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ vô cùng nặng nề khó khăn phức tạp được giao; đặc biệt được “ trông mặt gửi vàng “ khi NNT làm Phản biện giám định sau bảo vệ ;

Qua đó tên tuổi của ông được lan truyền rộng rãi trong học trò & giới lý luận phê bình văn học Việt nam ;
   2.3. Nhà báo NNT

NNT là Nhà báo viết về Lý Luận phê bình văn học ;Đồng thời NNT là Nhà quản lý với tư cách Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam ;

NNT làm báo kiêm nhiệm từ năm 1997-2013 với tư cách Thư ký tòa soạn tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam , Phụ trách tòa soạn , Phó Tổng biên tập  tạp chí này ;

Từ 6/2006 NNT chuyển từ Viện Văn học sang làm chuyên trách Tổng biên tập tạp chí này đến nay ( 9-2018);( xem trang 819Tiểu sử tự thuật );

NNT đã điều hành xuất bản 150 số tạp chí này định kỳ ra hàng tháng từ 6-2006 – 9-2018)  , không có bất kỳ tai nạn nghề nghiệp nào ; và Tạp chí này dưới sự điều hành của Tổng biên tập NNT đã trở thành tạp chí có uy danh  hàng đầu ở Việt Nam , vì

-         Bài báo về lý luận phê bình văn học nếu đăng ở tạp chí này  được tính điểm ( cần thiết cho ai có nhu cầu làm hồ sơ tiến sỹ , phó giáo sư , giáo sư );

-         Cá nhân NNT đồng thời Tạp chí này cũng được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 ;
  
2.4. NNT  nhà quản lí
 Với tư cách Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, trong thời gian hơn 10 năm từ 2006 đến nay, Nguyễn Ngọc Thiện góp phần nâng cao chất lượng của tạp chí, để tạp chí trở thành diễn đàn văn học nghệ thuật có uy tín trong làng báo chí Việt Nam.

3-Kết luận

Tôi với tư cách đồng nghiệp của NNT vì

Tôi & NNT làm chung hai cuốn sách

-Cuốn sách công cụ thể loại thơ “Tuyển tập thơ văn xuôi ( Việt Nam & nước ngoài )”  Nxb Văn học , Hà Nội ,1997, tr 688); .Xem trang 812 mục 3 ;

          - Cuốn  Tao đàn1000 năm thơ cổ kim Kinh Bắc“Miền quê Kinh Bắc” ,Nxb Hội Nhà Văn 1997 , tr 159-167’;Xem trang 813 mục 8;

Kỷ niệm chúng tôi  làm sách chung ở Việt Nam trong “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “ không bao giờ phai mờ ,

Với tư cách là Dịch giả thơ Đức , tôi có  công bố chuyển ngữ một số Thơ Đức trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam ; Qua đó độc giả yêu thơ Đức ngoài làm quen các dịch giả dịch trực tiếp từ tiếng Đức sang tiếng Việt như Đỗ Ngoạn , Quang Chiến , Trần Đương … qua tạp chí này còn biết đến người chuyển ngữ thơ Đức như tôi & biết dịch giả tập Thơ Đức của Nhà xuất bản Văn Học của  tôi;

Với tư cách Đồng hương Kinh Bắc  cùng đồng môn Đại học ngoại ngữ Thanh Xuân , cùng du học Đức, kỷ niệm cách hơn 30 năm  vẫn hiển hiện , Hàng sáng tôi vẫn ăn sáng ở Căn tin Trường NNT ;

Tòa nhà của Trường tôi cổ kính nhỏ bé ở cạnh Trường tổng hợp của NNT  mang tên  Kark Mark  , đó là ngôi nhà hiện đại cao nhất thành phố  Leipzig  , nó  như cuốn sách mở sừng sững cao sang ngạo nghễ trên bầu trời cao vút , Nay trường NNT vẫn tồn tại ,dù chế độ cũ đã sụp đổ ;

 Suốt từ 1980 đến nay , tôi & NNT vì đồng môn tiếng Đức ,đồng hương Kinh Bắc  , đồng nghiệp văn nghệ sỹ  , như giãi bầy trên , vẫn quan hệ thân thiết với nhau ;

 Tôi là độc giả đồng hành của

7 cuốn sách viết riêng;

21 cuốn chủ biên đồng tác giả;

41 cuốn in chung

& độc giả của 150 số Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt nam;

Với tình sâu nghĩa nặng , tôi luôn thông cảm chia sẻ những khó khăn nghề nghiệp mà NNT phải đương đầu , ví dụ khi NNT làm “Phản biện giám định sau bảo vệ”, khi luận văn của ai đó bị kiện cáo , phải chấm lại ; nếu không có trí tuệ uyên bác & nghị lực phi thường, công tâm , vô tư , khách quan  thì không thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhạy cảm được giạo;

 Có lẽ công việc này ít người thích vì nó không tránh khỏi dị nghị vì : “ Được lòng đất mất lòng sông “;

NNT rất có bản lĩnh khi từ chối những bài có thâm ý xuyên tạc lịch sử  định luồn lách vào tạp chí ; nhờ vậy mà 150 số tạp chí , 13 năm qua không có hạt sạn nào ! Đại loại không cho qua kiểu bài như báo Văn nghệ để lọt bài Linh nghiệm ;

 Nay NNT đã trên 70 mùa xuân  , tôi cầu mong NNT tiếp tục tận hiến cho sự nghiệp cao cả của mình với năng khiếu bẩm sinh , sự sáng tạo thăng hóa , luôn luôn mạnh khỏe hạnh phúc !

 Chúc mừng sự ra đời cuốn sách mới quý giá Để Đời này ; Song song cũng chúc mừng NNT có cháu ngoại thứ 2 khi đã “ thất thập cổ lai hy “.  Có sách Để Đời  lại có tin vui này , đúng là “ Nhị hỷ lâm môn “

Tóm lại Nguyễn Ngọc Thiện là ai , tôi đã hiểu “ Gừng càng già càng cay” , chung thủy với con đường mà ông đã lựa chọn suốt từ 1974 đến nay ./.

                                                              Mùa thu 2018














1 nhận xét: