TRẦN TRỌNG GIÁ THÂN NƠI PHỐ THỊ HỒN ĐẰM NỖI QUÊ
Cảm
nhận tập lục bát Gửi lại dòng sông của Trần Trọng Giá, Nhà xuất bản văn học,
2022
Vũ Nho
Không ngẫu nhiên
mà ngày công bố kỉ lục Ghinet Việt Nam đối với nhà thơ “ Lục bát mỗi ngày” Đặng Vương Hưng, trong số
các tác giả Lục bát được vinh danh, có tên Trần Trọng Giá với tập GỬI LẠI DÒNG
SÔNG gồm 168 bài lục bát in khổ 16 x24. Nếu cứ khoảng 50 bài một tập thì tập thơ
này bằng ba tập bình thường. Tập thơ thật
ấn tượng. Lại được nhà thơ từng mặc áo lính Đặng Vương Hưng viết lời giới
thiệu; nhà thơ cựu chiến binh Trần Ninh Hồ viết lời bạt. Hình như tác giả có ý
coi tập thơ như vật làm tin không chỉ “gửi lại dòng sông” mà còn gửi lại
quê hương? Chỉ biết rằng “nỗi nhà nỗi quê” ( chữ của Trần Trọng
Giá) đầy ắp trong tập. Hơn một chục bài thơ có chữ quê : Về quê, Nhớ quê, Về quê, Tình quê, Trăng quê nhà, Bến trăng quê, Về
quê, Xuân quê, Quê ơi, Xuân nhớ quê, Quê
tôi,… Ấy là chưa
kể đến hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ thuở ấu thơ, trong kỉ niệm tuổi học trò,
trong những bâng khuâng bất chợt nơi phố
thị, trong những giấc mơ,…
Nhiều bài thơ và hình ảnh quê như thể
là bởi người lính xa quê, sau sống nơi phố thị vẫn nặng, vẫn canh cánh “nỗi quê”! Như lời “Thưa mẹ” tác giả tỏ bày:
Sống quen đô thị phồn hoa
Mà
con vẫn khát quê nhà mẹ ơi!
(Thưa
mẹ)
Nỗi nhà, nỗi
quê tác giả trước hết dành cho người mẹ hiền tần tảo nuôi mình, rồi khi mẹ khuất
núi vẫn dõi theo con phù hộ, độ trì:
Phú Nhiêu quê mẹ sinh ra
Nắng
mưa vẫn ngọt câu ca giọng hò
Hồn
thiêng mẹ hóa con đò
Đưa
con vượt mọi bến bờ trái ngang
(Thưa mẹ)
Anh hình
dung mẹ bất chấp lạnh lùng chỉ mong ủ ấm
cho con:
Thầm nghe trong tiếng gió lùa
Mẹ
tôi lạnh cả ngày xưa lạnh về
Chân
trần gió nổi tái tê
Phong
phanh áo mỏng đêm về ủ con
( Mẹ ơi!)
Người mẹ bạn,
đồng thời cũng là mẹ nuôi làm tác giả thổn thức thành kính khôn nguôi:
Cho con dâng mẹ niềm vui
Để
môi mẹ nở nụ cười tươi son
(Thăm bạn và
nhớ mẹ)
Quê hương là nỗi khát trong lòng người đi xa. Vì thế tác
giả luôn ước ao:
ước mình là cánh buồm dong
Chở
yêu thương với tuổi hồng về quê
(Về quê)
Càng xa quê,
đến tuổi “xế chiều” lại càng nhớ quê:
Xa quê mấy chục năm trường
Xế
chiều càng thấy tơ vương quê nhà
(Tình
quê)
Tác giả yêu
quê bằng hành động thiết thực không chỉ luôn về quê, mà còn vận động và đóng góp
tài chính để quê hương dựng lại đình làng. Bài thơ Đình làng Phú Nhiêu được
viết khi khánh thành công trình đình làng, theo nhà thơ Đặng Vương Hưng “Đó như là hạnh phúc, như một niềm tự hào
chính đáng đã có từ ngàn đời ở miền quê này vậy…” ( Một người con của làng
Phú Nhiêu và những câu thơ Gửi lại dòng sông – trang 16).
Không chỉ nặng tình quê, người cựu
chiến binh Trần Trọng Giá còn nặng tình với đồng đội, đồng chí. Điều đó thể hiện
trong bài thơ tặng Vũ Thanh Tùng, một
chiến binh đồng hương; trong bài
thơ viết về Thạch Hãn:
Dòng sông Thạch Hãn mênh mông
Năm
xưa nhuộm đỏ máu hồng người ơi
Để
giờ thương nhớ đầy vơi
Nghe
trong tiếng gió bạn tôi đang về
( Mong đồng
đội thứ tha)
Và nhất là
trong những câu thơ viết về Hoàng Nhuận Cầm, một người thơ mà tác giả coi như thần tượng, với kỉ niệm chiến tranh và
kỉ niệm đêm thơ:
Vạt rừng cỏ cháy khói tuôn
Bao
nhiêu mây trắng cứ buồn vào nhau
Đêm
thơ còn lại nỗi đau
Và
xin cỏ cứ một màu mãi xanh
( Nhớ Hoàng
Nhuận Cầm)
Tình cảm dạt
dào với đồng đội, bạn bè của Trần Trọng Giá là thế. Nên bạn đọc không ngạc nhiên
khi tác giả thường hoài niệm về mối tình
đầu, về tình yêu tình bạn với người bạn gái thuở xưa:
Người xưa giờ đã đi xa
Đêm
đêm anh với trăng ngà lang thang
(Chờ…)
Chữ tình nghiêng ngả bến sông
Chữ
yêu biết có còn không hỡi trời?
(Gieo
tình)
Không biết
chàng và nàng có hẹn thề gì, hay chỉ là chút tình ngây thơ thuở học trò, còn đang
là “người dưng”, nhưng thi nhân thì tương tư mãnh liệt:
Nỗi gì hóa đá người dưng
Tương
tư đốt cả một vùng cỏ hoa
(Thu cảm)
Cà hai nhà thơ quân đội là Trần Ninh Hồ và Đặng Vương
Hưng đều đánh giá cao sự mộc mạc, chân tình của Trần Trọng Giá, nhất là những vần
thơ tình khi tuổi đã xế chiều. Trần Ninh Hồ viết : “ Có sao đâu, ai bảo tuổi “xế chiều” người ta không có quyền được yêu,
cho dù đó chỉ là yêu trong mơ và trong tưởng tượng về “nàng thơ” của riêng mình”
. Đặng Vương Hưng thì coi “đam mê đánh thức
lại tuổi dậy thì, tuổi đang yêu tưởng chừng như đã lãng quên để càng yêu mình
và yêu người hơn”. ( Bài đã dẫn trong tập thơ).
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trần Trọng
Giá thả hồn và đắm say với mối tình tưởng
tượng, mối tình với nàng thơ, với bạn thơ. Đó là những Mơ ( Mơ thấy, Gặp bạn trong mơ, Giấc mơ hoa, Cứ mơ, Vẫn mơ, Giấc mơ chiều, Mơ hoang,…) , những Ước ( Ước, Ước gì, Ước,…)
những Thầm mong, những Thương ai,…
Tình yêu mơ mộng, nhiều khi đơn phương
làm cho người thơ yêu đời, yêu người và sống nhân hậu, nhân văn hơn.
Một khía canh đáng chú ý khác là nhà
thơ khá hài hước, vui vẻ. Anh tự nhận mình là một “lão xẩm”, là kẻ mộng mơ, ngu
ngơ:
Ta là một gã ngu ngơ
Xế
chiều …mơ cái vu vơ giữa đời
(Tự trào)
Tập tọe mài bút viết chơi
Văn
cùn, thơ cũng dở hơi nhạt phèo
(
Lão xẩm)
Một chàng thơ
đa tình dễ bị say nắng, dễ bị hớp hồn bởi những bóng hồng :
Tôi hôn mê mắt em cười
Hương
thơm hoa bưởi làn môi nồng nàn
(Thương
ai)
Một người
say ba trong một ấy là rượu, thơ và em nên say lâu:
Say em, say rượu hay thơ
Lòng
buồn man mác đến giờ còn say
(
Say)
Điều đó làm
cho thơ Trần Trọng Giá thêm giọng điệu và thêm màu sắc.
***
Trong một bài thơ có
nhan đề “Chút dại khờ”, tác giả như giãi bày:
Già đâu, vẫn nở xanh chồi
Trái
tim còn hát đầy vơi nắng lòng.
Vâng! Tôi
tin niềm tin của tác giả. Anh còn rất trẻ trung trong cảm xúc. Lòng anh ngập ánh nắng ấm áp tình đời. Trái tim anh sẽ
còn hát mãi những vần thơ ngợi ca quê làng
Phú Nhiêu, ngợi ca đồng đội, bạn bè và rộng
hơn là ngợi ca quê hương đất nước!
Hà
Nội, 18 tháng Ba năm 2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét