Nhà văn Vũ Công Hoan
GIẾNG KHÔNG TỰ BIẾT CÓ BAO NHIÊU NƯỚC
Kim Xương
Vũ Công Hoan dịch
Sinh
viên quan thôn Cảnh Tự Dân là trợ lý chủ nhiệm thôn Dương Thụ Trang. Trợ lý mà,
nói là một quan thôn là một quan thôn, nói không phải là một quan thôn cũng
không phải là một quan thôn. Nhưng đây là lối xưng hô đối với sinh viên được cử
về thôn hiện nay. Cảnh Tự Dân cũng không quan tâm.Chuyện anh quan tâm là Dương
Thụ Trang nơi anh đáng sống, ở trong xã cho đến trong huyện đều là thôn hạng
trung bình. Các mặt như trình độ nông nghiệp, tình trạng kinh tế, bộ mặt thôn
xóm, đời sống dân làng vân vân đều thuộc trên không tới dưới có thừa. Do đó dân
làng xét hướng dọc so với hướng ngang, tâm lý tương đối cân bằng. Tâm lý cân bằng
thì ít mâu thuẫn, ít vấn đề, ít sự việc,
dễ triển khai công tác, cũng dễ giành thành tích.
Nhưng
khi Cảnh Tự Dân làm suôn sẻ thuận lợi như gió như nước, cấp trên đột nhiên quyết
định đổi anh từ thôn hiện tại sang thôn Sa Dao.
Sa
Dao thôn là một thôn lớn thôn nghèo thôn lạc hậu, người đông ruộng ít, lề lối
tác phong kém, thầu khoán ruộng đất bao năm nay, các thôn khác đều đã giầu lên,
thay hình đổi dạng, trong khi thôn Sa Dao vẫn nghèo túng lạc hậu, phát triển chậm
như rùa. Nhất là trong thôn để xảy ra một vụ giết người chưa từng có bao giờ,
khiến cả thôn càng lâm vào cảnh hỗn loạn. Vì vậy thành phố đã chuyên môn rút ra một cán bộ đảm nhận chức bí thư chị bộ thôn, đồng thời yêu cầu nhanh chóng điều chỉnh hai ban lãnh đạo
thôn, ổn định tư tưởng bà con, xoay chuyển cục diện hỗn loạn, thay đổi bọ mặt lạc
hậu thôn Sa Dao.
Cảnh
Tự Dân được cử đến thôn Sa Dao trong bối cảnh như thế. Vậy là anh không hài
lòng, tức giận, báo cáo dối bố ốm nặng để về nhà.
Lão
Cảnh đội nắng nóng như thiêu như đốt tưới ruộng, thấy con trai nét mặt nhăn nhó
như đưa đám về nhà, liền biết ngay chắc trong lòng có mắc mứu gì đây, gặp phải
nan đề, thế là vừa tưới nước vừa thăm dò tâm sự của con trai. Khi Lão Cảnh làm
rõ nguyên nhân tức giận của con trai, liền bảo con: Việc trong thôn rất khó làm
tốt. Con ở nông thôn đã hơn một năm, bố nghĩ không dễ đâu. Đã về nhà hay chịu
khó tưới ruộng với bố, để trong lòng bình tĩnh lạị . Việc trong thôn là việc mệt
người mệt lòng lắm. Trông da con phơi nắng như da bố, bố nghĩ con khổ sở lắm.
Con
trai đáp:
-
Con không sợ khổ sợ mệt, như hiện giờ muốn có thành tích phải có cơ hội tuyển
chọn cất nhắc, song lại thay cho con một cái thôn nát như tương thế này. Chẳng
phải cố ý làm hỏng cơ hội gây khó dễ cho con?
Lão Cảnh nói:
-
Thôn nát, mới có thể thể hiện tài năng bản lĩnh. Chửa biết chừng ông lãnh đạo nào
đó đã nhằm đúng bản lĩnh gì của con cũng nên?
Con trai đáp:
-
Con có bản lĩnh gì đâu? Ở Dương Thụ Trang con vẫn cố ra sức học làm theo người
khác, có bản lĩnh gì đâu?
Lão Cảnh nói:
-
Vậy
thì...hay là con cứ ở thôn tốt đó lâu dài, cho đến khi sợ khổ sợ mệt?
Con trai đáp:
-
Từ nhỏ đến lớn đã có bao giờ con sợ khổ sợ mệt? Con sợ không có bản lĩnh, sau
khi đến đấy, làm không tốt, làm hỏng việc, khiến cho thôn đó vốn hỗn loạn lại
càng thêm rối bét.
Lão Cảnh nói:
-
Ờ,
cái lý ấy, con tưới lúa với bố, hai bố con ta vừa tưới lúa vừa nói chuyện.
Lão Cảnh kể:
-
Khi bố lấy mẹ, ông bà nội đều ốm yếu, không dám lấy, sợ gánh nặng, nhiều khó
khăn. Nhưng mẹ về, rất tháo vát, gánh vác hết mọi việc. Khi con học trung học,
nhà khó khăn, bố chỉ sợ con học kém thi đỗ đại học không nuôi nổi, muốn con sớm
giúp bố làm việc, ai ngờ con đã thi trúng đại học...
Lão Cảnh kể:
- Việc nhà con biết
rồi, nhà phải xây, sau khi lo liệu đám tang ông nội, đã mua máy kéo máy gặt, thân
thể bà nội cũng khá lên, con cũng tốt nghiệp ra trường... Bấy nhiêu năm bao
nhiêu việc khó, việc nào cũng tiến hành thuận lợi.
Lão Cảnh nói:
-
Quyết tâm của con người chống đỡ được mọi việc lớn! Bản lĩnh của con người cũng
bị hết việc lớn này đến việc lớn kia cản trở. Sống đến giờ bố biết, con người
ta không ai biết năng lực mình đến đâu. Nếu bố biết, gánh vác được ngần ấy việc
khó, ông nội con làm sao lại mất sớm như thế? Có phải sập nhà mắc nợ cũng phải đi
nằm bệnh viện!
Lão
Cảnh nói:
-
Con nhìn cái giếng này, đào năm thứ hai sau khi nhận khoán ruộng đất, chung
quanh hơn ba trăm mẫu ruộng năm nào cũng mấy lần lấy nước của nó tưới ruộng.
Hơn ba mươi năn nay rút lên bao nhiêu là nước, không biết bản thân cái giếng
này có bao nhiêu nước. Nêu mà biết phun
hết ra. Đừng nói hơn ba trăm mẫu ruộng, co dù cả thôn mình cũng được nó tưới khắp.
Nghe bố nói vậy, Cảnh Tự Dân cùng với bố tưới hết ruộng, liền
khoác ba lô lên đường đi đến thôn Sa Dao báo có mặt.
Vũ
Công Hoan dịch ngày 1 tháng 8 năm 2013
(Theo
Tiểu tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét