GHÉT CHUỘT
Nguyễn
Bỉnh Khiêm
Phiên âm chữ Hán
TĂNG THỬ
Duy thiên sinh chưng dân
Bão noãn các hữu dục
Ô hoàng cổ thánh nhân
Giáo dĩ nghệ ngũ cốc
Phụ mẫu ngưỡng tri sự
Thê tử phủ tri dục.
Thạc thử hồ bất nhân!
Thảo thiết tứ âm độc
Nguyên dã hữu cảo miêu
Lẫm dữu vô dư túc
Lao phí nông phu thán,
Cơ tích điền phụ khấp
Dân mệnh vi chí trọng,
Tàng hại hà thái khốc.
Thành xã ỷ vi gian
Thần, nhân oán mãn phúc.
Nhiêu thất nhiêu hạ tâm
Tất thụ thiên hạ lục.
Thị triều tứ nhĩ thi,
Ô, diên trách nhĩ nhục.
Tận sử điêu sái dân
Cộng hưởng thái bình phúc.
Dịch nghĩa
GHÉT CHUỘT
Trời sinh ra dân chúng,
Sự ấm no mọi người đều mong muốn.
Từ xưa các đấng thánh nhân
Dạy dân trồng năm giống lúa
Trên để phụng dưỡng cha mẹ,
Dưới để nuôi nấng vợ con.
Con chuột lớn kia sao mi bất nhân?
Ngấm ngầm ăn vụng ăn trộm.
Ngoài đồng chỉ còn nắm lúa khô,
Trong kho không còn hạt thóc thừa
Người nông dân khó nhọc và than thở
Người điền phụ gầy ốm và khóc lóc.
Tính mệnh của nhân dân rất là quan trọng,
Mi làm hại người ta quá lắm.
Mi chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc ở nền xã,
núp vào đó để tính mưu gian,
Quỷ thần và nhân dân oán ghét mi chồng chất ở trong
bụng.
Mi đã làm mất lòng thiên hạ nhiều,
Tất nhiên bị thiên hạ giết chết.
Đem phơi thây xác mi trong triều và ngoài chợ,
Để cho loài quạ, loài diều hâu nó mổ rỉa thịt mi.
Như thế mới khiến cho dân điêu tàn ốm yếu
Được hưởng hạnh phúc no ấm thời thái bình.
Dịch thơ
GHÉT CHUỘT
Trời sinh ra loài người,
Ấm
no theo lòng dục.
Ô
! xưa đời thánh nhân,
Dạy
dân giồng ngũ cốc
Cha
mẹ được nuôi nấng,
Vợ
con có dưỡng dục.
Chuột
lớn kia bất nhân,
Gậm
khoét thật thảm độc.
Đồng
ruộng trơ lúa khô,
Kho
đụn hết gạo thóc.
Nông
phụ cùng nông phu
Bụng
đói, miệng gào khóc.
Mệnh
người dám coi thường
Chuột
mi sao tàn khốc!
Ỷ
thành, xã làm càn,
Thần
nhân đều hằn học.
Mi
làm mất lòng người,
Tất
bị người tru lục.
Thây
phơi chốn thị, triều
Thịt
cho cú, vọ rúc.
Khiến
cho dân điêu tàn
Thái
bình được hưởng phúc.
Ngô Lập Chi dịch
Lời
bình của Vũ Nho
Lũ
chuột – loài gặm nhấm chuyên phá hoại thóc lúa hoa màu ngoài đồng, trong nhà
của con người vốn chẳng được ai ưa. Từ xưa trong Kinh thi của Trung Quốc đã
từng có bài Thạc thử ( Chuột xù) nói về con chuột béo bất nhân làm người dân
điêu đứng. Bài thơ “ Ghét chuột” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khai thác chủ đề
ấy, nhưng nổi bật ở cách đặt vấn đề và tình cảm căm ghét mãnh liệt của nhà thơ.
Nếu như tác giả “ Bình Ngô đại cáo”
đặt vấn đề “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, mở đầu cho bài cáo nổi tiếng của
mình, thì ở bài thơ này, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đứng trên quan điểm vì dân mà
ghét chuột:
Trời sinh ra dân chúng,
Sự ấm no mọi người đều mong muốn.
Ngẫm kĩ ra thì tuyên ngôn nhân quyền vĩ đại trong cách
mạng sau này đã từng được nói tới bằng thơ cô đọng ở đây. Tạo hóa sinh ra con
người, thánh nhân chăm lo cho con người, nguyện vọng no ấm, hạnh phúc là một
nguyện vọng chính đáng của họ. Thế mà Thạc thử ( Chuột xù) đã làm trái đạo
trời, trái với thánh nhân, trái với nguyện vọng của người dân. Nó gậm khoét
thảm độc:
Đồng ruộng trơ lúa khô,
Kho đụn hết gạo thóc.
Sự phá hoại, đục khoét ngấm ngầm của chuột làm cho:
Người nông dân khó nhọc và than thở
Người điền phụ gầy ốm và khóc lóc.
Phá hoại mùa màng, đục khoét kho tàng làm cho dân
chúng mất mùa đói gầy, khó nhọc, rồi sau chết vì nghèo đói. Đó là tội lớn của
chuột xù. Tác giả không nói thẳng ra, nhưng rõ ràng chuột không chỉ phá hoại,
gậm khoét “thảm độc”, “tàn khốc” gây tổn
thất về kinh tế. Cái đói do chuột gây ra cảnh
Cha mẹ không được phụng thờ và Vợ
con không được săn sóc đầy đủ. Chuột xù
cũng còn thêm một tội làm băng hoại đạo đức xã hội.
Đáng ghê sợ của loài chuột là ngoài việc chúng phá
hoại ghê gớm, thảm độc; chúng còn chui vào những chỗ thiêng liêng, quan trọng
nhất để tiếp tục phá hoại và bảo toàn mạng sống. Cả thần lẫn người dù có
tức ghét đầy bụng (oán mãn phúc) nhưng
không làm gì nổi nó.
Thành xã ỷ vi gian
(Mi
chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc ở nền xã, núp vào đó để tính mưu gian)
Ở đây không chỉ là việc nền xã thiêng liêng, nơi thờ
cúng và chân thành ( công trình phòng thủ quốc gia) đã che chở cho chuột xù,
làm cho người ta không dám đụng tới nó; mà còn có chuyện chuột ở chính những
nơi thiêng liêng, những nơi quan trọng. Nó đã lọt vào đó, có vỏ bọc vững chắc
và từ trong đó nó phá ra. Chuột dựa vào thành, xã; chuột ở chính nơi thành xã.
Với tấm lòng yêu thương dân tha thiết, nhà thơ đã cảm
thông, đã đứng vào hàng ngũ những người bị hại; thay mặt cho thần, cho người –
những người “ oán mãn phúc” – oán đầy bụng, nói lên nỗi căm ghét của mình:
Mi đã làm mất
lòng thiên hạ nhiều,
Tất nhiên bị
thiên hạ giết chết.
Đem phơi thây
xác mi trong triều và ngoài chợ,
Để cho loài
quạ, loài diều hâu nó mổ rỉa thịt mi.
Đọc đoạn thơ, thấy không phải là sự oán ghét bình
thường. Nó là lời cảnh cáo đanh thép, cũng là lời nguyền rủa nặng nề dành cho
kẻ thù không đội trời chung. Xé xác, phơi thây giống chuột không phải vì lí do
riêng tư mà trước sau chỉ vì một mục đích nhằm làm cho dân nghèo “ cùng an
hưởng hạnh phúc”. Lí tưởng thân dân, vì dân, nhân đạo và tiến bộ của nhà thơ
thật đáng trân trọng.
Điều đáng nói là tính chất thời sự của bài thơ. Thời
nào cũng có những con chuột xù “gậm khoét thảm độc” chui vào những nơi quan
trọng làm hại dân lành, làm hại quốc gia. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng bây
giờ cũng chính là để tiêu diệt những con “chuột xù” mới, thực hiện lí tưởng lấy
dân làm gốc mà các nhà tư tưởng của dân tộc từ bao đời đã ước mơ.
Hà
Nội, 1991.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét