4 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN
Happy reading & Having good thoughts các BCAs!
CÂU CHUYỆN 1: CHIẾC RÌU
Có 1 chàng trai trẻ đến gặp quản đốc
của một nhóm thợ đốn gỗ để xin việc. Người quản đốc chỉ vào một cái cây
to và bảo anh ta hãy đốn thử xem mất bao lâu. Chàng thanh niên đã không
mất nhiều thời gian đốn đổ cái cây đó một cách thiện nghệ.
Rất ấn tượng trước tay nghề khéo léo
của anh, người quản đốc quyết định nhận anh vào làm “Tốt lắm, hãy bắt
đầu đi làm từ Thứ Hai tới”.
Thứ Hai. Thứ Ba. Rồi Thứ Tư trôi qua,
ngày ngày chàng trai đều chăm chỉ làm việc. Đến chiều ngày Thứ Năm, bổng
quản đốc tới và cho chàng trai trẻ xem bảng xếp hạng:
“Chàng trai, năng suất làm việc của cậu
đã tụt lùi so với những người khác. Tổng kết từ đầu tuần cho thấy cậu
đã rơi từ vị trí đứng đầu hôm Thứ Hai xuống vị trí bét bảng cho đến hết
ngày hôm nay.”
Chàng trai trẻ bất bình lên tiếng:
“Nhưng tôi đã rất chăm chỉ làm việc.
Tôi luôn là người đến đâu tiên và là người ra về cuối cùng, thậm chí tôi
còn không cả có thời gian uống nước!”
Người quản đốc gật đầu nói:
“Phải công nhận cậu là công nhân cần cù nhất ở đây, nhưng đã bao lâu rồi cậu chưa mài chiếc rìu của mình?”
Chàng trai thật thà thừa nhận:
“Từ đầu tuần tới giờ thì chưa lần nào. Tôi mải làm việc quá nên không có thời gian để mài rìu.”
+++
Bài học: Cuộc sống của chúng ta
cũng như vậy. Chăm chỉ không có gì là xấu, nhưng đôi khi cần có một
khoảng ngừng để “mài sắc chiếc rìu”, làm mới bản thân thông qua việc tự
học tập và rèn luyện. Bỏ qua việc này, chúng ta sẽ nhanh chóng bì “cùn”
đi, và mất dần đi khả năng làm việc hiệu quả của mình.
CHUYỆN THỨ 2: BÁN ỚT
Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố
làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: “Chị hãy chia số ớt này
thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn
nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói:
“Không cần đâu!” Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy
ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của
chị có cay không?” Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu
đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong
liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt
chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi
đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một
cái, liền mở miệng nói… Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn
không cay!” Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của
chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã
hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu
còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt
hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày
trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi.
Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng:
“Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả,
còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”. Thật là thần kỳ vậy!
Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
+++
Bài học:
Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là…
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Nếu như bạn muốn bán đi những sản
phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản
phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ
khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào.
Nếu như bạn bán hàng đều là dựa
theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp
phải rất nhiều khó khăn. “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường
thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như
nhau”.
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng
bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên
trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn
bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn
nhiều.
CHUYỆN THỨ 3: ĐỒNG XU
Trong một trận đánh quan trọng chống
lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận
được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của
những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi
đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của
mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:
“Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước
kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này
lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng
ta sẽ thua.”
Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao.
Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất
cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận
chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến
thắng oanh liệt.
Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
“Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được.”
“Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta.”
Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!
+++
Bài học: Không bao giờ có cái được
gọi là số phận hay định mệnh, chúng ta mỗi người chính là người vẽ ra
con đường cho chính mình. Bởi vậy mỗi khi đối diện với gian lao hãy luôn
hi vọng và tin vào chính mình để có động lực để bứt phá.
CHUYỆN THỨ 4: CỪU – SÓI – SƯ TỬ
Thượng đế đã an bài cho hai bầy cừu sống trên thảo nguyên, một bầy sống ở phía Nam, một bầy sống ở phía Bắc.
Thượng đế còn cho hai bầy cừu tự tìm kiếm hai loại kẻ thù tự nhiên (thiên địch) – một là sư tử, một nữa là sói.
Thượng đế nói với bầy cừu rằng:
“Nếu như các ngươi chọn sói thì ta sẽ
cấp cho các ngươi một con và nó có thể tùy ý cắn giết các ngươi. Còn nếu
như các ngươi chọn sư tử thì sẽ cấp cho các ngươi hai con, các ngươi có
quyền lựa chọn sống cùng một con trong chúng và tùy thời điểm mà hoán
đổi”.
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện này là: Nếu như là bạn, thì bạn sẽ chọn sói hay chọn sư tử?
Rất dễ dàng để lựa chọn phải không nào?
Lựa chọn xong rồi, bạn hãy nhớ kỹ lựa chọn của mình và đọc tiếp.
Bầy cừu ở phía Nam nghĩ rằng, sư tử thì
hung mãnh hơn sói rất nhiều, hay là chúng ta chọn sói đi! Thế là, chúng
chọn một con sói.
Bầy cừu ở phía Bắc nghĩ rằng, mặc dù sư
tử hung mãnh hơn sói rất nhiều, nhưng chúng ta lại có quyền được lựa
chọn, hay là chúng ta chọn sư tử đi! Thế là chúng chọn hai con sư tử.
Ở phía Nam, sau khi sói tiến vào bầy cừu, nó liền bắt đầu ăn thịt chúng.
Thân thể sói nhỏ, sức ăn cũng nhỏ, cho
nên một con cừu cũng đủ cho nó ăn mấy ngày. Và như thế, bầy cừu vài ngày
mới bị truy đuổi một lần.
Bầy cừu ở phía Bắc chọn một con sư tử,
con còn lại được lưu lại ở nơi của Thượng đế. Sư tử sau khi tiến vào bầy
cừu, nó cũng bắt đầu ăn chúng. Sư tử không những hung mãnh hơn sói, mà
sức ăn của nó cũng kinh người. Mỗi ngày nó đều phải ăn một con cừu. Như
vậy, bầy cừu ngày ngày bị truy sát nên cũng vô cùng hoảng loạn.
Bầy cừu phía Bắc đã vội vã xin Thượng đế đổi con sư tử kia.
Nhưng thật không ngờ rằng, con sư tử
kia khi lưu lại chỗ Thượng đế đã không hề được ăn gì, đói khát không
chịu được, nên đã nhào vào bầy cừu mà cắn giết còn điên cuồng hơn con
lúc trước.
Bầy cừu phía Bắc suốt ngày chỉ lo trốn chạy để khỏi chết, ngay cả cỏ cũng không kịp ăn.
Bầy cừu phía Nam may mắn khi đã lựa
chọn đúng kẻ thù thiên địch, lại cười nhạo bầy cừu phía Bắc không có con
mắt tinh tường khi lựa chọn.
Bầy cừu phía Bắc thấy hối hận vô cùng và thống thiết kể khổ với Thượng đế, cầu mong được thay đổi thiên địch – đổi thành sói.
Thượng đế nói: “Một khi đã lựa chọn
thiên địch rồi thì không thể thay đổi được, nhiều đời sau cũng phải tuân
theo, các ngươi chỉ có quyền lợi duy nhất là ở cùng hai con sư tử đã
lựa chọn đó mà thôi”.
Bầy cừu phương Bắc đành phải không ngừng hoán đổi chung sống với hai con sư tử.
Nhưng hai con sư tử đều hung tàn như
nhau, hoán đổi con nào thì cũng bị thê thảm hơn bầy cừu phương Nam rất
nhiều. Chúng dứt khoát không hoán đổi nữa, khiến cho một con ăn đến béo
mập, cơ thể cường tráng, con còn lại tắc thì bị đói bụng đến gầy còm.
Khi con sư tử gầy đói kia sắp chết, bầy
cừu liền lên Thượng đế xin đổi sang ở cùng với nó. Con sư tử gầy trải
qua thời gian dài đói khát dần dần hiểu ra một đạo lý: Bản thân tuy hung
mãnh phi thường, 100 con cừu cũng không là đối thủ, nhưng vận mệnh của
nó là nằm trong tay bầy cừu điều khiển. Bầy cừu bất cứ lúc nào cũng có
thể đưa nó trở về chỗ Thượng đế, cho nó chịu đủ sự dày vò, hành hạ của
đói khát, thậm chí có thể bị chết đói.
Sau khi nghĩ thông suốt đạo lý đó, con
sư tử gầy gò đối xử với bầy cừu rất khiêm nhường, nó chỉ ăn con cừu chết
hoặc con cừu bị bệnh, mà không ăn con cừu khỏe mạnh nào nữa.
Bầy cừu mừng rỡ, có mấy con cừu nhỏ muốn đề nghị ở cố định với con sư tử gầy, không muốn con sư tử mập kia nữa.
Một cừu già liền nhắc nhở: “Con sư tử
gầy này là sợ chúng ta trả nó lại nơi Thượng đế để nó chịu đói chịu khát
nên mới đối tốt với chúng ta như thế. Nhưng ngộ nhỡ con sử tử mập kia
chẳng may chết đói thì chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào nữa, vì con
sư tử gầy này sẽ rất nhanh chóng khôi phục lại bản tính hung tàn của
nó”.
Bầy cừu cảm thấy con cừu già nói rất có lý, vì không muốn cho con sư tử mập kia chết đói, chúng vội vàng đổi nó về sống cùng.
Con sư tử béo tốt trước kia bây giờ
cũng đã đói bụng đến nỗi chỉ còn lại da bọc xương, hơn nữa cũng hiểu
được đạo lý rằng số mệnh của mình là nằm trong sự điều khiển của bầy
cừu. Để có thể sống trên thảo nguyên lâu hơn nữa, nó lại tìm mọi cách để
nịnh nọt bầy cừu. Còn con sư tử bị trả về nơi Thượng đế kia khổ sở đến
chảy nước mắt.
Bầy cừu phía Bắc sau khi đã trải qua
trùng trùng điệp điệp những trắc trở, cuối cùng chúng đã vượt qua và
sinh sống tự do tự tại.
Tình cảnh của bầy cừu phía Nam thì càng
ngày càng bi thảm, con sói kia vì không có đối thủ cạnh tranh, bầy cừu
lại không có cách gì thay thế nó, nó lại được thể làm xằng làm bậy. Mỗi
ngày đều muốn cắn chết mấy chục con cừu, con sói từ sớm đã không thèm ăn
thịt cừu nữa, nó chỉ uống máu của cừu, còn không cho phép con cừu nào
được kêu. Con cừu nào mà kêu thì sẽ bị nó cắn chết ngay lập tức.
Bầy cừu phía Nam lúc này chỉ có thể than thở trong lòng: “Sớm biết như thế này, chi bằng lựa chọn hai con sư tử còn hơn!“
+++
Bài học: Bạn muốn được sống một
cuộc đời vui vẻ thoải mái, thì ngoài khả năng mạnh yếu bên ngoài ra, còn
cần tự mình “nắm giữ quyền quyết định” cũng là yếu tố vô cùng quan
trọng!
Nguồn: Internet
Những câu chuyện rất thú vị. Cảm ơn bác Vũ Nho.
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã chia sẻ! Đúng là những câu chuyện đem lại nhiều điều đáng suy ngẫm!
Xóa