NƠI NÀY, THUỞ ẤY,… VỚI EM!...
Tặng mẹ con bà giáo Hoàng Thị Phú,
để kính tặng trường THCS Văn Đức,
huyện Gia
Lâm, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập
(1966 – 2016)*
ĐƯỜNG VĂN
Ôi Văn Đức! 50 thu Văn
Đức!
Hóa thiêng liêng ký ức ấm lòng xa!
Đi giữa sân vui, cờ hoa đỏ rực,
Mắt chợt rưng rưng,… kính bỗng nhòa!*
… Là nơi một nửa
của tôi trông vời…
đăm
đắm, nhớ thương…!
Chung
một bờ sông,
mà
vợ nam, chồng bắc:
Văn Đức, Gia Lâm – Đông Anh, Đại Mạch,
rong
ruổi lo toan, mốt mải đi về…
Ôi
mái trường ngoài đê, xa cuối huyện,
Lụt hè 71, nước ngập lưng phòng;*
hì
hục kê bàn, xếp cao giáo án,
ẵm
con quấy bột, rối bòng bong…!
Vội
qua phà Trèm, ghé thăm cha mẹ:
- U đổi cho con lưng đấu gạo mùa!
- Xúc
nhiều đi!... Cái thằng vớ vẩn!...
Cháu
bà dưới ấy đỡ ho chưa?!...
Vượt
bãi ngô rờn, cát níu chân,
mồ
hôi lấm tấm, dạ băn khoăn…
Sân
trường, chập chững Giang líu tíu:
- A! Pố
(bố) vừa sang!... Mẹ nén mừng!
Thương
những mờ sương lạnh cuối đông,
lỉnh
kỉnh bồng Giang đi gửi trẻ:
Nào
con, nào túi, cặp… cạp lồng…!
Tất
tưởi, chỉ lo vào lớp trễ!...
Thuở
ấy, trường quê bãi thật nghèo!
Nhưng
tình đồng nghiệp ấm bao nhiêu!
Mời
nhau ngô nướng, cho dưa muối,
- 2 tiết dùm em!… bận buổi chiều.
Học
trò Chử Xá với Trung Quan!
Siêng
học, làm chăm, nết thảo thuần,
Kính
quý thầy cô như cha mẹ,
Có
điều hơi nhát,… lại càng thương!!
Xa
Văn Đức: bốn tư (44) năm… đằng đẵng,…
biền
biệt hoài, dầu chỉ cách dòng sông!
Anh Thủy có còn?
Cụ Nháy còn không?!
Cây
nhãn cạnh văn phòng
có
còn không,… hở nhãn?!...
Tất
cả,… chao ôi!...
giăng
thành kỷ niệm,
nắng
thưa, mưa vắng,
nhói
nhói tim này,
chất
thương chồng nhớ,…
nao
nao lạ thường!?...
- Vì sao?… chín nhớ mười thương?
Mai về Hội
trường Văn Đức cùng vui.
Trải bao cay đắng, ngọt bùi,
Vẹn nguyên tình nghĩa,… tái hồi,… hàn huyên…
Nơi này,…
thuở ấy,… với em,…
đã thành thăm thẳm riêng miền… tâm tư.
Càng lâu, càng ngấu, càng nhừ…
Mỗi khi tửu hậu
trà dư…, cảm hoài!...
Gia Lâm – Văn
Đức mình ơi!
Bâng lâng, lựa mấy khúc nhôi… tạ lòng!
CHÚ
GIẢI
* Bà Hoàng Thị Phú - vợ tôi – Đường Văn,
đã dạy học ở trường cấp 2 xã Văn Đức, mạn cuối phía đông nam huyện Gia Lâm, Hà
Nội, từ cuối năm 1968 đến mùa đông năm 1972. Tôi (bởi thế, trở thành một trong
những chàng giáo-rể trẻ nhất của trường) trong thời gian ấy, được PGD huyện phân
công dạy tại trường cấp 2 Đại Mạch (Bùi Quang Mại hiện nay), cực tây huyện Đông
Anh.
* Con trai đầu lòng của chúng tôi: cháu
Nguyễn Hoàng Giang sinh tháng 4/1971. Khi mới được hơn 2 tháng tuổi, cháu đã phải
theo mẹ xuống trường công tác, đúng vào chập lụt dâng dữ dằn, hè 1971.
* Cụ Nháy, ở thôn Trung Quan, từng cho
cô giáo Phú trọ nhờ một thời gian khá dài. Xã Văn Đức, một xã thuần nông – ngư,
nằm ngoài đê sông Hồng, phiá nam giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, gồm 2
thôn: Chử Xá và Trung Quan. Trường Văn Đức toạ lạc trên cánh đồng-bãi giữa 2
thôn ấy.
* Vụ lụt mùa hè năm 1971, nước sông Hồng
ở Hà Nội dâng cao, vượt mức báo động 3, tràn ngập vào các phòng, lớp, nhấn ngập
chìm bàn ghế, sách vở, đồ đạc. May vào dịp học sinh nghỉ hè, nhưng cũng gây khó
khăn, thiệt hại không nhỏ đến tài sản chung của trường và anh chị em giáo viên đang
ở nhà tập thể, trong đó có gia đình chúng tôi.
* Anh Phan Hữu Thủy, nguyên Hiệu trưởng đầu
tiên trường cấp 2 Văn Đức những năm ấy. Một thầy giáo – cán bộ đúng mực, hiền
hậu, người anh khả kính, thân thiết.
* 4 câu Đề từ, mượn cách nói của Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu (“Ánh sáng và Phù sa” (NXB Văn học, 1960); SGK Ngữ văn, lớp
12, tập 1; NXBGD, 2016; (tái bản).
* Thông tin về người viết:
-
Đường Văn (Nguyễn Văn Đường);
- DĐ: 01 666 800 831; - E Mail – Faxebok:: d0988 502 105@gmail.com
Trèm – Thụy Phương,
Bắc Từ Liêm, Hà Nội,
31/10/2016; ĐV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét