Hoàng Dân
BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI ( tiếp theo)
Đường Văn - Hoàng Dân
3. Nhị khoái:
NGỦ
Ăn
được, ngủ được là tiên!
Không
ăn, không ngủ, mất tiền thuốc thang (hoặc
sẽ (phát) điên có ngày!).
Như
thế, đủ biết giấc ngủ đối với cuộc sống con người quan trọng và cần thiết
không kém gì ăn, chỉ đứng sau ăn. Với trẻ em, thì:
Trẻ
em như búp trên cành,
biết
ăn, ngủ, biết học hành, là ngoan! (Hồ Chí Minh).
Có
những khi ngủ lại cần hơn cả ăn. Không được chợp mắt 2, 3 đêm liền vì công
việc túi bụi, gấp gáp, vì chăm con ốm, cháu sài… chỉ mong được 1 giấc ngắn chứ
không cần ăn uống chi hết. Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe,
thần kinh và các hệ vận động được tạm thời nghỉ ngơi, thư giãn, tái sinh năng
lượng mới mà còn có thể cho con người những giấc mơ (mộng) tuyệt vời. Ngủ đủ
giấc, sau 1 đêm yên tĩnh, 1 buổi trưa nghỉ 30 – 40’ ngay trong phòng làm việc.
Tỉnh dậy, thấy tâm hồn khoan khoái, cơ thể tràn đầy sinh lực, hứng phấn, muốn
làm việc suy nghĩ, sáng tạo, hoặc lao động chân tay, tùy hoàn cảnh, sở thích
mỗi người. Mất ngủ, khó ngủ, cả đêm chỉ chợp mắt được 1, 2 tiếng thì sáng dậy
toàn thân uể oải, mắt đỏ kè, mỏi mệt, dật dà dật dờ, chẳng muốn làm việc gì…
Một trong những căn bệnh khó chịu và đáng sợ nhất là bênh mất ngủ. Một trong
những hạnh phúc nhất của những người đang trong độ tuổi làm việc là được nghỉ
bù, ngủ bù.
Nhưng
ngủ gà ngủ gật, chập chà chập chờn, nửa thức nửa ngủ, ngủ mơ lẫn lộn… Nghĩa là
giấc ngủ không sâu, không ngon thì cũng không thấy khoan khoái. Còn gì khoái hơn,
dù là giấc ngủ trưa hiếm hoi trong tù của Hồ Chí Minh:
Trong tù khoan khoái giấc ban trưa,
Một
giấc say sưa suốt mấy giờ.
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới,
Tỉnh ra, trong ngục, vẫn nằm trơ!
(Ngủ trưa – Nhật ký trong tù)
Một
trong những nhận xét khái quát mang tính triết lý nhân tướng học
của Người cũng được phát hiện khi quan sát giấc ngủ của các bạn tù trong các
nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (1942 – 1943):
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh
dậy, phân ra kẻ dữ, hiền.
Nhưng
cũng có những giấc ngủ do say sưa mất cảnh giác dẫn tới thua trận , mất thành,
thiệt mạng oan uổng như Lã Bố, Trương Phi (Tam quốc diễn nghĩa). Mất
ngủ, khó ngủ kinh niên, mãn tính, muốn ngủ phải uống thuốc xeluxen (quá
liều có thể kéo giấc ngủ tới vĩnh viễn (tự tử bằng thuốc ngủ cũng là 1
cách mà nhiều kẻ chán đời thích sử dụng vì nó nhẹ nhàng, chẳng đau đớn, vật vã
gì. Có điều hơi bị khó là làm sao có thể tích trữ được đủ lượng thuốc ngủ cho
kế hoạch chấm dứt cuộc đời?!).
Tốt
nhất vẫn là thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, 1 cách tự nhiên - sinh học.
Bất đắc dĩ mới phải dùng thuốc. Nên ăn đều những thực phẩm chức năng như tâm
sen, ngó sen, đỗ đen (cháo, chè, luộc); không uống trà, càfe, đọc sách, xem ti
vi, ngồi máy tính làm việc, nhậu nhẹt… quá khuya… làm khó ngủ, lâu dần tạo
thành thói quen mất ngủ, rất có hại. Càng không nên vin vào cớ: ngủ muộn thì
dậy muộn, ngủ trưa đến tận cuối chiều cũng chỉ làm cơ thể ỳ trệ, mệt mỏi, tích
mỡ thành béo phì, nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp. Ca dao xưa đã
từng chế giễu:
Chú
tôi hay tửu hay tăm,
hay
nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày
thì mong những trời mưa,
Đêm
thì mong những có thừa trống canh!
Ngủ và ngáy. Ngáy không phải là một bệnh lý mà là
do cấu tạo riêng của khoang miệng, hốc mũi từng người. Khi ngủ, thở bằng miệng
(vì ngạt mũi chẳng hạn) thì hay bị ngáy. Có người ngáy to, người ngáy nhỏ. Trẻ
em thường ngáy rất nhỏ. Càng già, ngáy càng to, càng nặng nhọc, khó khăn. Nhưng
cũng có những người ngay ở tuổi thanh niên, tráng niên, đặt mình là ngáy, ngáy
rất to, như kéo gỗ, khí kho khí khò, khò khè, thậm chí rít lên, sặc lên từng
hồi, gây sự khó chịu, bất tiện, mất ngủ cho những người ngủ cùng. Nhưng bản
thân người ngủ ngáy thì hầu như không biết gì hết! Họ cứ việc vô tư xẻ gỗ
một cách khổ sở hoặc khoan khoái mà thôi! Cũng có thể giảm ngáy, bớt ngáy bằng
cách nằm ngủ đúng tư thế theo lời chỉ dẫn của bác sỹ.
Nói
về nơi ngủ, điểm thấy trong kho từ vựng tiếng ta, có: ngủ nhà, ngủ
điếm (canh), tàu, thuyền, xe, đường, chợ, công viên, ngủ trên bụng vợ, ngủ trên
lưng ngựa (kỵ sỹ), ngủ ngàn thu, ngủ vĩnh viễn, ngủ không bao giờ dậy (chết);
ngủ trong bụng cá, cùng Hà Bá (chết đuối), với giun (chết); dưới âm ty (phủ),
ngủ trọ,…
Về tư
thế ngủ, cách ngủ: đỗ, nhờ, hoang, lang, ngủ vạ ngủ vật, ngủ đứng, ngủ
ngồi, ngủ chán ngủ chê, ngủ no con mắt, ngủ gà ngủ gật, ngủ dúi ngủ dụi, ngủ bờ
ngủ bụi, nằm đâu ngủ đó, ngủ bù, ngủ gà, ngủ chim (mắt khép lim dim, nửa tỉnh
nửa ngủ), ngủ như chết (say); ngủ (ăn) tạm bợ, ngủ đông (gấu).
Truyện
Kiều có câu thật ảo nói về 1 trạng
thái ngủ trong cơn say tình yêu chớm hé nơi chàng Kim Trọng tương tư Thúy Kiều:
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.
Ngủ nướng
là 1 từ ghép độc đáo, nghĩa là ngủ rốn, cố ý lười, chây ỳ, ngủ thêm chưa muốn
dậy. Đồng dao và ca dao ru con (em, cháu) cũng có những câu chan chứa cảm xúc
thương yêu mà hóm hỉnh, ngộ nghĩnh. Cái ngủ, ở đây, đồng nghĩa với bé
em nằm khoanh trong lòng mẹ, lòng bà, lòng chị, đang thiu thiu, rồi thiếp
dần vào giấc ngủ trong tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè (đêm khuya), trong lời
hát ru dịu dàng của bà (mẹ, chị):
Cái
ngủ mày ngủ cho lâu,
Để
mẹ đi cấy đồng sâu chưa về.
Bắt
được con riếc, rô, trê,
Cầm
cổ lôi về, nấu nướng ngủ ăn.
Ngủ
ăn không hết
Để
dành đến Tết,
Cúng
ông cúng bà,
Cúng
con mèo già,
Nó thường ăn vụng…
Lại có câu:
Em
tôi buồn ngủ buồn nghê,
Buồn
ăn cơm nếp, cháo kê nhà người.
Thì buồn nghê là buồn gì? Tôi cho rằng chữ nghê là vô nghĩa.
Trong văn cảnh này, nó chỉ là từ láy đệm thêm vào chữ ngủ (ngủ
nghê, ngủ với chả nghê!) cho đủ tiếng, đủ vần của 1 nửa câu
hát ru em phổ thơ lục bát mà thôi!
(Còn tiếp)
Đường Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét