Bài thơ LỜI
THỀ LÁ SEN -
Thơ Nguyễn Đăng Luận và CẢM TÁC
nhà thơ Nguyễn Đăng Luận năm 23 tuổi
Kính thưa
độc giả
“... Tháng
Tám Thu về ướp thơm lừng cốm mới
Gói một
trời ký ức chẳng nguôi ngoai!”
Tháng Tám
mùa Thu Hà Nội vẹn nguyên trong tâm khảm với hương lá Sen dìu dịu,
hương Cốm làng Vòng say đắm lòng người Hà Nội xa quê!
Hình ảnh
bông Sen kiêu hãnh và thanh cao đã gắn liền với đời sống của người
Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Hình ảnh đó đã đi
vào ca dao, dân ca, biểu tượng...
Nhà thơ
Nguyễn Đăng Luận (Hội
nhà văn Hà Nội) –
Hiện Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận là chủ biên và tài trợ xuất bản Tân Văn
chuyên đề sáng tác phê bình giới thiệu văn học - NXB Hội nhà văn - người mê mẩn với vẻ
đẹp của hương Cốm, lá Sen đã làm mới hình ảnh của Sen trong một
phát hiện vô cùng độc đáo LỜI
THỀ LÁ SEN. Để trong những giây phút thăng hoa đó LỜI THỀ LÁ SEN
đã trở thành một hiện tượng. Mùa Thu về với hương Sen tinh khiết,
với cốm làng Vòng thắm đượm tình quê – một lần nữa xin được gửi
tới quý vị độc giả LỜI
THỀ LÁ SEN của nhà thơ
Nguyễn Đăng Luận!..
Lời bình của
Nhà thơ Ngô Quân Miện
Lời thề lá sen,
như một bài dân ca xinh xắn, nói về một tình yêu thất vọng. Nó chiếm
được tình cảm của người đọc vì cái cốt hồn nhiên chân thật của hương
đồng gió nội mà vẫn có cái duyên dáng thanh lịch:
Lời thề lá sen
Nhà thơ Ngô Quân Miện (1925-2008)
Lá sen chưa kịp đi tu
Mà hoa cúc đã nhuộm thu óng vàng
Yêu em mua cốm làng Vòng
Nâng niu anh gói trong lòng lá sen
Lời thề hôm ấy của em
Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa
Không ngờ anh thật không ngờ
Lá sen rách.Cốm bây giờ thơm đâu?
Nguyễn Đăng Luận
Lời bình của nhà thơ Ngô Quân Miện:
Lời thề lá sen, như một bài dân ca xinh xắn, nói về một tình yêu thất
vọng. Nó chiếm được tình cảm của người đọc vì cái cốt hồn nhiên chân
thật của hương đồng gió nội mà vẫn có cái duyên dáng thanh lịch:
"Lá sen chưa kịp đi tu"
Hai chữ "Đi tu" nghe thì quê kiểng nhưng ý nhị lắm. Ngày
xưa những cô gái thất tình thường hay thề thốt “cắt tóc đi tu” nếu
không lấy được người mình phải lòng đắm say thì thà xa lánh trần
duyên còn hơn gánh cả đời trần duyên oan trái. Cũng ngày xưa con trẻ
nhà quê nghịch ngợm thường bắt bướm vặt bỏ hết chân không cho đậu vào
hoa nữa như thế gọi là bắt con bướm đó "đi tu". Nguyễn Đăng
Luận dùng trong câu mở đầu bài thơ có sức gợi. Anh đã khéo tìm được
tứ thơ hay để góp vào những hình ảnh và từ ngữ dân gian:
"Lời thề hôm ấy của em
Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa"
Tứ thơ này là một tứ thơ độc đáo đáng yêu. Cũng phải hiểu rằng: Sự
bắt được tứ thơ mới trong thơ không phải là ngẫu nhiên, trời cho mà
là sự tích đọng tiềm tàng khi gặp thuận thì ngẫu hứng nảy bật lên.
Nếu không có được cái tứ "chủ bài" ấy thì không thể có được
cái tình huống bất ngờ lý thú đầy kịch tính sau:
“Không ngờ anh thật không ngờ
Lá sen rách . Cốm bây giờ thơm đâu?”
Lời thề yêu thương được gói trong chiếc lá sen tơ thì đẹp quá thơm quá
thi vị quá. Ai ngờ đâu lại gặp phải cái lá sen rách. Sự hóm hỉnh ở
đây cũng chính là một nét truyền thống của thơ ca dân gian. Có duyên
cũng chính là ở chỗ đó.
Ngô Quân
Miện
(Bài
đăng số đặc biệt báo Giao thông vận tải và Bưu điện Chào mừng ngày
Quốc tế phụ nữ 8/3 năm 1992). Mấy năm nay bài này luôn nằm
top 10 bài được đọc nhiêu trên Tôn Vinh văn hóa Đọc. vn).
http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_323_361_39776.html
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét