Nhà văn nhà giáo Hoàng Dân
Vô đề
Phạm Công Trứ
Sau
mỗi hàng lục bát
Có
một nụ cười buồn
Trong
mỗi chàng thi sĩ
Có
một thằng trẻ con
Trong
mỗi một phiến đá
Có
một pho tượng rồi
Còn
anh nhà điêu khắc
Bỏ
phần thừa mà thôi
Trong
mỗi một chiếc lá
Có
một bài thơ rồi
Còn
anh là thi sĩ
Giải
mã từ mà thôi
Lời
bình của Hoàng Dân
Sau mỗi hàng
lục bát
Có một nụ cười
buồn
Hiển nhiên là
thể thơ lục bát hay bất kì một thể thơ nào khác đều chẳng có liên quan gì đến
chuyện buồn, nhưng người viết ra những câu thơ thì có thể buồn, nhất là thơ lục
bát. Buồn vì bị ám ảnh bởi những lời ru nẫu ruột nẫu gan chập chờn văng vẳng
qua bao kiếp người: “Đêm qua mới gọi là đêm/Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa”.
Buồn vì một tình yêu đơn phương. Buồn vì mất một người bạn. Và buồn vu vơ: “Hôm
nay trời nhẹ lên cao/Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu)… Đó là
cái sự buồn của người làm thơ, tức thi sĩ, mà thi sĩ đích thực thì vốn hồn
nhiên như trẻ con:
Trong mỗi chàng
thi sĩ
Có một thằng
trẻ con
Hồn nhiên như
trẻ con là một phẩm chất quyết định người làm thơ có phải là thi sĩ hay không?
Nên nhớ hồn nhiên như trẻ con và giả vờ làm trẻ con là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Trong bài “Ngẫu hứng sau mưa”, Phạm Công Trứ đã nói rõ cái ý
này: “Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ/Như người yêu khác hẳn với tình nhân/Biển
dù nhỏ không phải là ao rộng/Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân”.
Thành ngữ Việt
có câu nói về tính cách của trẻ con thật hay: “Giòn cười tươi khóc”, “tươi” ở
đây có nghĩa là “ngay lập tức”, ví như ta nói “đắt như tôm tươi” (tôm vừa đánh
bắt xong), rau tươi (rau vừa mới hái xong), cá tươi (cá vừa đánh bắt xong),
tiền tươi (tiền trả ngay lập tức)…
Diễn nôm tính
cách trẻ con là: vừa mới cười giòn xong lại có thể khóc ngay lập tức được! Đó
chính là tố chất nhạy cảm của thi sĩ: thoắt vui thoắt buồn, vui đấy nhưng lại
có thể buồn ngay lập tức và ngược lại. Và thi sĩ (hồn nhiên như trẻ con) thì dễ
xúc động, dễ tủi thân, dễ hờn giận… và thường ngơ ngác trước cách hành xử của
những người lớn, những đấng bậc… Nhưng thi sĩ lại không thể là trẻ con vô tư
được, họ làm thơ để gửi gắm những gì mà mình đã trăn trở, trải nghiệm… và
thường là buồn.
Nhưng nụ cười
buồn sau mỗi hàng lục bát nói riêng, nghệ thuật nói chung có gì mới không?
Không! Nghệ sĩ chỉ thừa hưởng những gì đã có sẵn trong tự nhiên từ nghìn triệu
năm qua:
Trong mỗi một
phiến đá
Có một pho
tượng rồi
Còn anh nhà
điêu khắc
Bỏ phần thừa mà
thôi
Đóng góp lớn
nhất của nghệ sĩ là tước bỏ những cái gì không phải là nghệ thuật, không thuộc
về nghệ thuật để tôn vinh những gì thuộc về vĩnh cửu. Đây là chỗ phân biệt nghệ
sĩ đích thực với những kẻ mạo danh nghệ sĩ. Giống như một câu chuyện vui nước
ngoài, đại ý: Ông chủ một doanh nghiệp nọ có một chiếc máy rất quan trọng bị
hỏng khiến cho toàn bộ dây chuyền sản xuất bị ngừng trệ. Ông chủ đã mời hàng
chục thợ giỏi đến, nhưng người nào cũng bó tay. Cuối cùng ông chủ tìm được một
nhà khoa học chuyên ngành về chế tạo máy. Chỉ sau 5 phút, nhà khoa học đã sửa
xong chiếc máy và dây chuyền sản xuất lại tiếp tục vận hành trong niềm vui khôn
tả của ông chủ. Ông chủ vui vẻ nói với nhà khoa học: “Xin ngài cho biết tiền
công sửa máy?”. Nhà khoa học thủng thẳng: “10 ngàn USD!”. Ông chủ trợn mắt kinh
ngạc: “Chỉ mất có 5 phút sửa chữa mà sao ngài đòi cái giá cao tới mức phi lí
như vậy?”. Nhà khoa học vẫn thủng thẳng: “Tiền công chỉ 1 USD, nhưng tiền chất
xám là 9.999 USD!”. Nghệ sĩ đích thực có khi cũng chỉ cần 5 phút tước đá để làm
ra cái đẹp, còn những kẻ không có “chất xám” thì dù có đập đá suốt đời thì vẫn
chỉ làm ra… đá mà thôi.
Thoạt nhìn cứ
tưởng thi sĩ viết ra những câu thơ có vẻ dễ dàng, dễ tới mức ai cũng có thể
viết được, nhưng sự thật không đơn giản như vậy, bởi:
Trong mỗi một
chiếc lá
Có một bài thơ
rồi
Ai ai cũng biết
“chiếc lá”: xanh khi còn ở trên cây, vàng khi rời khỏi cành và héo khô khi đã
rơi xuống đất. Với đa số, chiếc lá chỉ là chiếc lá với ba màu nhàm chán: xanh –
vàng – nâu xám. Nhưng với thi sĩ thì chiếc lá là cuộc sống, là một vòng đời, là
một số phận… Hãy đọc bài “Lá rụng” của Khái Hưng:
Trời cuối đông, vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn.
Một luồng gió lạnh thổi qua: mấy chiếc lá rụng.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm
tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm
phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên,
không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy
vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái
giây nằm phơi trên mặt đất. có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may
với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một
thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây
bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần
ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có
chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ
xanh mềm mại.
Với thi sĩ,
chiếc lá là một sinh thể đang hoài thai cái đẹp, mà giải mã được cái đẹp ấy
bằng ngôn từ đâu phải là việc dễ dàng? Chiếc lá, trước hết phải là chính nó như
ai ai cũng biết, sau đó mới là “một linh hồn, một tâm tình, một cảm giác” có
thể lay động tâm hồn người đọc:
Còn
anh là thi sĩ
Giải
mã từ mà thôi
Giải mã từ nghĩa là từ trong mớ ngôn từ khổng lồ
hằng ngày, thi sĩ phải chọn lọc, rút tỉa ra được những từ ngữ gọi đúng hồn vía
của “một linh hồn riêng” gần như “độc bản” của chiếc lá. Cũng tức là phải tước
bỏ những từ ngữ thừa (chữ rác) để chỉ còn lại những từ ngữ tất yếu. Công việc
này thì chỉ có thi sĩ đích thực mới làm được, còn người “biết làm thơ” hẳn
nhiên là không thể!
Phải chăng bài
thơ “Vô đề” của Phạm Công Trứ muốn nói tới hai vấn đề sinh tử của sáng tạo nghệ
thuật:
- Thứ nhất,
phải có tố chất đặc biệt quan trọng: Hồn nhiên nhi nhiên!
- Thứ hai, phải
biết vứt bỏ và quên hết để chỉ còn lại một thứ duy nhất: Cái đẹp!
21.1.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét