Nhà văn dịch giả Vũ Công Hoan
“CHƯA ĐẾN MỨC KHÔNG THỂ KHÔNG GIẢI QUYẾT”
Hầu Đức Vân
Vũ Công Hoan dịch
Nhận
điện thoại của anh họ, tôi biết ở nhà quê đã có chuyện. Người thân ở nhà quê có
một ưu điểm chung, không có chuyện gì thì không gọi điện thoại, một khi đã gọi
điện thoại, chắc hẳn đã có chuyện xảy ra.Tôi đã từng hỏi anh họ, không xảy ra
chuyện gì thì không thể gọi điện thoại cho em được sao? Tán vui vài câu cũng được mà!
Anh họ rất ngạc nhiên. Anh bảo không có việc gì gọi điện thoại chẳng phải
phí tiền? Anh còn bảo, anh có phải ngố đâu, bắt anh tiêu tiền oan anh không
làm!
Lần
này, trong điện thoại anh họ nói với tôi như đang xụt xịt khóc, bố anh đã qua đời.
Bố
anh họ chính là bác cả tôi. Bác tôi thọ 90, tuy đã cao tuổi, nhưng thể lực còn
rất khỏe, còn ra đồng làm việc được cơ mà, tại sao nói chết là chết liền?
Tôi
hỏi anh họ:
-
Bác
chết như thế nào?
Anh họ đáp:
-
Treo
cổ tự vẫn.
Tôi giật nảy người.
-
Sao vậy,
rút cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Anh họ nói:
-
Bây giờ kể ra không tiện,tốn tiền,em hãy khẩn trương về nhá!Về nhà anh sẽ nói
cho em nghe.
Nói
xong anh liền bỏ điện thoại.
Với
tốc độ nhanh nhất tôi đã hỏa tốc về quê.
Anh
họ vẫn xụt xịt khóc. Anh kể:
-
Chuyện là thế này, xã nhà mở con đường ô tô, chiếm mất của nhà mình một vườn cây
ăn quả và một thửa ruộng rau, đền bù lại quá ít. Anh lên gặp xã trưởng phản ánh
tình hình. Đầu tiên xã trưởng không gặp anh, sau đó anh bắt đầu réo tổ tông
mình mà chửi, xã trưởng đã gặp anh...
Tôi
ngắt lời anh họ:
-
Xã đền
bù người khác như thế nào?
Anh họ đáp:
-
Không
có nhà nào khác, chỉ có mỗi nhà mình.
-
Ồ, xã
trường bảo thế nào?
- Xã trưởng bảo: Việc của anh ấy mà, việc này,
cứ chờ đấy bàn sau, vẫn còn chưa tới mức không giải quyết không được.
Tôi
hỏi:
-
Thế
nào là “tới mức không giải quyết không được?”
Anh họ đáp:
-
Anh cũng hỏi xã trưởng như thế, hỏi hết lần này đến lần khác, hiển nhiên xã trưởng
không chịu nổi, đã đập bàn hỏi rõ to anh họ tôi:Trong gia đình có người treo cổ
tự tử, là sự thể đã đến mức không giải quyết không được!
Bên
cạnh tôi không có bàn, tôi đành phải đập tay vào mép giường nhà anh họ mà hỏi:
-
Tại
sao xã trưởng lại nói thế?
Anh họ đáp:
-
Người
ta là xã trưởng, muốn nói kiểu nào chẳng được.
Tôi hỏi:
-
Sau
đó thì sao?
Anh họ trả lời:
- Mình về nhà thuật lại với bố lời xã trưởng. Nghe xong bố anh ra khỏi nhà, lượn một vòng vườn cây ăn quả và ruộng rau nhà
mình, về nhà bố sai anh giết gà cho bố ăn.
Anh họ nói:
-
Đời bố
anh thích nhất là ăn thịt gà.
Anh họ còn bảo:
- Bố anh ăn liền một lúc ba con gà. Ăn no đến mức nấc ợ lên, sau đó ra vườn
cây ăn quả thắt cổ tự tử.
Trong
lúc đang nói thì có hai người lạ mặt đi vào. Anh họ nhìn người béo phệ đi trước
bảo tôi:
-
Xã
trưởng đã đến.
Xã trưởng bắt tay
anh họ nói:
-
Xem ra, sự việc đã đến mức không giải quyết không
được.
Anh họ gật đầu, tỏ
vẻ tán thành lời nói của xã trưởng.
Xã trưởng lấy trong
cặp ra hai tờ giấy, nói với anh:
-
Đây là
giấy thỏa thuận bồi thường, cậu xem đi, ký tên vào rồi nhận tiền.
Anh họ không xem
hai tờ giấy, nhìn mặt xã trường hỏi:
-
Trả
bao nhiêu tiền?
Xã trường hỏi lại:
-
Cậu định
lấy bao nhiêu?
Ạnh họ đáp:
-
Năm vạn.
Xã trưởng nói:
-
Ta trả
cậu mười vạn.
Ạnh
họ giật thót một cái, ngay đến giọng nói cũng trở nên run run, anh hỏi, ký tên
chỗ nào?
Xã
trưởng chỉ ngón tay chuối mắn lên tờ giấy, bảo:
-
Chỗ
này.
Lại rút ra tờ giấy
bên dưới bảo:
-
Còn chỗ
này nữa.
Anh họ ký tên. Xã trưởng cất một tờ giấy vào cặp, nhận từ tay người sau
lưng một xấp tiền dầy dầy, bảo anh họ đếm. Đầu môĩ ngón tay của anh họ đều nhảy
múa lung tung, hoàn toàn không nghe anh sai khiến. Anh đành phải để tôi đếm
thay. Tôi đếm đi đếm lại ba lần, đủ số, vừa vặn mười vạn đồng.
Xã trưởng nói với
anh họ:
-
Hai
bên không còn nợ nần gì nhau nhá?
Anh họ đáp:
-
Không
còn nợ nần gì.
Xã trường nói:
-
Vậy
thì chúng ta đi.
Họ đi nhanh thoăn
thoắt, trong nháy mắt đã mất hút.
Nhìn hai người đi
khuất hẳn, anh họ bần thần người hồi lâu.
Rất
nhanh chóng tin tức loang khắp làng. Đủ mọi thứ chuyện. Tôi đã nghe tận tai có
người nói:
-
Này, từ rày trở đi phải đối xử tử tế với người già một chút, đến giờ phút then
chốt sẽ có tác dụng lớn. Những người nghe nói thế ai cũng phụ họa theo, phải đấy
phải đấy.
Làm
xong tang lễ cho bác, tôi chào tạm biệt anh họ ra về. Anh họ vốn vui vẻ tỉnh
táo, đột nhiên chau mày, nỗi lo canh cánh trong lòng, anh nói với tôi, lần sau
nếu gia đình xảy ra việc gì, chắc sẽ đến lượt anh treo cổ tự tử.
Tôi
không ngờ anh họ lại có thể nói thế.Tôi ấm a ấm ức đáp lại một câu:
-
Anh đừng
nói lung tung vớ vẩn.
Anh họ bảo:
-
Sao em bảo anh ăn nói vớ vẩn lung tung? Em tính xem, bố anh đã chết, mẹ anh cũng mất từ lâu. Hiện giờ trong
gia đinh anh là người cao tuổi nhất, anh không đi treo cổ tự tử thì ai treo cổ
tự tử?
Bị nghẹn tắc cổ bởi câu nói của anh họ, tôi không nói nổi một tiếng.
Anh
họ òa khóc hu hu. Vừa khóc anh vừa nói:
-
Em ơi,đến ngày ấy, nhất định em phải về, về đếm tiền thay anh, được không?
Vũ Công Hoan dịch ngày 28 tháng 1 năm 2013
(Theo vi hình tiểu thuyết
Trung Quốc năm 2010)
Đúng là xã hội TQ ! Buồn quá. Không biết có thật không. Đây là truyện, không phải là báo, mong là không phải thế...
Trả lờiXóaỞ đâu thì chính quyền cũng dây dưa giải quyết yêu cầu của dân!
XóaTôi thấy truyện rất sâu sắc. Chỉ khi "chết người" thì chính quyền mới CHỊU giải quyết. Và ông anh họ kia đã chuẩn bị sẵn sàng CHẾT.
Chết được giải quyết còn khả dĩ. Có khi CHẾT mà vẫn oan ức. Đâu phải TQ, VN ta cũng chẳng hiếm, bạn à!
Chính quyền nào xã hội ấy
XóaChính quyền mất dậy
Người dân khốn cùng
Chính quyền Việt Trung
Anh em đồng chí
Tất nhiên đúng lẽ
Là phải giống nhau
Tích ác cho mau
Sẽ cùng xuống hố...