VŨ NHO NÓI TRÊN VOV tivi NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2015
Phát hình trên VOV tivi trong chương trình NGƯỜI YÊU NGHỆ THUẬT lúc
20h ngày 19/5/2015.
Đây
là kịch bản, vì thời lượng, nhà Đài cắt bớt cho tròn 45 phút, một số điều khác
với chuẩn bị và thu hình.
MC: - Xin
được hỏi PGS.TS Vũ Nho, theo nhận định của ông thì thơ ca hôm nay có còn viết
về tình yêu đất nước, ca ngợi Bác Hồ, khi mà đã có những ý kiến cho rằng trong
thời bình rất khó để thể hiện lòng yêu nước qua thơ, cũng như không dễ để viết
về Bác Hồ vì đã có cả một thế hệ đi trước viết rồi?
Theo
ý riêng tôi thì không có cái gọi là DỄ hoặc KHÓ đối với mọi đề tài của thơ ca.
Lúc nào cũng có chuyện DỄ làm và bao giờ cũng có chuyện KHÓ hay. Với đề tài thơ
ca ngợi đất nước và bác Hồ cũng không là ngoại lệ. Nếu nói chiến tranh, lòng
yêu nước dễ thể hiện trong thơ thì về một phương diện là đúng. Vì khi đó cả đất
nước, cả dân tộc đều tập trung cho việc đánh giặc, cứu nước, THƠ được mọi người
hưởng ứng. Người viết có được thuận lợi ở sự quan tâm, ủng hộ của công chúng.
Nhưng đó không phải là tất cả. Tôi lấy ví dụ về nhà thơ lớn của dân tộc là
Nguyễn Trãi. Ông trực tiếp cùng tham gia chống giặc Minh. Nhưng những bài thơ
làm trong thời chiến, làm trong quân doanh không nhiều bằng các bài thơ khác ca
ngợi đất nước, quê hương khi hòa bình xây dựng. Kể từ khi có văn học viết,
chúng ta đã không ngừng viết về tình yêu nước. Con cháu chúng ta cũng sẽ tiếp
tục viết về đề tài vô tận này.
Với
đề tài ca ngợi Bác Hồ cũng thế. Sau khi Bác làm Chủ tịch nước và lãnh đạo nhân
dân kháng chiến, có bao nhiêu bài thơ viết về Bác. Tuy vậy mỗi nhà thơ lại có một tìm tòi và thể hiện
riêng, Tố Hữu có các bài Hồ Chí Minh,
Sáng tháng Năm, Cánh chim không mỏi. Khi Bác mất có Bác ơi, rồi sau có trường ca Theo
chân Bác. Chế Lan Viên có hai bài nổi tiếng Người đi tìm hình của nước và Người
thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi. Xuân Diệu có câu thơ hay được nhắc :
Trên
đầu Bác tóc sương ghi
Chắc
đôi sợi cũng bạc vì chúng con
Nhà
thơ Bảo Định Giang viết :
Tháp
Mười đẹp nhứt bông sen
Việt
Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ
Minh
Huệ có bài Đêm nay Bác không ngủ
Huy
Cận, Nguyễn Đình Thi, Lưu Trong Lư, Hoàng Trung Thông… đều có thơ ca ngợi Bác.
Tuy bé nhỏ, chú bé Trần Đăng Khoa vẫn có
đóng góp riêng khi viết:
Bác
lo bao việc trên đời
Ngày
ngày Bác vẫn mỉm cười với em
Khi
Bác mất, nhà thơ Việt Phương có bài : Muôn
vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương. Đây cũng là một trong các bài
thơ hay khóc Bác. Sau đó nhà thơ Viễn Phương có bài Viếng lăng Bác.
Không chỉ các nhà thơ trong nước ca
ngợi Bác, mà các nhà thơ nước ngoài cũng có nhiều bài ca ngợi Bác. Nhà thơ Cu
ba Phê lich Pita Rô đơ ri ghết ca ngợi :
Hồ Chí Minh, tên người là cả một niềm thơ.
Có thể nói tóm tắt : Cuộc đời của Bác, tên tuổi của Bác, sự
nghiệp của Bác là một nguồn cảm hứng, nguồn
thơ bất tận cho các nhà thơ.
MC:
- Còn với TS
Vũ Nho, người luôn có những nhận định sắc sảo trong thơ ca thì sao ạ. TS có thể
chia sẻ đôi chút cảm nhận về thơ của tác giả Bích Ngư cũng như là những người
viết không chuyên hôm nay?
Trước
khi nói về thơ của Bích Ngư, xin nói về việc làm thơ chuyên và không chuyên.
Nếu nói chính xác thì ở Việt Nam
không có nhà thơ chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Chuyên nghiệp tức là
sống bằng việc làm thơ. Các nhà thơ gọi là chuyên ( chuyên tâm) đều làm một công
việc gì đó để sống, để NUÔI thơ. Tôi cho rằng nghề thơ cũng giống như bóng đá.
Bóng đá phong trào và bóng đá đỉnh cao với các danh thủ. Thơ cũng thế, có thơ
phong trào ( không chuyên) và thơ của các nhà thơ có tên tuổi . Mối quan hệ của
nó là mật thiết và mỗi bên không thể thay thế nhau. Trong lần về Kiến Xương Thái Bình thăm thuyền thơ độc đáo
của anh Phạm Thường Dân, tôi có trao đổi với anh Trần Đức Thái trên Blog của
anh rằng nhà thơ nổi tiếng thành danh, không thay cho các nhà thơ chưa thành
danh. Cũng giống như chúng ta có các Đại
siêu thị, Siêu thị và nhiều cái THỊ ( chợ) hiện đại, nhưng không vì thế mà chợ
quê không họp. Mỗi loại có vị trí riêng trong cuộc sống.
Các
nhà thơ không chuyên làm cho cuộc sống và thi ca phong phú thêm. Bởi vậy mà các
nhà thơ không chuyên không nên ngại ngùng hay mặc cảm. Nhà thơ chuyên, cũng
giống như ca sĩ chuyên nghiệp, họ có công chúng rộng. Nhưng họ không hát thay
được người không chuyên. Tôi tâm đắc với câu thơ của Nguyễn Duy : Là ta ta hát những lời của ta!
Bài thơ của Bích Ngư là của riêng tác
giả, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với cuộc
đời Bác. Tác giả chọn Nguyên Tiêu làm đề tài phải chăng vì Bác có bài Nguyên
Tiêu rất nổi tiếng, thêm nữa, nhiều năm nay, Hội nhà Văn Việt Nam chọn ngày Rằm tháng Giêng ( Nguyên Tiêu) là
ngày thơ Việt Nam ? Nhớ Bác vào ngày đó rất có ý nghĩa. Nhắc đến
Bác, nhắc đến Đất nước, nhắc đến Đảng,
và khẳng định Bác sống mãi:
Muôn năm vẫn mãi với đời
Một
nhân cách, một con người vĩ nhân
Hai
câu kết bài thơ gợi nhớ lại tứ thơ Bác trong bài Nguyên Tiêu. Không phải là
sông Đáy nơi chiến khu Việt Bắc mà là sông Lam quê Bác.
Nếu như không có sự trùng vần, và có
thể thay từ bóng Bác bằng từ lòng Bác thì bài thơ trọn vẹn hơn.
Xin chức mừng tác giả Bích Ngư!
MC:-
Vâng, còn TS
Vũ Nho, TS có thể chia sẻ đôi điều với cây bút không chuyên này không ạ? Và với
thơ ca phong trào hôm nay TS có nghĩ rằng đó là một cách tốt để người viết trải
lòng mình và hướng đến cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.
Bạn có nói đến thơ ca phong trào.Tôi luôn nghĩ
rằng không ai sinh ra đã là nhà thơ. Bằng hoạt động thực tiễn của phong trào,
một số người có tài năng, sự chuyên tâm sẽ thành danh và thành nhà thơ tên
tuổi. Chú bé Trần Đăng Khoa trở thành nhà thơ vì chú cũng hoạt động trong phong trào thiếu nhi làm thơ cả nước bấy giờ như
Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Khánh Chi,…Làm thơ thể hiện tình
yêu cuộc sống, yêu cái thiện và cái đẹp.
Tác
giả Diên Hồng chọn Cảng Nhà Rồng, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước là một lựa
chọn có ý nghĩa. Tôi có cảm tưởng như tác giả đã mơ một giấc mơ Bác Hồ chia kẹo
cho các cháu thiếu nhi rồi Bác cùng các cháu liên hoan hát bài “ Kết đoàn”. Bác
có tấm ảnh cầm đũa chỉ huy dàn nhạc chơi bài Kết đoàn rất đẹp. Ở đây, Bác không
chỉ huy dàn nhạc mà “bắt nhịp” cho các cháu hát.
Có một chi tiết thơ làm bài thơ hơi bị
“xộc xệch”. Ngày ấy là ngày nào? Nếu
ngày Bác ra đi thì Bác không thể chia kẹo cho các cháu. Cả mấy từ “ Ừ! ngày ấy” cần thay bằng, chẳng hạn “ Con thấy” hoặc “Con mơ”. Vì đây là giấc mơ, là tưởng tượng của tác giả cảnh Bác
chia kẹo và cùng hát với các cháu. Làm như vậy, bài thơ sẽ chặt chẽ về cấu tứ.
MC:-
Vâng đó là
những trải lòng của một nhà giáo, một cây bút không chuyên. Thưa TS Vũ Nho,
chắc TS cũng có đôi điều muốn nói cùng nhà giáo Tô Thế với tư cách là một người
làm chuyên môn?
Tôi
rất vui vì gặp nhà giáo Tô Thế, một đồng nghiệp của tôi. Bản thân tôi từng đứng
trên bục giảng 16 năm rồi mới về Bộ làm công tác chỉ đạo. Tôi hiểu những vất vả
và niềm vui của người giáo viên, người chở đò. Thầy giáo có sáng tác, trong con
mắt của học trò bao giờ cũng chiếm được thiện cảm, sự ngưỡng mộ của các em.
Trong một lần lên sóng VOV về chương
trình văn nghệ nhân ngày 20 tháng 11, tôi có dịp nói về thơ viết về thầy giáo
và nhà trường. Nghề giáo không phải là một nghề làm giàu, nhưng nghề giáo là
nghề giàu tình, giàu nghĩa. Những học sinh mà nhà giáo chở đến bến bờ tri thức
họ không bao giờ quên ơn. Cũng giống như mỗi một người không bao giờ, không
được phép quên quê hương. Nghề chở đò
bây giờ trong thời buổi kinh tế thị trường, dòng sông không còn êm ả như xưa.
Không chỉ nắng mưa, rét buốt, oi nồng, mà còn có cả bão giông.
Vinh
hoa phú quý ai còn nhớ
Đây
là lời tâm sự, lời nhắc nhở của một người thầy. Một sự nhắc nhủ cần thiết bởi
vì “chóng quên, dễ quên, hay quên” đó là bản tính con người ở mọi thời đại.
Chẳng thế mà M. Gorki đã nhắc nhở qua hình ảnh trái tim Đanko trong truyện ngắn "Bà lão Idecghin".
Cám ơn nhà giáo Tô Thế!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét